Đặc điểm về văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 39 - 44)

Giáo viên phổ thông là một bộ phậân của trí thức Việt Nam nên cũng có đầy đủ tố chất của người trí thức như: lao động trí tuệ sáng tạo, có tinh thần yêu nước, có ý thức dân tộc cao, cần cù, sáng tạo, thông minh, năng động và nhạy bén với sự phát triển của thời đại.

VHCT là yếu tố rất quan trọng, giúp cho người giáo viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của lịch sử. Trên cơ sở đó, thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. Bên cạnh việc nổ lực phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giáo viên phổ thông cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Một khi có bản lĩnh chính trị vững vàng thì sẽ có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, có khả năng xử lý trước những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động giáo dục. Nếu thiếu bản lĩnh chính trị thì khó có thể trở thành một nhà giáo chân chính. Bản lĩnh chính trị của một giáo viên phổ thông được thể hiện ở :

Trình độ lý luận chính trị

Giáo viên phổ thông là những người trực tiếp thực hiện chiến lược phát triển, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nghành. Nếu không có một trình độ lý luận chính trị nhất định thì giáo viên phổ thông sẽ không thể cụ hóa đường lối giáo dục của Đảng, truyền tải đến học sinh những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở phổ thông. Không được cập nhật với tình hình chính trị luôn phát triển sôi động; không hiểu đúng đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước sẽ cụ thể hóa sai, truyền đạt không đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Trong giáo dục nếu người Thầy truyền đạt sai sẽ dẫn đến cả thế hệ hiểu sai, như vậy hậu quả sẽ khôn lường,

VHCT là một biểu hiện của quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội trong đời sống chính trị. Khi những tri thức văn hóa ăn sâu vào tư tưởng của con người sẽ tạo nên những khuôn mẫu, hành vi nhất định. Quan điểm đánh giá đúng hay sai, tốt hay xấu là sự biểu hiện bên ngoài của khuôn mẫu ấy. Chính những khuôn mẫu và mô hình chính trị được hình thành bởi VHCT như vậy sẽ điều chỉnh hành vi của mỗi người, điều chỉnh hoạt

động của họ trong hoạt động chính trị cho phù hợp với cái tốt, cái đúng của cá nhân và xã hội.

Khi VHCT đạt đến trình độ khá cao thì có thể nhanh chóng phát hiện những lệch lạc trong hành động và sẽ kịp thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vướng mắc, những mâu thuẩn trong xã hội. Ngược lại, nếu thiếu trình độ lý luận chính trị, có thể làm cho những mối quan hệ chính trị - xã hội vốn bình thường có khi trở nên căng thẳng, hoặc có những quan hệ vốn ít căng thẳng lại trở nên nóng bỏng hơn. Do vậy, người giáo viên phổ thông với nhiệm vụ là đào tạo ra những thế hệ lao động động sáng tạo và có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì cần phải có trình độ lý luận chính trị vững vàng.

Khả năng, năng lực nhận thức chính trị

VHCT góp phần đẩy mạnh xã hội hóa chính trị, làm cho mọi công dân quen với hoạt động chính trị. Sự thâm nhập của VHCT vào từng cá nhân sẽ làm nảy sinh trong họ nhu cầu và khả năng tham gia tích cực và chủ động, tự giác vào các quá trình chính trị. Nhờ có nhận thức VHCT mà con người đạt dần tới khả năng sáng tạo và nhạy bén trong chính trị. Con người căn cứ trên những tri thức và kinh nghiệm chính trị đã được tích lũy; kết hợp với sự giác ngộ lý tưởng mang tính khoa học, hình thành nên tư cách chính trị của mình, hướng tới những giá trị tốt đẹp. Chính vì vậy, người giáo viên phổ thông phải có nhận thức chính trị cao, đủ trình độ ở mức cần thiết để có khả năng xử lý được những “tình huống chính trị” nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy.

Giáo dục là phải có tính toàn diện, bên cạnh “dạy chữ”, nâng cao trình độ học vấn, thì điều rất quan trọng là dạy cho học sinh cách học để làm người, xây dựng nhân cách cho học sinh, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, giáo viên THPT phải có nhiệm vụ rất quan trọng là định hướng, hướng dẫn cho suy nghĩ, hành động của học sinh nhằm giúp các em có nhận thức và hành động đúng. Do

vậy khả năng, năng lực nhận thức chính trị là yêu cầu không thể thiếu của người giáo viên THPT.

Thái độ chính trị đúng đắn

Thái độ chính trị là những sắc thái khác nhau thể hiện tình cảm, ý thức chính trị, đó là những cảm xúc, những rung động, lòng nhiệt tình, sự say mê hoặc thờ ơ, lãnh đạm với hoạt động chính trị.

VHCT góp phần nâng cao sự sáng tạo, nhạy bén với cái mới trong chính trị, tăng cường sự mẫn cảm chính trị, khắc phục tình trạng quan liêu, suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Tình cảm chính trị chiếm một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng VHCT, nó góp phần cũng cố lý tưởng chính trị, quan điểm chính trị, làm điểm tựa cho hành động chính trị. Tình cảm chính trị liên quan đến tâm lý chính trị, liên quan đến thái độ đánh giá đối với hệ thống chính trị và hoạt động chính trị. Điều này thể hiện ở tình yêu, sự căm thù, sự ngưỡng mộ hay sự xa lánh, thờ ơ. Nó tham gia vào định hướng cho hành động chính trị của của cá nhân và cộng đồng. Tình cảm chính trị sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nhận thức và hoạt động chính trị. Tình cảm chính trị liên quan chặt chẽ đến niềm tin và sự thuyết phục chính trị.

Niềm tin và sự thuyết phục chính trị cũng là những nhân tố cấu thành VHCT; là cơ sở của hoạt động chính trị, do đó nó luôn là nhiệm vụ trung tâm của tuyên truyền hoạt động chính trị. Niềm tin và sự thuyết phục chính trị thể hiện trình độ nắm vững bản chất các quá trình chính trị diễn ra trong đời sống xã hội; là mức độ tin tưởng một cách vững chắc, có cơ sở khoa học; là khả năng đánh giá và định hướng đúng trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị trong nước và quốc tế. Đó là cơ sở tạo nên ý chí vững chắc trong cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng phi văn hóa và các quan điểm phi khoa học, nhận thức đúng đắn trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc. Đó cũng là mong muốn tham gia vào hoạt

động chính trị trong thực tiễn, đồng thời cũng là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa quan điểm chính trị với hoạt động chính trị thực tiễn.

Năng lực hoạt động chính trị

Có tri thức chính trị, có sự hiểu biết sâu sắc về các quan điểm, tư tưởng, lý thuyết chính trị; có niềm tin, lý tưởng chính trị. Dù có tình cảm, ý thức chính trị đến đâu mà chủ thể chính trị không trang bị được cho mình năng lực, kỹ năng hoạt động chính trị thì không bao giờ người ta đưa ý tưởng, mục tiêu chính trị thành hiện thực được.

Cho nên, đội ngũ giáo viên THPT ngoài năng lực nhận thức chính trị, sự nhạy cảm và niềm tin chính trị, truyền thụ những quan điểm, tư tưởng cho học sinh, còn cần những năng lực thực thi chính trị trong đời sống nói chung và trong công tác giảng dạy của mình nói riêng, để có thể xử lý những tình huống chính trị một cách khôn khéo, kịp thời và tế nhị trong học sinh. Do vậy, không ngừng nâng cao năng lực hoạt động chính trị cho đội ngũ giáo viên THPT là rất cần thiết. Ngoài năng lực nhận thức, nắm bắt và đánh giá tình hình chính trị, giáo viên THPT còn phải trang bị cho mình năng lực chính trị trong xử lý các tình huống chính trị cùng với các tổ chức trong nhà trường như: Đảng bộ, chi bộ, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, công đoàn, nhằm lên kế hoạch để tổ chức, triển khai các nhiệm vị chính trị, thực hiện mục tiêu chính trị của cá nhân, nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, để đảm bảo tính định hướng XHCN của giáo dục THPT, kết hợp một cách hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong giáo dục, đáp ứng với yêu cầu của nền giáo dục nước nhà trong tình hình mới.

VHCT góp phần định hướng phẩm hạnh của con người vào các giá trị lý tưởng đã chọn. Với trình độ VHCT cao, với niềm tin sâu sắc trên cơ sở khoa học vào lý tưởng chính trị đã lựa chọn, người ta sẽ không ngần ngại vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn tới lý tưởng cao đẹp.

Sự khủng hoảng của CNXH hiện thực ở Liên Xô và đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đất nước đã lâm vào khủng hoảng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kẻ thù của CNXH tiếp tục tấn công, nhất là nhằm vào đội ngũ trí thức, hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” ở nước ta. Ngày nay, khi tình hình trong nước nảy sinh nhiều vấn đề như: hiện tượng suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự kích động, xúi dục của các thế lực bên ngoài với “âm mưu diễn biến hòa bình”, hay sự gây hấn, lấn chiếm biển, đảo ngang ngược của Trung Quốc thời gian gần đây. Thế nhưng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THPT công lập ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vẫn không dao động về tư tưởng, giữ vững được phẩm chất nhà giáo và có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững định hướng XHCN của nền giáo dục nước nhà.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 39 - 44)