Yêu cầu về văn hóa chính trị đối với giáo viên Trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 44 - 49)

thông hiện nay

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đã và đang thu được những thắng lợi đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có được những thành tựu đó là nhờ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã được toàn xã hội hưởng ứng và thực hiện. Trong đó phải kể tới công lao to lớn của đội ngữ trí thức trong đó có giáo viên THPT.

Hiện nay, khi tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, kẻ thù đang tập trung mũi nhọn chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta. Bởi vậy, nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ giáo viên THPT sẽ góp phần quan trong trong việc giữ vững sự ổn định chính trị và tính định hướng XHCN của nền giáo dục nước nhà.

Có thể khái quát một số yêu cầu cơ bản về VHCT của giáo viên THPT trong sự nghiệp đổi mới như sau:

Một là: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhân cách và lối sống trong sáng

Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên yêu cầu phải có đối với người giáo viên THPT. Phẩm chất chính trị của nhà giáo được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Người cho rằng: “…Có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng” [32; 492]. Người phê phán tư tưởng “bàng quan” chính trị của đội ngũ giáo viên và nêu rõ “nếu thầy giáo, cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt” [32;492].

Bản lĩnh chính trị được thể hiện ở trình độ lý luận chính trị, khả năng nhận thức chính trị, tình cảm và niềm tin chính trị, trình độ hoạt động chính trị. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, từ đó sẽ có khả năng xử lý những “tình huống chính trị” nảy sinh trong hoạt động thực tiễn. Với người giáo viên, điều quan trọng không chỉ có nhận thức chính trị đúng, mà còn phải có khả năng xử lý được những tình huống chính trị và truyền tải đến học sinh, xây dựng cho thế hệ trẻ niềm tin vào chế độ mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn và đang xây dựng. Học sinh THPT là lứa tuổi rất nhạy cảm với sự biến động chính trị - xã hội, nhưng lại chưa xác định được nên hiểu như thế nào cho đúng, vì vậy việc định hướng nhận thức chính trị là rất cần thiết

Thực tế trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường trong thời gian qua đã có một số cán bộ, đảng viên trong đó có đội ngũ giáo viên THPT đã đôi lúc có sự dao động, hay chưa thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống. Để xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là người “thầy” được xã hội tôn kính và đảm nhận trọng trách nặng nề - thay Đảng rèn người thì toàn thể cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị.

Hai là: Có bản lĩnh khoa học - điều đó được thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tư duy khoa học

Mỗi hành động của người giáo viên trong quan hệ chính trị - xã hội đều phải được cân nhắc trên cơ sở những tri thức cơ bản, biết vận dụng tri trức và hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống, vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan của xã hội, phát huy tư duy sáng tạo vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Để có được bản lĩnh khoa học yếu tố quan trọng là sự nổ lực của bản thân, sự tự phấn đấu nâng cao năng lực sáng tạo hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Năng lực sáng tạo, tiềm năng trí tuệ của người giáo viên được thể hiện qua mỗi tiết lên lớp, chất lượng và hiệu quả của các công trình khoa học, khả năng xử lý tình huống trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Ngoài ra nhu cầu đó còn được thể hiện ở năng lực khám phá cái mới và ở cả “sản phẩm” của người thầy - đó là những học sinh giỏi.

Ba là: có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực sư phạm

Phương pháp sư phạm là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình dạy học. Đó chính là khả năng truyền thụ tri thức cho học sinh. Trong thực tế có nhiều giáo viên có chuyên môn giỏi nhưng năng lực sư phạm yếu nên học sinh khó hiểu và không thích học. Ngược lại nếu giáo viên nào có phương pháp sư phạm hay sẽ gây hứng thú cho học sinh và làm cho học sinh rất yêu thích. Như vậy, trong dạy học không có một phương pháp nào là vạn năng mà người giáo viên muốn có phương pháp sư phạm hay thì vừa phải dựa trên cơ sở những dữ liệu khoa học (sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng), vừa phải dựa vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đối tượng cụ thể mà thay đổi, kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại để bổ sung cách dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tránh rập khuôn, máy móc, cứng nhắc và áp đặt cho

học sinh, nếu như thế hiệu quả giảng dạy sẽ rất thấp, học sinh sẽ cảm thấy áp lực và nhàm chán. Đối với người giáo viên có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt, nhạy bén, sáng tạo, đáp ứng với yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội - thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải làm như thế nào để có sức cuốn hút, thuyết phục, động viên học sinh trong mỗi giờ lên lớp, cũng như phải có “uy quyền” đối với người học - tức là phải có năng lực sư phạm.

Lao động của nhà giáo là loại lao động đặc biệt bao gồm sự tổng hợp cả về nhân cách, trí tuệ và tâm hồn của người giáo viên. Tác động lớn nhất, sâu sắc nhất đến người học chính là sự tổng hòa, sự thăng hoa nhiều mặt của trí tuệ, trong đó có phương pháp sư phạm của người thầy giáo. Hiệu quả của giáo dục khó có thể đo lường ngay tức khắc, nhưng tác động của nó lại rất bền lâu. Do vậy, phương pháp làm việc khoa học, có năng lực sư phạm là một trong những tiêu chí để xác định người giáo viên giỏi đáp ứng được với yêu cầu phát triển của đất nước.

Bốn là: Có tình cảm, tâm huyết với nghề

Trong hoạt động giáo dục, muốn trở thành người lao động giỏi, cống hiến được nhiều cho xã hội, thì trước hết người giáo viên phải yêu nghề, tâm huyết với nghề. Đối nghề giáo viên được xem là một nghề cao quý thì càng yêu người bao nhiêu, lại càng phải yêu nghề bấy nhiêu. Giáo viên là người trực tiếp gợi mở, đặt những dấu ấn trong tâm hồn lớp trẻ về tình yêu Tổ Quốc, yêu CNXH, tình yêu quê hương, yêu gia đình, biết sống vì cộng đồng. Khi có tình cảm chính trị cao, thái độ chính trị đúng đắn thì trong hoạt động nghề nghiệp sẽ có tâm huyêt với nghề. Lòng yêu nghề sẽ tạo nên động lực rất lớn cho hoạt động sáng tạo và sự phấnm đấu vươn lên của mỗi người giáo viên THPT.

Tât cả những yêu cầu tổng hợp nêu trên chính là VHCT của đội ngũ giáo viên THPT, đó cũng chính là những đặc điểm và yêu cầu riêng về VHCT đối với đội ngũ trí thức giáo dục THPT ở nước ta hiện nay.

Kết luận chương 1

VHCT là một phạm trù của chính trị học, nó xuất hiện từ lâu trong khoa học chính trị quốc tế nhưng lại mới mẻ ở Việt Nam. Ra đời trong quá trình nghiên cứu so sánh các hệ thống chính trị, khái niệm VHCT đã có tác động lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị học.

Trên cơ sở xác định quan niệm chung về bản chất, cấu trúc, đặc điểm, chức năng của VHCT. Chúng ta đã thấy được vai trò và vị trí quan trọng của VHCT trong đời sống chính trị nói chung, trong các nhà hoạt động chính trị nói riêng, đặc biệt là trong đội ngũ giáo viên THPT là một bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam, có hoạt động đặc thù, với những đặc điểm cơ bản về VHCT của họ. Từ đó đội ngũ giáo viên THPT cần phải làm gì để nâng cao VHCT đáp ứng được với yêu cầu của nền giáo dục nước nhà, tỉnh nhà trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w