Nâng cao năng lực hoạt động chính trị trcho đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trên cả hai phương

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 95 - 99)

Trung học phổ thông ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trên cả hai phương diện: hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

VHCT là biểu hiện quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội trong đời sống chính trị. Khi những tri thức văn hóa ăn sâu vào tư tưởng của con người sẽ tạo nên khuôn mẫu hành vi và biểu hiện ra bên ngoài của khuôn mẫu đó là những quan điểm đánh giá đúng - sai, tốt –- xấu, tiến bộ - lạc hậu, v.v…

Chính trị là một trong những lĩnh vực họat động cơ bản của con người trong xã hội, là lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khó học vừa là nghệ thuật.

Để hoạt động chính trị có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới, người giáo viên THPT cần được nâng cao năng lực hoạt động chính trị trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn. Đó chính là điều kiện để người thầy phát huy cao độ mọi tiền năng, trí tuệ, phẩm chất của mình, tăng tính chủ động, tích cực trong việc thực hiện mục tiêu chính trị của trường, của nghành, cũng có nghĩa là nâng cao VHCT.

Lịch sử đã chứng minh sự thành - bại, thịnh suy của một dân tộc, một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc có giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy và sử dụng tốt đội ngũ trí thức hay không.

Để thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng: “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu”, hàng loạt các vấn đề đặt ra đối với nền giáo dục nước ta. Thí dụ làm thế nào để thanh niên Việt Nam trong tương lai có đủ sức để đáp ứng yêu cầu hết sức nặng nề nhưng đầy vẻ vang mà đất nước đang đặt lên vai họ? Làm thế nào để họ có nhận thức đúng và hành động đúng trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để họ có thể vững vàng trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch? Làm thế nào để họ thể hiện được lòng yêu nước đúng cách? Từ đó có thể suy ra tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo học sinh THPT về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và phát triển năng lực tư duy lý luận trong họ.

Đó cũng chính là những vấn đề đặt ra cho việc nâng cao VHCT ở người giáo viên THPT - người cán bộ thay Đảng rèn người, tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước. Để có VHCT tốt, người cán bộ giáo viên THPT cần tự trang bị hiểu biết để có đủ khả năng tự thấm nhuần và lý giải được những câu hỏi đặt ra. Hoạt động lý luận của người giáo viên THPT là giải thích, tuyên truyền những vấn đề thuộc lĩnh vực lý luận bằng việc đi sâu vào giải thích bản chất các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin của con người để đi đến hành động đúng.

Nhiệm vụ của hoạt động lý luận chính trị của người giáo viên THPT là thông qua các công cụ và phương tiện để truyền bá những kiến thức phong phú của đời sống xã hội, những đánh giá về các hiện tượng và xu thế phát triển của xã hội, đồng thời đưa ra những dự báo cho tương lai, trên cơ sở đó góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn, nhân sinh quan cộng sản, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nhiệt tình cách mạng, tinh thần tích cực, tự giác và ý thức quan tâm đến các vấn đề chính trị ở địa phương, trong nước hay trên thế giới của học sinh.

Vì vậy việc nâng cao năng lực hoạt động tư duy lý luận là cần thiết, bởi tư duy lý luận là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực, sáng tạo về khách thể. Năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nhận thức thế giới và bản chất con người, đảm bảo cho hành động sáng tạo của chủ thể.

Khi năng lực tư duy lý luận chính trị chính xác, khoa học sẽ giúp cho người giáo viên nâng cao năng lực năng lực chính trị trên phương diện hoạt động thực tiễn - đó là cách giải quyết, ứng xử kịp thời, có khả năng xử lý nhạy bén trước các tình huống phức tạp, tế nhị khác nhau.

Những tình huống chính trị xảy ra thì có rất nhiều nguyên nhân, có thể có tình huống nảy sinh trong lĩnh vực chính trị; song cũng có thể có những tình huống chính trị nảy sinh từ các lĩnh vực khác như: nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng, có thể dẫn đến bất ổn về chính trị. Hoặc những vấn đề dân tộc, tôn giáo, nếu không có giải pháp đúng cũng có thể dẫn đến xung đột về chính trị. Tình huống chính trị cũng có thể nảy sinh từ lĩnh vực tư tưởng xã hội. Khi chúng ta coi nhẹ công tác giáo dục tư tưởng, chệch hướng hoặc mất định hướng về chính trị sẽ trở thành cơ hội cho tư tưởng đối lập lan truyền trong đời sống xã hội, gây bất ổn định về tư tưởng và có thể dẫn tới các tình huống chính trị.

Giải quyết, ứng xử hay xử lý kịp thời các tình huống đòi hỏi người hoạt động chính trị phải nhận thức đúng, nghĩa là phải có tư duy lý luận chính xác, và có phương pháp tiếp cận đúng, nắm vững nguyên tắc, quy trình, giải pháp và kỹ năng xử lý phù hợp với những tình huống cụ thể.

Năng lực chính trị trong phương diện hoạt động thực tiễn còn thể hiện là có khả năng chủ động, phòng ngừa để không xảy ra “tình huống chính trị” gây tổn hại đến đời sống xã hội.

Trong giáo dục - đào tạo, người giáo viên có năng lực chính trị trong hoạt động thực tiễn thì mới có khả năng xử lý được những “tình huống chính

trị” nảy sinh trong hoạt động giáo dục. Muốn vậy, bản thân từng người cán bộ giáo viên phải luôn cụ thể hóa những tư tưởng lý thuyết thành những chương trình chính trị trước mắt và giải pháp thực tiễn. Gắn lý luận với thực tiễn, cụ thể hóa những kiến thức học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày như: tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề hàng tuần, hàng tháng để các em học sinh tự làm chủ và nói lên suy nghĩ của mình cũng như nhìn nhận, đánh giá các vấn đề theo nhận thức của mình, qua đó nhằm giáo dục kỹ năng cho các em.

Do vậy nâng cao năng lực chính trị từ cả hai phương diện hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn trong đội ngũ giáo viên THPT để đội ngũ này có nhận thức chính trị cao, tư duy lý luận sâu sắc, đủ trình độ ở mức cần thiết để có khả năng xử lý được những tình huống chính trị trong giới hạn cho phép.

Giáo dục trung học phổ thông là hoạt động có tính toàn diện, bên cạnh việc dạy chữ thì cần phải chú trọng đến dạy làm người, giúp các em xây dựng nhân cách của lớp người lao động mới. Vì vậy người giáo viên THPT bên cạnh nâng cao trình độ học vấn thì điều quan trọng là giáo dục cho các em có một nhân cách tốt, có thái độ chính trị đúng đắn, có niềm tin và tình yêu đối với quê hương, đất nước mình.

Hiện nay cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, cách mạng thông tin phát triển mạnh, học sinh THPT đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hóa. Sự nhạy cảm cũng như sở thích luôn hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó.

Nếu không có tri thức chính trị, năng lực tư duy lý luận, sự nhạy cảm chính trị và không có tình cảm, niềm tin chính trị thì không thể xử lý được những tình huống chính trị một cách khôn khéo, kịp thời và tế nhị trong học sinh.

Do đó, không ngừng nâng cao tính tích cực chính trị trong đội ngũ giáo viên THPT công lập ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là rất cần thiết. Năng lực chính trị được nâng cao chính là nâng cao VHCT trong họ - đảm bảo được tính định hướng XHCN của giáo dục THPT, kết hợp một cách hài hòa giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong giao dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w