Khái quát về các trường Trung học phổ thông công lập ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 49 - 60)

viên Trung học phổ thông công lập ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

2.1.1. Khái quát về các trường Trung học phổ thông công lập ởhuyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.1. Khái quát đặc điểm Huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Cẩm Xuyên nằm về phía Đông của tỉnh Hà Tĩnh. Phía Nam của huyện giáp huyện Kỳ Anh, phía Bắc giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía Tây giáp huyện Hương Khê và một phần tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 25 xã và 02 thị trấn. Diện tích tự nhiên 63.554,37 ha; Trong đó đất nông nghiệp chiếm 12.985,53ha.

Dân số trong huyện có: 149.518 người với 38.455 hộ bao gồm 12.921 người sống ở khu vực đô thị chiếm 8,64% và 136.597 người sống ở khu vực nông thôn chiếm 9,36%. Mật độ trung bình: 239 người/km2. Dân số vùng giáo: 14.068 người chiếm 9,4%. Số người trong độ tuổi lao động có 68.765 người chiếm 45,99%, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,27% còn lại 23,73% là lao động tham gia các lĩnh vực khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/ người/ năm, thu ngân sách đạt 107 tỷ đồng, vượt 103% kế hoạch. Đây là những con số hết sức

ấn tượng và tự hào, từ thị trấn cho đến các vùng nông thôn đã bừng lên những gam màu tươi mới, đặc biệt là những chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của toàn thể nhân dân, thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó chúng ta hết sức tự hào xã Cẩm Bình đã về đích nông thôn mới trước 2 năm và là một trong 7 xã đầu tiên của cả tỉnh về đích nông thôn mới trong năm 2013.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A đi qua 13 xã và 1 thị trấn với chiều dài 25Km, 5 xã vùng ven biển với chiều dài 18Km, trong đó có bãi biển Thiên Cầm là khu nghỉ mát đang được quy hoạch thành khu du lịch Quốc gia có diện tích 1570ha, trong đó có 2 khách sạn được xếp hạng 3 sao, có nhiều phòng nghỉ đủ điều kiện đón khách Quốc tế.

Là huyện có nhiều công trình thuỷ lợi lớn như: Hồ Kẽ Gỗ 340 triệu M3 nước, Hồ Sông Rác 110 triệu m3 nước, Hồ Thượng tuy và và nhiều hồ đập nhỏ khác; có 4 con sông chính gồm: Sông ngàn Mọ, sông Rác, Sông Gia Hội và Sông Quèn.

Huyện cẩm xuyên có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của cả tỉnh. Đó là vị trí cầu nối giữa hai trung tâm kinh tế quan trọng nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay: Thành phố Hà Tĩnh - Cảng Vũng Áng.

Cẩm Xuyên, là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây đã sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ truyền thống cách mạng của quê hương. Thời nào Cẩm Xuyên cũng có những người con ưu tú như Đô đốc Dương Văn Tào, Dương Văn Phong, Nguyễn Khắc Trọng, Thượng Tướng Nguyễn Biên danh tiếng lừng lẫy, những nhà cộng sản lỗi lạc như: đồng chí Tổng Bí thư Hà Huy Tập, bí thư huyện uỷ đầu tiên Nguyễn Đình Liễn. Đảng bộ Cẩm Xuyên là một trong những Đảng bộ thành lập sớm nhất trong cả nước. Từ khi Đảng bộ được thành lập đã trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, cùng với phong trào cách mạng ở các huyện Can

Lộc, Thanh Chương, Hưng Nguyên, làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cẩm Xuyên là huyện giành chính quyền sớm nhất. Kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Cẩm Xuyên đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực, vượt qua mọi khó khăn thách thức giành nhiều thắng lợi to lớn trong chiến đấu và xây dựng quê hương.

Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc với truyền thống "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", Cẩm Xuyên đã động viên hàng vạn người con quê hương ra trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu và bảo vệ quê hương đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện nhà, 19/27 xã, thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Thực hiện công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXX (Nhiệm kỳ 2010 - 2015). Đảng bộ và nhân dân Cẩm Xuyên đã chung sức, đồng lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Trong lĩnh vực giáo dục Cẩm Xuyên là huyện luôn ở tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục. Những năm qua, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giáo dục huyện nhà đã triển khai và duy trì tốt nhiều phong trào thi đua, tổ chức nhiều cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực như cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “hai tốt”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đã tạo dựng được tinh thần mới và ý thức phấn đấu cao trong mỗi cán bộ giáo viên và học sinh toàn huyện. Bên cạnh việc nâng cấp về cơ sở vật chất và các trang thiết bị, ngành tập trung chỉ đạo các nhà trường luôn tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ. Hiện toàn ngành có gần 2300 cán bộ,

giáo viên, công nhân viên, trong đó có 2000 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Phong trào tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ nhà giáo được đẩy mạnh và trở thành phong trào thi đua sôi nổi ở các nhà trường. Có nhiều đề tài nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm đã được báo cáo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vừa qua, ngành có 19 giáo viên tham gia và đã có 17 giáo viên được công nhận. Với sự đầu tư về cảnh quan trường lớp và nâng cao chất lượng đội ngũ, theo đó chất lượng giáo dục toàn diện cũng từng bước được nâng cao. Năm học 2013 - 2014, ngành có 1680 em học sinh giỏi huyện, 96 em học sinh giỏi tỉnh trên các lĩnh vực văn hoá, thể thao.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, lại được thừa hưởng truyền thống văn hóa từ lâu đời. Tự hào là quê hương của cố tổng bí thư Hà Huy Tập, là quê hương của cái nôi cách mạng sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc như: Phan Đình Giót - người anh hùng đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Con người Cẩm Xuyên từ bao đời nay đã không ngừng phấn đấu, chịu thương, chịu khó, cần cù sáng tạo trong lao động, sống có nghĩa tình và đặc biệt là chịu khó học tập để vươn lên thành tài, làm rạng danh cho quê hương. Mặc dù là một huyện có phần lớn dân cư làm nông nghiệp nhưng điều kiện kinh tế của huyện rất khá, trình độ dân trí khá cao so với toàn tỉnh.

Những điều kiện thuận lợi này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức chính trị, niềm tin chính trị và góp phần nâng cao VHCT cho đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.1.2. Đặc điểm các trường THPT công lập ở huyện Cẩm Xuyên- tỉnh Hà Tĩnh

Đặc điểm các trường THPT công lập ở huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Toàn huyện Cẩm Xuyên có 04 trường THPT công lập, đó là trường THPT Cẩm Xuyên, trường THPT Cẩm Bình, Trường THPT Hà Huy Tập và

trường THPT Nguyễn Đình Liễn. Mặc dù điều kiện (vị trí, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh) của các trường không giống nhau nhưng cùng chung một mục đích là nhằm đưa nền giáo dục của huyện nhà phát triển đi lên đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trong suốt quá trình hình thành và phát triển các trường THPT ở huyện Cẩm Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu, đưa giáo dục huyện Cẩm Xuyên trở thành một địa chỉ đỏ đáng tin cậy cho phụ huynh và học sinh.

Trường THPT Cẩm Xuyên

Được thành lập từ năm 1962, khi cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc đang đi vào giai đoạn ác liệt. Lịch sử phát triển của trường THPT Cẩm Xuyên đã hơn 50 phát triển, đã biết bao thế hệ học sinh trên quê hương Hà Tĩnh trưởng thành, có mặt khắp mọi miền đất nước góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trưởng thành giữa cái ác liệt của chiến tranh, lớn lên trong cái nghèo khó của quê hương và tồn tại giữa cái nghiệt ngã của muôn vàn thử thách, nhưng trường THPT Cẩm Xuyên đã tìm cho mình những bước đi phù hợp trên con đường phát triển giáo dục, do đó đã vượt qua mọi trở lực vươn lên dành nhiều thắng lợi. Với lợi thế của hai Thị trấn Cẩm Xuyên và Thị trấn Thiên Cầm, nhận thức của người dân và học sinh nơi đây so với các vùng khác có nhiều tiến bộ. Sức ép tuyển sinh hàng năm của nhà trường rất lớn, tỉ lệ tuyển sinh cao nhất là 42 %. Chất lượng đầu vào so với mặt bằng chung là tương đối. Tổng số học sinh là 1998 em với 45 lớp. Từ thực tiễn của mình, nhà trường đã xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm vẫn là dạy và học, chất lượng giáo dục vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Thời gian qua, tuy bước đầu có khó khăn về đội ngũ, nhưng nhờ có nhiều giải pháp đồng bộ của nhà trường cùng với sự nỗ lực phấn đấu của từng cá nhân, nên gần đây năng lực chuyên môn của giáo viên trẻ được nâng lên rõ rệt, lực lượng giáo viên trẻ phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp ngày càng nhiều. Tổng số cán bộ

giáo viên của nhà trường là 107, trong đó có 98 giáo viên đứng lớp, 09 giáo viên có bằng Thạc sĩ, 2 giáo viên đang được cử đi học Cao học. Năm vừa qua có 11 giáo viên giỏi tỉnh. 75/107 giáo viên đang sinh hoạt trong Chi đoàn giáo viên. Có 52 đảng viên, đồng hành với các giáo viên kì cựu là đội ngũ giáo viên trẻ, kế tiếp đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn.

Các thế hệ học sinh của trường đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của mình, học tập rèn luyện tốt ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Ngoài chất lượng văn hóa, việc giáo dục đạo đức học sinh cũng được chú ý tăng cường. Các hoạt động giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống được coi trọng. Bằng nhiều hình thức phù hợp, hoạt động các đoàn thể đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Làm tốt được điều này là do nhà trường đã kết hợp nhuần nhuyễn ba môi trường giáo dục.

Hưởng ứng cuộc vận động hai không: ''Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'', nhà trường đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong suốt thời gian qua với quan điểm ''Để chống tiêu cực thì phải chăm lo chất lượng giáo dục''.

Tự hào với truyền thống của trường, thầy trò quyết tâm phấn đấu dạy tốt, học tốt đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.ư

Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN

(Tính đến ngày 20/06/2014)

TT Tên trường Tổng số

Trình độ đào tạo Chia theo độ tuổilĩnh vực

Đảng viên Phụnữ Chuyên môn Chính trị Dưới 30 đến 50Từ 30 Trên 50 đến 60 Trên tuổi nghỉ hưu Tiễn sỹS Thạ c sỹS Đại họcH Cao đẳng Đ Trun g họcT C

Còn lại Caocấp cấpTC Trung

1 THPT Cẩm Xuyên 107 9 94 4 2 16 84 7 52 61

Tổng số 107 9 94 4 2 16 84 7 52 61

Trường THPT Cẩm Bình

Nếu ai đó một lần xuôi Nam hay về Bắc nếu đi qua mảnh đất Hà Tĩnh sẽ rất ấn tượng bởi một mảnh đất vốn có nhiều truyền thống văn hóa, cách mạng và truyền thống hiếu học. Từ thành phố Hà Tĩnh đi ngược về phía Nam khoảng 6 km bạn sẽ bắt gặp một vùng quê yên bình đang trỗi dậy phát triển trong nền kinh tế thị trường đó là miền đất học anh hùng Cẩm Bình

Ngôi trường THPT cái nôi của giáo dục Cẩm Bình đang từng ngày phát triển và khởi sắc đáp ứng ngày càng cao công cuộc đổi mới đất nước. Được thành lập năm 1971 vốn tiền thân là trường ba cấp Cẩm Bình, kể từ khi thành lập đến năm 1993 trường THPT Cẩm Bình chuyển về địa điểm mới thuận tiện cho công tác giáo dục, học tập và đi lại của giáo viên và học sinh. Với sự phát triển nhanh chóng về cơ sở vật chất và quy mô trường lớp trường THPT Cẩm Bình thực sự trở thành người anh cả trong nền giáo dục Hà Tĩnh. Tổng số lớp trong trường là 44 với 1970 học sinh và 109 cán bộ giáo viên, trong đó có 08 giáo viên có trình độ thạc sỹ, có 56 đảng viên, 01 giáo viên có trình độ cao cấp về chính trị, có 04 giáo viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp, số giáo viên trong độ tuổi từ 30 đến 50 là 87 giáo viên. Trong những năm gần đây trường THPT Cẩm Bình phát triển không ngừng là địa chỉ tin cậy của các thế hệ học sinh, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng, có nhiều em là thủ khoa của các trường Đại học lớn trong nước.

Bảng 2.2: SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH

(Tính đến ngày 20/06/2014)

TT Tên trường Tổng số

Trình độ đào tạo Chia theo độ tuổilĩnh vực Đảng viên Phụnữ Chuyên môn Chính trị Dưới 30 đến 50 Từ 30 Trên 50 đến 60 Trên tuổi nghỉ hưu TS ThS ĐH CĐ TC Còn lại Caocấp TC 1 THPT Cẩm Bình 109 8 94 7 1 13 87 2 56 79

Trường THPT Hà Huy Tập

Trường THPT mang tên Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được thành lập đến nay là 15 năm. Sự ra đời của Nhà trường đã đáp ứng khát vọng, ước ao của miền quê hiếu học, thể hiện sự quan tâm, quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền, một sự kiện lớn trong đời sống chính trị, văn hoá của huyện Cẩm Xuyên. Với sự quyết tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể của cấp uỷ, chính quyền Huyện thực sự phù hợp và đã mang lại hiệu quả. Sau 4 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập, ngày 5 tháng 9 năm 2000 Trường THPT Hà Huy Tập đã long trọng tổ chức khai giảng năm học đầu tiên.

Ngày đầu thành lập, trường có 4 lớp gồm 221 học sinh và một đội ngũ 13 cán bộ, giáo viên. Sau 15 năm, cơ sở vật chất Nhà trường đã được đầu tư khang trang, hiện đại. Sự tiến bộ về cơ sở vật chất đã tạo tiền đề cho phát triển số lượng học sinh cùng với các hoạt động chuyên môn. Từ năm đầu chỉ có 4 lớp đến năm học 2013- 2014 trường đã có 38 lớp. Có 96 cán bộ giáo, trong đó có 04 giáo viên có trình độ thạc, có 43 đảng viên. Sau 15 năm trường đã đào tạo được 14 khoá đã tốt nghiệp ra trường, hàng ngàn em đậu vào các trường ĐH, CĐ trên cả nước. 4 học sinh vinh dự được đi du học ở các nước danh tiếng trên thế giới. 319 giải học sinh giỏi tỉnh, 2 giáo viên giỏi tỉnh, 61 giáo viên giỏi cấp trường, 02 giáo viên Thư viện giỏi cấp Quốc gia (năm 2007 và 2014), 04 đề tài khoa học đạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo khoa học tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w