Tính đặc thù nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 34 - 39)

Theo từ điển tiếng việt giáo viên là “Những người làm nghề dạy học” [57; 516]. Nếu hiểu như vậy thì đất nước ta là đất nước của nghề dạy học, vì ở nước ta cứ hễ biết chữ là có thể đi dạy học, điều này thường thấy và rất phổ biến ở nước ta ở thời kỳ sau cách mạng Tháng Tám 1945. Với quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, đã làm thầy giáo là được tất cả mọi người kính trọng. Sau cách mạng tháng Tám, nền giáo dục của nước Việt Nam ra đời. Nền giáo dục đòi hỏi có đội ngũ thầy giáo đáp ứng được nhiệm vụ giệt giặc

dốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch “chống nạn mù chữ”.Vì vậy, người chưa biết chữ phải coi học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, người biết chữ phải có nghĩa vụ dạy cho người chưa biết chữ. Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là xóa nạn mù chữ cho toàn dân, Nha Bình dân học vụ đã cấp tốc được thành lập. Thực hiện chủ trương của Bác Hồ, người thầy giáo trong giai đoạn này là những người làm công tác xóa mù chữ cho nhân dân để từng bước nâng cao dân trí phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếp đến nền giáo dục tiến dần từ mục tiêu nâng cao dân trí là chủ yếu sang mục tiêu đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước. Người thầy giáo giai đoạn này không chỉ đơn thuần là ngườiươig biết chữ đi dạy cho người không biết chữ mà phải là một đội ngũ những người có trình độ, có năng lực, có phương pháp sư phạm, tiến hành dạy học trong một tổ chức chặt chẽ theo một chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Vì vậy, để làm rõ hơn khái niệm giáo viên là “Những người làm ngề dạy học” đồng thời quy định địa vị pháp lý của giáo viên, tại điều 70 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về giáo viên: “Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” [42; 21]. Nhà giáo phải có có những tiêu chuẩn: “Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thôong, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên” [42; 21].

Về đội ngũ giáo viên, thuật ngữ “đội ngũ” được hiều chung nhất là tập hợp một số đông người cùng đặc điểm, chức năng hoặc nghề nghiệp, được tổ chức thành một lực lượng xã hội. Do đó, đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học hay tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy,

giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, được tổ chức thành lực lượng và hoạt động theo mục đích của nghành giáo dục đề ra.

Trung học phổ thông là một bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa cấp tiểu học, trung học cơ sở với bậc đại học. Đây là cấp học làm cho hệ thống giáo dục - đào tạo mạng tính chỉnh thể, hệ thống và liên thông.

Tại điều 28 Luật giáo dục năm 2005 đã quy định: “ Giáo dục phổ thông phải cũng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông,…” [42; 7]

Như vậy, Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là giai đoạn làm cơ sở để xác định chất lượng, hiệu quả của giáo dục đại học sau này. Từ cấp học này sẽ đào tạo được lực lượng có trình độ học vấn, có điều kiện học hỏi để nâng cao tay nghề và cũng là cơ sở để lựa chọn và đào tạo đội ngũ trí thức cho đất nước.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo về Tổ quốc [42; 15].

Lực lượng chủ chốt góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của giáo dục Trung học phổ thông chính là đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông làm công tác giảng dạy cho các em lớp 10, 11, 12.

Đội ngũ giáo viên THPT chính là đội ngũ trí trức giáo dục phổ thông - bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam. Đảng ta đã coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nhờ đó nước ta đã có một đội ngũ trí thức khá mạnh, trung thành với đất nước và đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong nhiều thập kỷ qua. Trong thời đại cách mạng tri thức và cách mạng

thông tin hiện nay nếu không có môt đội ngũ trí thức đông và mạnh đủ khả năng nắm bắt, vận dụng tri thức mới của thời đại đang bùng nổ và sáng tạo tri thức mới thì không thể hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức được.

Thông thường người ta dùng cụm từ “đội ngũ trí thức” để chỉ tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, chuyên gia, tức là những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao, lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn, làm ra của cải, phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã hội.

Có rất nhiều định nghĩa về trí thức. Chẳng hạn, theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2001) thì: “Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức nói chung thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tương cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay” [53; 365].

Đặc điểm của trí thức không chỉ là có trình độ học vấn cao, và có năng lực sáng tạo, mà quan trọng là có bản lĩnh, phẩm chất, luôn đem tri thức phục vụ nhân dân, đấu tranh cho tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân lọai. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính thực hành của trí thức: “Trí thức học sách chưa phải là trí thức hoàn toàn, muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế. Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận” [30; 236].

Người trí thức phải dũng cảm nói lên ý kiến riêng của mình, đấu tranh cho tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, hạnh phúc của nhân dân. Trí thức phải trung thực, độc lập, sáng tạo, tự chủ, góp sức mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước, phải có tinh thần phê phán hiện trạng, có tinh thần dấn thân. Người trí thức cũng là người có tư cách dẫn đường cho văn hóa, cho

học thuật, có trách nhiệm hướng dẫn đời sống tinh thần của xã hội. Nhân loại ngày càng có nhiều vần đề cần sự hướng dẫn của trí thức. Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, chủng tộc, tôn giáo, cạn kiệt tài nguyên, thay đổi khí hậu, cần những trí thức trình độ cao, có bản lĩnh, cùng chung sức tìm giải pháp cho đất nước mình và cho nhân loại.

Truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay rất coi trọng trí thức. Trí thức Việt Nam trong lịch sử có truyền thống hiếu học, có truyền thống yêu nước và gắn bó chặt chẽ với nhân dân, với vận mệnh của dân tộc. Nhiều người được ghi danh vào sử sách, trở thành những tấm gương vì dân vì nước như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Phan bội Châu, Phan Chu Trinh,…

Đội ngũ trí thức mới nước ta ra đời và phát triển gắn liền với quá trình cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đội ngũ trí thức nước ta với khả năng sáng tạo và tiềm năng trí tuệ dồi dào, đã vượt lên nhiều khó khăn trong lao động khoa học và thực tế cuộc sống để đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Lớp trí thức mới đã tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của trí thức Việt Nam trong lịch sử. Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và những khó khăn trong nước, trí thức Việt Nam vẫn một lòng đi theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, tầng lớp trí thức đã góp phần đáng kể vào những thắng lợi quan trọng của đất nước. Họ đã tham gia tạo lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, tích cực nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và

các mặt của đời sống xã hội; góp phần quan trọng vào xây dựng con người mới Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong thời đại toàn cầu hóa trí thức nước ta bước vào biển rộng trí thức của thế giới, được học hỏi, hợp tác giao lưu, đọ sức đua tranh với trí thức các nước. Đây là cơ hội tốt cho trí thức nước ta rọi lại mình, biết rõ hơn mình đang ở đâu, được tiếp thu cách nghĩ, cách làm mới, được dịp nắm bắt những luồng tư tưởng mới, phát hiện ra nhiều phương hướng mới, nảy sinh nhiều sáng kiến mới, thêm tự tin, thêm sức sáng tạo. Đây cũng là thách thức to lớn đối với những ai không có tư duy độc lập, không có chính kiến, không có bản lĩnh, họ sẽ không thể đứng vững, thậm chí còn bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, mất phương hướng, và mất cả bản săc văn hóa dân tộc.

Trí thức giáo dục - đào tạo là một lực lượng xã hội, một nhóm xã hội - nghề nghiệp đặc thù, một đội ngũ chuyên nghiệp của trí thức Việt Nam. Trí thức giáo dục - đào tạo là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; có chức năng chủ yếu là trực tiếp truyền bá tri thức văn hóa, rèn luyện nhân cách cho người học nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dường nhân tài cho đất nước.

Như vậy, trí thức giáo dục phổ thông đa số là giáo viên, là bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam, có hoạt động đặc thù và có vai trò rất quan trọng. Đó là những người tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tri thức toàn diện cho học sinh trước khi các em bước vào đào tạo nghề, hay học lên cao đẳng, đại học và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN CẨM XUYÊNTỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w