Tác động của CNH đến đời sống xã hội Thay đổi đời sống vật chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 71 - 76)

- đã có chủ đầu tƣ

2005 2010 2015 Nông nghiệp 76 12

2.4.3.2 Tác động của CNH đến đời sống xã hội Thay đổi đời sống vật chất

Thay đổi đời sống vật chất

Đời sống vật chất đầy đủ, tiện nghi là mục tiêu bất kỳ ai cũng muốn hƣớng đến. Thông qua việc điều tra tình hình tiện nghi về nhà ở, cơ sở vật chất tại các hộ dân sẽ phản ánh đƣợc có hay không có sự thay đổi và mức độ thay đổi nhƣ thế nào. Việc khảo sát sự thay đổi nhu cầu nhà ở các hộ đƣợc trình bày trong bảng 2.13 nhƣ sau:

Bảng 2.13 Khảo sát nhà ở các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

Tình trạng nhà

Kết quả hộ điều tra (%) Trƣớc thu hồi đất Giai đoạn 2005 – 2010 Giai đoạn 2010 – 2015 Nhà tạm 09 06 01

Nhà nông thôn truyền thống 78 57 35

Nhà mái trêt kiên cố 04 09 29

Nhà mái 1 tầng 07 15 11

Nhà mái 2 tầng trở lên 02 13 24

( Nguồn: Phiếu kết quả điều tra 6/2015)

Nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2005-2015 thay đổi theo chiều hƣớng tiện nghi hơn. Ví dụ trƣớc khi thu hồi đất nhà ở nông thôn truyền thống là chủ yếu (78%) và

62

tỷ lệ nhà tạm 9 % sau khi thu hồi đất càng ngày tỷ lệ nhà tiện nghi hơn gia tăng. Điển hình năm 2010 , nhà ở trệt kiên cố và nhà môt tầng tỷ lệ thay đôi kết cấu xây nhà gấp đôi, năm 2015 nhà trên hai tầng tăng gấp đôi so với 2010 và tăng đáng kể (từ 2% lên 24%) so với trƣớc khi thu hồi đất. Từ bảng số liệu điều tra ta thấy nhu cầu về nhà ở của nhiều hộ đã phát triển hơn do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Sau khi có tiền bồi thƣờng của doanh nghiệp hoặc nhà nƣớc, các hộ dân đã đầu tƣ xây dựng nhà ở nên kiểu kiến trúc nhà ở đã thay đổi.

Hầu hết sau khi có tiền bồi thƣờng từ việc thu hồi đất, một phần các hộ đầu tƣ cho nơi ở tu sửa kết cấu nhà sau đó họ tiếp tục thay đổi bằng cách nâng cấp phƣơng tiện đi lại, các vật dụng sinh hoạt hiện đại hơn. Khảo sát 100 hộ ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.14 Sự thay đổi các loại tài sản của các hộ điều tra

Tình trạng nhà Kết quả hộ điều tra (%)

Trƣớc thu hồi đất Giai đoạn 2005 – 2010

Giai đoạn 2010 – 2015

Tivi, đầu đĩa 100 100 100

Điện thoại di động 25 84 97 Máy lạnh 01 07 19 Xe máy 49 67 100 Ô tô 0 02 08 Máy tính 09 21 83 Bếp củi 56 14 0 Bếp ga 42 67 100 Bếp điện 02 12 49 Bình nóng lạnh 0 04 15 Nội thất đắt tiền 0 02 07

( Nguồn: Phiếu kết quả điều tra 6/2015)

Kéo theo sự phát triển về nhà ở, một trong những hƣớng phát triển nhu cầu vật chất của ngƣời dân là ở họ nảy sinh những đòi hỏi về các đồ dùng sinh hoạt gia

63

đình có khả năng giảm nhẹ sự tiêu hao sức lực của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, trong rất nhiều loại đồ dùng sinh hoạt có chức năng này thì ngƣời nông dân chủ yếu đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện đi lại (30% số hộ đã dùng tiền bồi thƣờng để mua xe máy). Ban đầu khi nhận tiền bồi thƣờngthì hộ gia đình cũng phấn khởi và dành tiền để mua sắm các tƣ trang trong gia đình nhƣ: máy giặt, máy tính, bình nóng lạnh, điện thoại di động…nhƣng về sau nhu cầu chuyển sang mua thêm đất đai để chuyển mục đích đầu tƣ cho thuê trọ xung quanh các KCN, CCN.

Thay đổi điều kiện sống khu dân cƣ

Việc xây dựng các KCN, CCN tập trung đã thu hút lao động, hình thành các điểm dân cƣ mới, phát triển nhanh việc xây dựng các công trình dịch vụ xã hội cho ngƣời dân. Các công trình này cũng dần dần hƣớng tới phục vụ nhu cầu cho cƣ dân phi nông nghiệp: Ngân hàng, siêu thị, bƣu điện, trƣờng học…Theo các phiếu khảo sát, 100% hộ dân cho rằng các KDC mới mọc theo các KCN kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng nhiều dịch vụ mới cũng hình thành theo đó.

Bảng 2.15 Sự phát triển các công trình công cộng

Mức độ phát triển Ý kiến hộ điều tra (%)

GĐ 2005 – 2010 GĐ 2010 – 2015

Tăng nhanh 88 94

Tăng chậm 12 06

Giảm 0 0

( Nguồn: Phiếu kết quả điều tra 6/2015)

Nhƣ vậy, trƣớc khi thu hồi đất các công trình công cộng phục vụ nhƣ: ngân hàng , bƣu điện, siêu thị, trƣờng học...chƣa phát triển từ khi tác động của CNH đã có bƣớc phát triển khá cao, qua các năm không ngừng gia tăng. Điều này tạo không gian sống đầy đủ, tiện nghi hơn cho cƣ dân quanh vùng ảnh hƣởng của CNH.

Gia tăng tệ nạn xã hội

Do tác động của quá trình CNH, phần đông các nông hộ trên địa bàn huyện Bình Chánh chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cuộc sống mới làm họ thay đổi cách nhìn, tƣ duy, nếp nghĩ truyền thống bằng lối sống hiện đại, tạo nên sự biến đổi khá lớn trong toàn bộ đời sống tinh thần có liên quan

64

đến đạo đức, lối sống của ngƣời dân. Qua kết quả điều tra cho thấy các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Lối sống ăn chơi buông thả trong tầng lớp thanh thiếu niên do không tự kiềm chế đƣợc những nhu cầu không lành mạnh, làm mất dần tính văn hóa và trí tuệ.Tệ nạn xã hội nhiều khi làm cho những quan hệ thân thƣơng trong gia đình trở thành thù hận, gây tan thƣơng, chết chóc, có nhiều gia đình tan nát vì ma túy, mại dâm, cờ bạc....

Bảng 2.16 Các tệ nạn xã hội phát sinh

Loại tệ nạn xã hội Kết quả hộ điều tra (%) Trƣớc khi thu hồi đất GĐ 2005 – 2010 GĐ 2010 – 2015 Ma túy 1 7 9 Mại dâm 3 6 4 Mê tín dị đoan 42 24 11 Cờ bạc 47 43 45 Bệnh xã hội 4 8 9 Trộm cắp, cƣớp giựt 3 12 22

Theo kết quả điều tra, tình hình tệ nạn xã hội tại các hộ dân nhƣ sau:

Trƣớc khi thu hồi đất, các TNXH chủ yếu ở vùng nông thôn là mê tín dị đoan và cờ bạc chiếm tỷ lệ cao mê tín chiếm 42%, cờ bạc chiếm 47 %, tình trạng trộm cắp chiếm 3% . Đó là do cuộc sống ở nông thôn sau giờ làm ruộng, trồng trọt chăn nuôi phần lớn thời gian rãnh ngƣời nông dân có thể chủ động dừng việc theo thói quen, sự lôi kéo…TNXH ở vùng nông thôn thấy rõ rệt nhất là nạn mê tín và cờ bạc.

Sau khi thu hồi đất ngƣời nông dân đã có một số tài sản và tiền bồi thƣờng các tệ nạn bắt đầu phát sinh và ngày càng gia tăng. Do CNH luôn đi đôi với HĐH chính vì thế ngƣời dân dần dần tiếp xúc với nhiều phƣơng tiện hiện đại hơn, để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó họ phải tìm cách kiếm tiền nhiều để tiêu xài nhƣng bằng những hình thức không lành mạnh nhƣ: cờ bạc, trộm cƣớp, hoạt động một số nghề

65

cấm của xã hội nhƣ mại dâm làm gia tăng bệnh xã hội. Các tệ nạn nhƣ: trộm cắp, cờ bạc chiếm trên 50% so với các TNXH khác. Năm 2010, tệ nạn trộm cắp và cờ bạc gia tăng lên đến 55% , đến năm 2015 tình hình tệ nạn theo điều tra chiếm 67% so với trƣớc khi ngƣời dân bị thu hồi đất. Qua thời gian tình trạng mê tín giảm dần, giảm đáng kể từ 42% xuống 11% , đó là do ngƣời dân đã dần nhận thức đƣợc.

Ô nhiễm môi trƣờng

Tình hình ô nhiễm môi trƣờng ngày càng đáng lo ngại hơn khi kết quả điều tra cho thấy ở hầu hết địa bàn 2 xã có KCN, CCN đều phản ánh vấn nạn ô nhiễm nặng do các chất thải công nghiệp. Để đánh giá mức độ ô nhiễm đề tài chia ô nhiễm thành 05 mức phản ánh theo ý kiến các hộ dân. Kết quả đánh giá của các hộ dân đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.17 Khảo sát mức độ ô nhiễm môi trƣờng các hộ trƣớc khi thu hồi đất

Mức độ ô nhiễm Kết quả hộ điều tra (%)

Môi trƣờng đất Môi trƣờng nƣớc Môi trƣờng không khí

Chƣa ô nhiễm 21 56 90

Ô nhiễm nhẹ 53 34 08

Ô nhiễm vừa 25 10 02

Ô nhiễm nặng 02 0 0

Ô nhiễm nghiêm trọng 0 0 0

( Nguồn: Phiếu kết quả điều tra 6/2015)

Bảng 2.18 Khảo sát mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại các hộ thời điểm 2015

Mức độ ô nhiễm Kết quả hộ điều tra (%)

Môi trƣờng đất Môi trƣờng nƣớc Môi trƣờng không khí

Chƣa ô nhiễm 0 0 0

Ô nhiễm nhẹ 07 0 0

Ô nhiễm vừa 31 52 79

Ô nhiễm nặng 44 36 12

Ô nhiễm nghiêm trọng 18 12 09

66

Thông qua việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng, các hộ dân cho rằng trƣớc khi thu hồi đất để làm dự án công nghiệp môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí phần lớn chƣa bị ô nhiễm, mức độ ô nhiễm nhẹ do quá trình làm nông nghiệp sử dụng hóa chất BVTV, phân bón, các loại nông dƣợc, do sinh hoạt , giao thông mà gây ô nhiễm môi trƣờng.

Khi CNH mạnh trên địa bàn, tình hình môi trƣờng ngày càng ô nhiễm nặng, môi trƣờng nƣớc và không khí phần lớn ngƣời dân đánh giá ô nhiễm vừa và nặng và có xuất hiện nhiều ý kiến cho là đã ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng.

Môi trƣờng đất là nơi gián tiếp nhận các nguồn chất thải từ nƣớc và không khí cho nên theo thời gian và khả năng tích lũy môi trƣờng đất tại khu vực sẽ ngày càng ô nhiễm do quá trình thâm nhập các chất ô nhiễm từ nhiều nguồn vào đất. Kết quả điều tra cho thấy 18% cho rằng môi trƣờng đang ở mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhƣ vậy các hoạt động công nghiệp ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng môi trƣờng nói chung và tài nguyên đất nói riêng một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 71 - 76)