Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 61 - 63)

- đã có chủ đầu tƣ

2.4.1.1Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2005 2010 2015 Tăng (+); Giảm (-) Diện tích toàn huyện 293.97 198.67 173.40 120

2.4.1.1Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có thể khẳng định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh đã chuyển dịch đúng định hƣớng, từ cơ cấu “nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thƣơng mại, dịch vụ” sang cơ cấu “công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thƣơng mại, dịch vụ - nông nghiệp”. Đến cuối năm 2014, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm còn 3,99%, giảm 2,89% so với năm 2010. Cơ cấu ngành công nghiệp đạt 79,03%, tăng 4,53% so với năm 2010. Cơ cấu ngành thƣơng mại-dịch vụ đạt 16,98%, giảm 1,64% so với năm 2010.

Song song đó, sự phát triển của các KCN, CCN đến cuối năm 2014, có hơn 4.700 cơ sở sản xuất, góp phần làm tăng trƣởng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chiếm 4.825,6 tỷ đồng chiếm 75% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện, tạo điều kiện cho 80.545 ngƣời

Ở lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, tốc độ tăng trƣởng đạt hơn 4.500 tỷ đồng. Số lƣợng cơ sở kinh doanh, dịch vụ thƣơng mại có gần 12.000 cơ sở, tăng hơn 500 cơ sở so với năm 2010. Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải cũng tăng lên đáng kể, từ mức 244,811 tỷ đồng vào năm 2010 tăng lên 304,573 tỷ đồng vào năm 2012.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.227,11 tỷ đồng, tƣơng ứng mức tăng trƣởng bình quân cả thời kỳ là 4,18%. Các

52

mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục đƣợc triển khai theo hƣớng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế, nhƣ: trồng mai vàng, cây kiểng, hoa lan, hoa nền, rau an toàn…Đến cuối năm 2014, giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt đạt 170,4 tỷ đồng, chiếm 41,36% giá trị ngành nông nghiệp, giảm 3,22% so với năm 2010. Trong đó, diện tích gieo trồng rau năm 2012 đạt 2.789ha, tăng 188ha. Mặc dù hiệu quả kinh tế của sản xuất rau cao hơn sản xuất lúa, nhƣng diện tích rau tăng không mạnh do ảnh hƣởng của thời tiết làm giảm hệ số vòng quay canh tác, bên cạnh đó, việc trồng rau đòi hỏi nhiều lao động trong khâu chăm sóc, trong khi lực lƣợng lao động tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm. Diện tích trồng hoa kiểng các loại đạt 155ha, tăng 28,59ha so với năm 2010. Do hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên ngƣời dân đã mạnh dạn đầu tƣ và chuyển đổi sang trồng hoa kiểng ngày càng nhiều[21]

Trong chăn nuôi, các loại vật nuôi chủ yếu là heo, bò thịt, bò sữa. Đến cuối năm 2014, giá trị sản lƣợng ngành đạt 195,65 tỷ đồng, chiếm 47,49% tổng giá trị sản lƣợng nông nghiệp. Diện tích nuôi thủy sản đạt 806ha, giảm 238ha so với năm 2010. Giá trị sản lƣợng đạt 43,46 tỷ đồng, chiếm 10,55% tổng giá trị sản lƣợng nông nghiệp. Trên địa bàn Huyện hiện có 1 Hội sinh vật cảnh; 8 Hợp tác xã nông nghiệp; 18 tổ Hợp tác nông nghiệp; hơn 90 tổ hội ngành nghề tại các xã. Hầu hết các Hợp tác xã và các Tổ hợp tác sản xuất trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển nông nghiệp địa phƣơng, góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân.

Cho đến nay, UBND Huyện đã xây dựng đề án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2025. Mặt khác, đã ban hành các chƣơng trình trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, nhƣ: rau an toàn, hoa kiểng, bò sữa, thủy sản. Để thúc đẩu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, UBND Huyện đã ban hành Thông báo số 96, ngày 19 tháng 7 năm 2010 về Kết luận của UBND Huyện đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác hoặc đất phi nông nghiệp khác thuộc địa bàn huyện Bình Chánh; Thông báo số 29, ngày 1 tháng 4 năm 2010 về chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng công trình phục vụ sản xuất

53

nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác. Theo đó, ngƣời dân có thể xây dựng các công trình, vật kiến trúc trên đất nông nghiệp nhƣ, xây dựng nhà chứa vật tƣ nông nghiệp, chuồng trại chăn nuôi, một số công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện đúng định hƣớng. Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là đầu tƣ các công trình quan trọng về giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo diện mạo khang trang, đổi mới, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa ngày càng cao trên địa bàn Huyện[21]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 61 - 63)