Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 85 - 89)

- đã có chủ đầu tƣ

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH

3.2.1 Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng

Trên thực tế trong nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chúng ta đã và đang hƣớng tới một nền công nghiệp và dịch vụ hiện đại trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các KCN, KCX, CCN là nơi thu hút lƣợng lớn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, và là nơi tạo hàng ngàn việc làm cho ngƣời lao động. Hoạt động của các KCN, KCX những năm qua đã khẳng định đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX. Song bên cạnh đó, do quá chú trọng mục tiêu kinh tế, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cộng với sự quản lý lỏng lẻo từ phía các ban ngành, Nhà nƣớc, không ít các CSSX, các KCN, KCX, CCN đã gạt đi sự quan tâm đối với vấn đề XLCT, gây ô nhiễm môi trƣờng nặng nề, đặc biệt tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM.

Trong khi đó chúng ta có thể khẳng định ô nhiễm môi trƣờng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trƣờng đất. Các chất thải công nghiệp (bao gồm: khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất) chƣa qua xử lý khi thải ra đất đai xung quanh chúng ta qua quá trình tích lũy lâu dài các nhân tố gây ô nhiễm sẽ làm giảm chất lƣợng môi trƣờng đất , trong khi

76

đất vốn là nguồn tài nguyên quý giá của con ngƣời. Chính vì thế trong quá trình CNH, phát triển nền kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi chúng có nguy cơ ô nhiễm và phải cải tạo môi trƣờng đã và đang trong giai đoạn bị tác động gây ô nhiễm.

Ở các nƣớc phát triển đã trải qua quá trình chống chọi gay gắt với vấn đề ô nhiễm đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của QLNN về hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật môi trƣờng. Kinh nghiệm thực tế từ các nƣớc cho thấy, chỉ những biện pháp cứng rắn, xử phạt nghiêm minh, rõ ràng mới có thể ngăn chặn và hạn chế đƣợc tình trạng ô nhiễm.

Ở Việt Nam, không thể phủ nhận những nỗ lực và thành công trong việc tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các trƣờng hợp vi phạm ô nhiễm từ các KCN, KCX thời gian gần đây. Song dễ dàng nhận thấy có hai vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét chính là mức độ nghiêm ngặt, sự tƣơng hợp trong việc QLNN về ô nhiễm và việc giáo dục trình độ nhận thức của chủ đầu tƣ lẫn công dân đối với vấn nạn ô nhiễm nhƣ thế nào. Có thể khẳng định rằng có thống nhất quyết tâm trong nội bộ cơ quan Nhà nƣớc về ô nhiễm và phòng chống ô nhiễm thì mới có thể tiến hành các biện pháp một cách có hiệu quả nhƣ ban hành các luật định nghiêm ngặt, quy hoạch sát sao, nghiên cứu áp dụng việc đánh thuế đối với những tập thể, cá nhân trong việc tiến hành sản xuất cố tình gây ô nhiễm, ban hành chính sách khuyến khích, ƣu tiên, tạo điều kiện cho các CSSX trong các lĩnh vực BVMT nhƣ các cơ sở xử lý nƣớc thải, rác thải, vệ sinh môi trƣờng, sản xuất phân vi sinh, chống ô nhiễm…Thứ hai là tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục để cả các chủ đầu tƣ lẫn ngƣời dân tham gia có ý thức hơn nữa trong việc BVMT.

Vì nếu xét cả về mặt nhận thức và thực tiễn công tác BVMT nói chung và ô nhiễm công nghiệp nói riêng ở Việt Nam chƣa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Giải quyết tốt hai vấn đề này, thiết nghĩ vấn nạn ô nhiễm từ các KCN, các CCN, các KCX sẽ không còn là bài toán không có lời giải.

Trên địa bàn Huyện Bình Chánh có thể nói là một trong những địa phƣơng tập trung nhiều KCN, CCN nhất tại Tp. HCM. Và cũng là nơi có nhiều CSSX ô nhiễm nhất trên địa bàn Tp. HCM. Các CSSX nằm trong các KCN, CCN gây ô

77

nhiễm ảnh hƣởng trực tiếp đến tài nguyên đất xung quanh lịch sử là vùng sản xuất nông nghiệp kể từ khi thực hiện CNH trên địa bàn huyện, tài nguyên đất đã dần suy thoái và ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp. Chính vì vậy, để bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng lâu dài hƣớng đến tƣơng lai điều cấp thiết hiện nay cần thực hiện đó là ra sức đầu tƣ các công trình bảo vệ môi trƣờng, cải tạo môi trƣờng nhằm khống chế ô nhiễm chất thải công nghiệp vào môi trƣờng đất. Có nhƣ vậy, nguồn tài nguyên đất vô cùng quý giá này mới phát triển bền vững đƣợc.

Một số đề xuất biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trƣờng có thể áp dụng: + Giải pháp về quản lý

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:

- Phải có biện pháp giải quyết kịp thời đối với các trƣờng hợp gây ra các sự cố môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, sự cố cháy-nổ nhƣ: buộc tạm ngƣng sản xuất, cô lập – cách ly nguồn ô nhiễm.

- Nên có chính sách khuyến khích hỗ trợ các các cơ sở ô nhiễm trong các KCN, các CCN, các KCX xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ xây dựng HTXL nƣớc thải, khí thải bằng cách: cho vay lãi thấp hoặc 0%

- Nâng cao trình độ nhận thức ngƣời dân bằng cách tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc thi về môi trƣờng cho ngƣời dân, cho doanh nghiệp.

- Nên có các hình thức khen thƣởng cho tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng.

- Tuyên truyền, phổ biến trên các phƣơng tiện truyền thông các ứng dụng công nghệ khả thi trong các công tác bảo vệ môi trƣờng đã áp dụng để khuyến khích cơ sở, doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tạo điều kiện cải thiện tình hình ô nhiễm môi trƣờng có thể.

- Tuyên truyền tập huấn cho cán bộ quản lý về các việc thực hiện tinh thần trách, trong sạch trong các công tác thanh tra, kiểm tra nhà nƣớc.

78

- Khuyến khích cơ sở, doanh nghiệp thay đổi quy trình công nghệ; thay thế các nguồn nguyên vật liệu có tác động xấu đến môi trƣờng xung quanh; cải tiến máy móc thiết bị góp phần giảm thiểu chất ô nhiễm vào môi trƣờng.

Đối với CSSX:

- Doanh nghiệp, CSSX phải đặt công tác bảo vệ môi trƣờng lên hàng đầu - Tập huấn cho ngƣời lao động cách phân loại rác tại nguồn, huấn luyện cách sử dụng an toàn hóa chất trong sản xuất; trang bị các biển báo hƣớng dẫn an toàn hóa chất và chấp hành các nội quy, quy định về an toàn nơi làm việc.

- Lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm: cơ sở, doanh nghiệp nên trang bị các đồng hồ đo lƣu lƣợng xả nƣớc thải

- Kiểm soát tốt quá trình sử dụng; vận chuyển nguyên, vật liệu không để thất thoát nguyên, vật liệu ra môi trƣờng xung quanh.

- Áp dụng chƣơng trình sản xuất sạch hơn, cải tạo công nghệ. Giải pháp sản xuất sạch hơn:

Đối với việc áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn tại mỗi cơ sở, doanh nghiệp còn tùy thuộc vào đặc điểm qui mô hoạt động từng cơ sở, doanh nghiệp. Riêng với công nghệ nhuộm hoàn tất giải pháp sản xuất sạch hơn có thể áp dụng là:

Kiểm soát qui trình sản xuất:

Từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất :

Thay đổi thiết bị máy móc hiện đại hơn hoặc cải tiến thiết bị ƣu tiên tăng cƣờng tự động hóa.

Kiểm soát qui trình hạn chế chạy không tải các thiết bị máy móc

Thay đổi hoặc cải tiến thiết bị lò hơi phù hợp với công suất sản xuất mà vẫn đảm bảo ít hao nguyên liệu đầu vào.

Khuyến khích sử dụng nhiên liệu đốt sạch hơn

Nên sử dụng các loại nhiên liệu ít ảnh hƣởng với môi trƣờng hơn, thay đổi nhiên liệu đốt nhƣ: thay đốt củi bằng đốt than đá hoặc thay dầu FO bằng dầu FO cải tiến …

79

Tái sử dụng các nguồn thải phát sinh có thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 85 - 89)