3.1
Cơ cấu giá trị sản xuất (giá cố
định) % 100,00 100,00 100,00
-Nông lâm thủy sản " 14,11 6,79 5,98
-Công nghiệp- xây dựng " 65,06 74,46 74,99
-Thƣơng mại- dịch vụ " 20,82 18,75 19,03
3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất (giá thực tế) % 100,00 100,00 100,00
-Nông lâm thủy sản " 15,94 13,83 12,68
-Công nghiệp- xây dựng " 56,93 56,35 57,79
-Thƣơng mại- dịch vụ " 27,13 29,81 29,52
4
Thu nhập bình quân đầu ngƣời (điều tra mức sống)
Triệu
đồng
-Thành thị " 15,00 38,00 40,00 20,43
-Nông thôn " 9,00 32,00 34,00 28,88
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Chánh,2015)
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện khoảng 467,46 ngàn ngƣời, chiếm 6,22% dân số toàn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng 1.851ngƣời/km2, tuy nhiên dân cƣ phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã Bình Hƣng (4.890 ngƣời/km2), Tân Kiên (3.974 ngƣời/km2), Vĩnh Lộc B (3.776 ngƣời/km2). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 ngƣời/km2 ), Tân Nhựt (900 ngƣời/km2), Lê Minh Xuân (906 ngƣời/km2), Phạm Văn Hai (915 ngƣời/km2). Là địa phƣơng thu hút dân nhập cƣ đến trong thời gian gần đây do chuyển dịch phát triển kinh tế theo hƣớng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành
27
nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng “công nghiệp – thƣơng mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành nông –lâm – nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.
Bảng 2.4 Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm
CHỈ TIÊU Đơn vị tính THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Tăng trƣởng 2006-2010 2005 2010 2014 Tổng số hộ Hộ 83.146 118.682 128.750 7,38
Dân số trung bình Ngƣời 311.702 446.084 467.459 7,43
Số ngƣời trong độ tuổi lao động Ngƣời 222.031 318.075 333.419 7,45
Tỉ lệ so với dân số % 71,23 71,30 71,33
Số LĐ đang làm việc Ngƣời 121.252 165.704 173.644 6,45
T/ đó: + Lao động NL nghiệp Ngƣời 38.515 13.879 12.581 -18,46
+ Lao động CN+XD Ngƣời 46.929 87.515 80.545 13,27
+ Lao động dịch vu Ngƣời 35.808 64.310 80.519 12,42
Tỉ lệ so với nguồn lao động % 54,61 52,10 52,08
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh)
Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc… thu hút đƣợc nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, còn do trên địa bàn huyện còn quỹ đất nông nghiệp khá lớn, đã thu hút phần lớn các hộ dân cƣ có thu nhập vừa và thấp đến định cƣ, xây dựng nhà cửa ngay trên đất nông nghiệp. Do đó, việc tăng dân cơ học cao và tự phát trong vài năm gần đây bên cạnh những tác động tích cực nhƣ tạo nguồn lao động dồi dào cho huyện, cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong xây dựng trái phép, lấn chiếm sông rạch và các lĩnh vực xã hội khác.
Giai đoạn 2006-2010, giải quyết việc làm mới cho 22.129 lao động (đạt 221,3% chỉ tiêu kế hoạch), năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp là 5,7% đã kéo giảm xuống còn 5,4% vào năm 2010. Thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá: năm
28
2010 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 11.938 hộ với 55.021 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ 10,59%), trong đó: 7.268 hộ nghèo có mức thu nhập 6-8 triệu đồng/ngƣời/năm, 3.332 hộ nghèo có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/ngƣời/năm, 1.338 hộ nghèo có mức thu nhập 10-12 triệu đồng/ngƣời/năm. Năm 2011, đã có 2.953 hộ vƣợt chuẩn nghèo trên 12 triệu đồng/ngƣời/năm (đạt 148% kế hoạch).
2.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Mạng lƣới giao thông Giao thông đƣờng bộ
Tổng chiều dài các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện là 412,23km, trong đó có 52 tuyến đƣờng do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 139,95km và 142 tuyến do UBND Huyện quản lý với tổng chiều dài 272,28km, không kể các tuyến đƣờng nhỏ, hẻm phân cấp cho UBND xã, thị trấn quản lý.
Về đƣờng giao thông đối ngoại hiện hữu có các tuyến:
Đƣờng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lƣơng: Đây là tuyến ngoại vi có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nối kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuyến bắt đầu từ khu vực phía Tây - Nam thành phố tại điểm giao với đƣờng vành đai 2 ở khu vực huyện Bình Chánh, qua tỉnh Long An tới tỉnh Tiền Giang. Tuyến qua huyện có chiều rộng lòng đƣờng 39-41m, dài 10,05km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đƣờng bê tông nhựa.
Đƣờng Nguyễn Văn Linh: Bao gồm một đoạn tuyến có chức năng là đƣờng Vành đai 2 thành phố (đoạn từ nút Trịnh Quang Nghị về phía Đông), tuyến có chiều rộng lòng đƣờng 25-30m, dài 10,98km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đƣờng bê tông nhựa.
Đƣờng Quốc Lộ 1A: đây là cửa ngõ phía Tây - Nam ra vào thành phố, nối kết với thành phố Hồ Chí Minh tại ngã ba An Lạc - điểm giao với đƣờng Hùng Vƣơng nối dài với chiều dài 8,97km, chiều rộng lòng đƣờng 19-19,5m, lộ giới 120m.
Đƣờng Tỉnh Lộ 10: đây là trục hƣớng tâm thành phố chiều dài 9,04 km, chiều rộng lòng đƣờng từ 6 -7 m, lộ giới 40m.
29
Đƣờng Nguyễn Thị Tú (HL13) với chiều dài 0,46 km, chiều rộng lòng đƣờng từ 7,5-8,5 m, lộ giới 40m.
Đƣờng Quốc Lộ 50: Đây là tuyến cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố với chiều dài tổng cộng 10,03 km, chiều rộng lòng đƣờng từ 5.5-7,5m. Lộ giới 40 m.
Giao thông nông thôn
Các tuyến đƣờng giao thông nông thôn phần lớn chƣa đƣợc đầu tƣ theo quy hoạch lộ giới đƣợc duyệt. Các tuyến đƣờng do Huyện quản lý có mặt cắt ngang đƣờng trung bình từ 5,0 đến 6,0m, chƣa có hệ thống thoát nƣớc, vỉa hè, cần đầu tƣ nâng cấp để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Hệ thống cầu đƣờng bộ
Trên địa bàn huyện có 34 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến đƣờng chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Tổng chiều dài cầu khoảng 3,04 km, chiều dài đƣờng vào cầu khoảng 3,98 km, chiều rộng mặt cầu chủ yếu 6 – 7 m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Bình Điền 1,2 có chiều rộng mặt cầu 11,25 m x 2. Ngoài ra còn 74 cầu do huyện quản lý, chiều rộng chủ yếu từ 1,5 -3,0 m, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và gỗ.
Về giao thông đƣờng thủy
Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng giao thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý Văn Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả và rạch Ông Lớn. Trong đó: bao gồm 01 tuyến cấp III chiều dài 11,5km; 05 tuyến cấp IV chiều dài 25km.
Thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi trƣờng, làm đẹp cảnh quan và trữ nƣớc cho sinh hoạt. Trên địa bàn huyện hiện có 04 tuyến sông, 82 tuyến rạch, 96 kênh mƣơng, 12 công trình đê bao thủy lợi, 20 bờ bao, 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong các tuyến sông, kênh, rạch nêu trên chỉ có các tuyến có chức năng giao thông thủy nhƣ: Sông Cần Giuộc, Sông Chợ Đệm, rạch
30
Bà Ty, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch Bến Rô, rạch Chiếu, các tuyến còn lại có chức năng tiêu thoát nƣớc.
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã đƣợc đầu tƣ khá lâu, đến nay hầu hết các tuyến kênh rạch đều bị bồi lắng, khả năng tiêu thoát nƣớc bị hạn chế do lục bình, cỏ mọc dày đặc trong lòng kênh, trong đó các tuyến kênh, rạch phục vụ tiêu thoát nƣớc cho khu dân cƣ bị ô nhiễm nặng và ứ đọng đầy rác do ngƣời dân đổ trực tiếp ra kênh rạch, bờ rạch thấp và nhỏ, một số cống thủy lợi bị hƣ hỏng, mất cửa cần phải sửa chữa để đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nƣớc, ngăn mặn, ngăn triều, chống ngập úng; nhiều tuyến bị thu hẹp dòng chảy do ngƣời dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa; một số tuyến đê bao chƣa đƣợc đầu tƣ toàn tuyến gây ngập cục bộ tại một số khu vực, việc đi lại, vận chuyển nông sản của ngƣời dân cũng gặp nhiều khó khăn.
Cấp nƣớc
Hệ thống cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Huyện bao gồm hai nguồn cung cấp: nƣớc máy Thành phố và nguồn nƣớc ngầm.
Nguồn nƣớc của Công ty cổ phần cấp nƣớc Chợ Lớn: hiện nay có 17 tuyến cấp nƣớc, phân bố chủ yếu trên các trục đƣờng chính: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Trần Đại Nghĩa, Quốc lộ 50, Láng Le Bàu Cò, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hữu Trí, Bùi Thanh Khiết, Nguyễn Cửu Phú, Dƣơng Đình Cúc, Vƣờn Thơm, Võ Văn Vân, Nguyễn Thị Tú, Vĩnh Lộc, An Hạ, Mai Bá Hƣơng, phân lô số 1 (xã Lê Minh Xuân) và các trạm cấp nƣớc trong các khu công nghiệp, các dự án khu dân cƣ cung cấp cho 62.830 ngƣời chiếm tỷ lệ 14,46%.
Nguồn nƣớc từ Trung tâm nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): quản lý 32 trạm cấp nƣớc, cung cấp cho 80.767 ngƣời chiếm tỷ lệ 18,82%.
Các hộ dân còn lại thì dùng nƣớc từ các giếng khoan riêng lẻ để cấp cục bộ, hầu nhƣ là không đƣợc xử lý, chất lƣợng nƣớc phụ thuộc vào độ sâu giếng khoan, hầu nhƣ là đều bị nhiễm sắt.
Do địa bàn rộng, dân cƣ rải rác, nguồn nƣớc sạch cung cấp chỉ có trên một số trục đƣờng chính nhƣ: Tỉnh lộ 10, đƣờng Vĩnh Lộc, quốc lộ 1A, quốc lộ 50, Nguyễn Văn Linh…nên việc cấp nƣớc sạch còn khó khăn, trƣớc mắt cần duy trì và phát
31
triển nguồn nƣớc từ Trung tâm nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, nâng cao dần tỷ lệ cấp nƣớc từ nguồn nƣớc sạch của Thành phố, giảm dần số hộ sử dụng giếng khoan tự phát.
Mạng lƣới điện
Nguồn điện: công ty điện lực Bình Chánh là đơn vị quản lý mạng lƣới điện cũng nhƣ cung cấp điện từ lƣới điện chung của Thành phố, nhận điện từ các trạm 110/15- 22Kv sau: trạm Phú Lâm 2*63MVA, trạm Vĩnh Lộc 1*63MVA, trạm Phú Định 2*40MVA, trạm Nam Sài Gòn 2 1*63MVA, trạm Lê Minh Xuân 63MVA.
Địa bàn huyện gần các lƣới điện cao thế và các trạm biến áp chính của khu vực, do đó việc cung cấp điện trên địa bàn Huyện khá thuận lợi, trong quá trình phát triển cần đầu tƣ nâng cấp, mở rộng các tuyến điện trung thế và phát triển thêm mạng hạ thế để cấp điện theo nhu cầu.
Giáo dục – đào tạo
Toàn ngành giáo dục hiện nay có 65 trƣờng công lập, trong đó có 19 trƣờng mầm non; 26 trƣờng tiểu học với 699 lớp, 17 trƣờng trung học cơ sở với 631 lớp, 3 trƣờng trung học phổ thông tại xã Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Đa Phƣớc với 113 lớp.
Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông; đảm bảo 16/16 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở ổn định ở mức 99%.
Giáo dục khác: trung tâm dạy nghề huyện Bình Chánh nằm trên địa bàn xã Bình Chánh; trƣờng khuyết tật; trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; trung tâm giáo dục cộng đồng tại các xã, thị trấn.