Quản lý tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 99 - 101)

- đã có chủ đầu tƣ

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH

3.2.3.4 Quản lý tài nguyên đất

Để giữ gìn giá trị sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn, việc cải tạo và bảo vệ môi trƣờng đất là việc phải thực hiện.

- Khống chế ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất do hoạt động công nghiệp

Với đặc thù vũng đất nông nghiệp, khi thực hiện CNH ô nhiễm tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên đất là điều không thể tránh khỏi vì vậy cần có biện pháp không chế ô nhiễm và suy thoái đất.

Tại các vùng CNH nhƣ xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai...cần có kế hoạch thực hiện giám sát chất lƣợng môi trƣờng đất định kỳ tại những vùng sản xuất công nghiệp lẫn nông nghiệp nhằm theo dõi diễn biến chất lƣợng tài nguyên đất theo thời gian về hàm lƣợng các chất ô nhiễm nếu có trong đất. Từ đó, nhà nƣớc có biện pháp quản lý tài nguyên đất hiệu quả hơn. Chẳng hạn, những vùng đất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp có thể cách ly dân với nguồn ô nhiễm bằng cách cảnh báo tình trạng ô nhiễm để tránh các tác hại cho sức khỏe cũng nhƣ ảnh hƣởng đến giá trị sử dụng của đất. Bên cạnh đó, cũng đƣa ra đƣợc các định hƣớng phát triển cho các nhà đầu tƣ vào địa bàn, giúp họ lựa chọn những vùng có tiềm năng về đất đai để phát triển.

Sau khi đã xác định đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất, đối với những vùng đất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp cần đƣa ra những giải pháp khắc phục, cải tạo chất lƣợng đất nhƣ:

Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí từ hoạt động công nghiệp

Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm;

Khi lợi dụng nƣớc thải công nghiệp để tƣới ruộng, cần nắm đƣợc thành phần chất ô nhiễm, hàm lƣợng và trang thái, khống chế số lƣợng nƣớc tƣới hoặc thực hiện xử lý chần thiết;

Khắc phục ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất hữu cơ trong đất.

Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khí hoặc vi sinh vật, hoặc bằng rửa trôi, chuyển hóa êm dịu.

90

Đối với vùng đất chƣa ô nhiễm cần có giám sát thƣờng xuyên, theo dõi quá trình đầu tƣ trên đất, giám sát các nguồn chất thải xung quanh

Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất

Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phƣơng án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cƣ nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt lƣu ý tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp ở các địa bàn ngay từ khi lập quy hoạch thiết kế

Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến thị trƣờng tiêu thụ…

Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trƣờng hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.

Đẩy mạnh khai thác đất chƣa sử dụng

Giao đất cụ thể đến các đối tƣợng trực tiếp sử dụng đất. Giải quyết tốt vấn đề tái định cƣ và ổn định dân cƣ. Phát triển cơ sở hạ tầng đến địa bàn còn đất trống.

Phối hợp hài hoà các dự án đầu tƣ về vốn, nhân lực, vật tƣ,... cho các đối tƣợng sử dụng đất.

91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 99 - 101)