Các nguyên tắc sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 80 - 85)

- đã có chủ đầu tƣ

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH

3.1.2 Các nguyên tắc sử dụng đất

Hệ thống các nguyên tắc khai thác sử dụng đất đai của huyện Bình Chánh, cụ thể hóa một số vấn đề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

71

Khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao

Quỹ đất đai của Huyện có hạn, nhất là quỹ đất có khả năng thích nghi đối với từng mục đích sử dụng, nên việc khai thác và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả cao và bền vững mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng đất.

Với đất khu dân cƣ và đất ở, vấn đề quan trọng là bố trí thật hợp lý, kết hợp hài hòa phong tục tập quán định cƣ, thuận tiện cho sản xuất nhƣng phải đạt đƣợc mục đích tạo điều kiện đầu tƣ tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho các vấn đề xã hội. Một mặt cần sớm xác định và ổn định địa bàn dân cƣ, mặt khác phải đẩy mạnh phát triển các khu dân cƣ tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và du lịch.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi, đảm bảo đƣợc yêu cầu tƣới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Bảo vệ và duy trì một quỹ đất nông - lâm nghiệp cần thiết

Đất nông nghiệp của Huyện đang và sẽ tiếp tục giảm diện tích do quá trình công thị hóa. Tuy nhiên, trên địa bàn Bình Chánh vẫn còn một bộ phận đáng kể dân cƣ sinh sống và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần thiết phải duy trì và ổn định quỹ đất nông nghiệp ở mức cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp có chức năng là vành đai xanh, vừa bảo vệ môi trƣờng trong lành vừa là vùng cân bằng nƣớc (chứa nƣớc và thấm nƣớc).

Việc chuyển đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát triển đô thị, hạ tầng cơ sở, khu dân cƣ, công trình công cộng, khu cụm công nghiệp... là nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi này phải có các giải pháp để ổn định sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng và lợi ích lâu dài. Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp nên chọn những vùng đất có năng suất thấp,

72

hiệu quả kinh tế không cao; hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp tập trung có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh sang các mục đích sử dụng khác.

Thực hiện những biện pháp cụ thể, đồng bộ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, tạo điều kiện ổn định về tâm lý cho ngƣời sản xuất nông nghiệp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tƣ, khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó cần có những biện pháp để cải tạo, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, đầu tƣ chiều sâu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc nâng cao hệ số sử dụng đất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khai thác bền vững đất đai, chú trọng xây dựng các vùng sản xuất tập trung cây, con chủ lực (rau an toàn, hoa, cây cảnh, cá cảnh...), cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra lƣợng sản phẩm hàng hoá chất lƣợng cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế và lợi ích của ngƣời lao động. Đối với những khu vực đất nông nghiệp đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chuyển mục đích sử dụng nhƣng chƣa có dự án đầu tƣ chính thức, phải tiếp tục sử dụng và chuyển đổi sang cây ngắn ngày (rau, hoa,...), tránh tình trạng bỏ hoang hoá, lãng phí đất đai.

Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển

Trong những năm gần đây, Bình Chánh đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao, với những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu đời sống và sản xuất, gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng. Yêu cầu cần phải dành diện tích đất hợp lý cho bố trí phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.

Giải quyết các vấn đề này triệt để trong tƣơng lai là một bài toán rất phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lƣợc đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị cần tiến hành đồng bộ trƣớc khi mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp,...

73

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị trong tƣơng lai đƣợc phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bƣớc theo hƣớng hiện đại, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Quy hoạch sử dụng đất phục vụ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Dành quỹ đất hợp lý và đầu tƣ thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển thƣơng mại, dịch vụ.

Bố trí đất đai cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp đem lại giá trị gia tăng cao nhƣ cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa chất nhựa cao su; chế biến tinh lƣơng thực, thực phẩm.

Về đất ở: Sử dụng đất phải đáp ứng đƣợc nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo quỹ nhà ở, đất ở, không gian ở, chất lƣợng môi trƣờng sống. Đất ở cần đƣợc bố trí tập trung dựa trên cơ sở khu dân cƣ cũ cải tạo, chỉnh trang cho phù hợp hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Quy hoạch sử dụng đất phục vụ quá trình phân bố lại lực lƣợng sản xuất và tái bố trí dân cƣ

Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo bố trí đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng đất trên địa bàn Bình Chánh phải đảm bảo đƣợc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong đó công nghiệp sẽ chiếm ƣu thế. Việc phân bố lực lƣợng sản xuất theo hƣớng thay đổi cơ cấu lao động, giảm lực lƣợng lao động phổ thông, lao động nông nghiệp, tăng lực lƣợng lao động phi nông nghiệp và đặc biệt là lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn cao. Dân cƣ đƣợc bố trí hợp lý để phát triển sản xuất cũng nhƣ sử dụng các công trình phúc lợi một cách hiệu quả nhất. Ngoài đất ở phục vụ cho nhu cầu tăng dân số và dãn dân của khu trung tâm thành phố, cần thiết phải tính đến quỹ đất ở phục vụ cho nhu cầu của lực lƣợng lao động (chuyên gia, công nhân,…) làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ; theo đó nhu cầu về nhà ở, đất ở sẽ tăng. Trong quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo bố trí sắp xếp dân cƣ thông qua việc

74

quy hoạch các khu dân cƣ tập trung gắn với các khu công nghiệp dịch vụ, ….nhằm giải quyết tốt nhu cầu nhà ở cho mọi ngƣời dân

Bảo vệ môi trƣờng và cải tạo đất đai để sử dụng ổn định lâu dài, phát triển bền vững

Quá trình khai thác sử dụng đất của Bình Chánh cần đƣợc kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao sức sản xuất và tính kinh tế của đất.

Đối với đất nông nghiệp cần phải có các biện pháp nâng cao độ phì, ngăn chặn thoái hoá đất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng giá trị và chất lƣợng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học cần có sự kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nguồn phân hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi đƣợc sử dụng trong mô hình VAC, hầm biogas, không xả thải trực tiếp xuống sông rạch. Phát triển các mô hình sản xuất thân thiện với môi trƣờng.

Đối với đất xây dựng đô thị là việc giảm thiểu tối đa diện tích bê tông hóa, đảm bảo thoát nƣớc tốt, phòng chống ngập. Bên cạnh đó việc khai thác sử dụng đất đai phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ các di tích và tăng diện tích mảng xanh, tăng cƣờng kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.

Các chất thải sinh hoạt và công nghiệp: nƣớc thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, khói bụi, tiếng ồn và vệ sinh thực phẩm là những vấn đề cụ thể cần có biện pháp thích hợp để xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất đai, gây ô nhiễm môi trƣờng nguồn nƣớc, không khí... Đối với nguồn nƣớc thải, trƣớc hết là tích cực phòng ngừa tại đầu nguồn, sau đó là sử dụng các biện pháp xử lý chất thải cuối đƣờng ống, cuối cùng là xử lý tập trung trong tổng thể chung. Đối với chất thải rắn cần phải tiến hành phân loại để tái chế nhằm giảm diện tích chôn lấp. Chất thải nguy hại cần quy hoạch riêng đƣa vào các khu vực cách ly, ngoài phạm vi ảnh hƣởng đến khu dân cƣ.

75

Hoạch định mục tiêu, đề ra giải pháp, quy chế để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trƣờng ở các khu công nghiệp và quản lý giám sát ngay từ đầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới. Những cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao phải di chuyển ra các khu công nghiệp tập trung và có biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm.

Đối với việc an táng, cần khuyến khích hình thức hỏa táng, điện táng, hạn chế địa táng và xây cất nghĩa địa, nhà mồ riêng lẻ, cần tập trung vào các nghĩa trang, nghĩa địa đã đƣợc quy hoạch, không chôn cất rải rác trên đất vƣờn hay ruộng của gia đình.

Việc quy hoạch thảm xanh phải quán triệt yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trƣờng sinh thái - cảnh quan đô thị, phát triển theo hƣớng bền vững, quan tâm trồng cây phân tán ở ven các lộ giới và dọc sông rạch, kênh mƣơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 80 - 85)