Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 31 - 33)

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH

2.1.1.4Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97% diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có

22

888ha đất sông suối mặt nƣớc chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm đất chính:

Bảng 2.2 Diện tích các loại đất huyện Bình Chánh

STT Phân loại theo HTVN Chuyển đổi

Fao/UNESCO Ký hiệu theo FAO Diện tích Ha % 1 Đất xám Acrisols AC 2.749,16 10,89

2 Đất xám trên phù sa cổ haplic Acrisols ACha 659,52 2,61

3 Đất xám gley gley Acrisols ACg 2.089,65 8,27

4 Đất phù sa Fluvisols FL 11.174,74 44,25

5 Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng cambic Fluvisols FLca 7.211,36 28,55

6 Đất phù sa gley gley Fluvisols FLg 3.963,38 15,69

7 Đất phèn thionic Fluvisols FLt 10.452,39 41,39

8 Đất phèn phát triển orthithionic Fluvisols FLto 5.950,52 23,56 9 Đất phèn tiềm tàng protothionic Fluvisols FLtp 4.501,86 17,83

10 Sông suối 888,00 4,48

TỔNG CỘNG 25.255,29 100,00

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Bình Chánh)

Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã nhƣ xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu rời rạc, hàm lƣợng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhƣng càng xuống sâu hàm lƣợng cát giảm, lƣợng sét tăng lên. Hàm lƣợng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ pH = 4-5, nếu đƣợc cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.

Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nƣớc, nghèo dinh dƣỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tƣơng đối ổn định.

23

Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nƣớc (từ 1-3 tháng/năm) có thể trồng lúa nƣớc 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa màu hơn.

Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hƣng Long, Quy Đức, Đa Phƣớc, Bình Chánh, Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lƣợng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali khá.

Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích 10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm đất phèn hoạt động có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lƣợng sét đạt 40-50%), hàm lƣợng chất hữu cơ cao nhƣng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N, nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lƣợng SO2-, Al3+, Fe2+ cao. Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhƣng do chua và hàm lƣợng độc tố lớn nên trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp nhƣ mía, dứa, dừa, tràm…) [11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 31 - 33)