Thực trạng phát triển KCN trên địa bàn huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 46 - 51)

- đã có chủ đầu tƣ

2.2.2 Thực trạng phát triển KCN trên địa bàn huyện Bình Chánh

Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về CNH- HĐH đất nƣớc, huyện Bình Chánh bắt đầu đẩy bƣớc mạnh vào quá trình CNH từ năm thập niên 90. Bƣớc đầu là quá trình hình thành và phát triển các CSSX quy mô nhỏ lẻ với các chính sách và hỗ trợ của nhà nƣớc. Đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH đất nƣớc các KCN, CCN các khu đô thị bắt đầu mọc lên đáp ứng kịp thời nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ. Huyện Bình Chánh là một trong số các quận, huyện đƣợc đầu tƣ các KCN,

37

CCN từ khá sớm trên địa bàn Tp. HCM.Các KCN, CCN trên địa bàn huyện Bình Chánh hình thành ở vùng xa nhất của huyện tiếp giáp với các vùng có truyền thống nông nghiệp lâu đời nhƣ Huyện Đức Hòa , Long An; Huyện Củ Chi, huyện ngoại thành, Tp. HCM. Những địa phƣơng đƣợc đầu tƣ có thể kể đến là: Xã Lê Minh Xuân; xã Vĩnh Lộc, xã Phạm Văn Hai, Xã Phong Phú những vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn và ngƣời làm nông nghiệp là chủ yếu trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Tình hình phát triển KCN, CCN từ 2005 – 2020

Giai đoạn 2005 -2010: đã thành lập và đi vào hoạt động gồm 05 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân I, KCN Vĩnh Lộc I; KCN Vĩnh Lộc Mở Rộng; KCN Phong Phú, KCN An Hạ) và 02 cụm công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân CCN Trần Đại Nghĩa) thu hút đƣợc 1030 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đầu tƣ trong đó có 33 doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài. Với tổng diện tích đất công nghiệp 635 ha.

Giai đoạn 2015-2020: đang đầu tƣ và quy hoạch các KCN, CCN bao gồm 04 KCN mới ( KCN Lê Minh Xuân I mở rộng; KCN Lê Minh Xuân II; KCN Lê Minh Xuân III; KCN Vĩnh Lộc III); 05 dự án CCN mới ( CCN Tổng Cty NN Sài Gòn, CCN Trần Đại Nghĩa mở rộng, CCN Quy Đức, CCN Tân Túc, CCn Đa Phƣớc) Với tổng diện tích đất công nghiệp gia tăng 1205,5 ha.

Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển một số KCN, CCN điển hình trên địa bàn huyện Bình Chánh

KCN Lê Minh Xuân

Mục tiêu thành lập: xây dựng một Khu công nghiệp tập trung dành cho một số ngành công nghiệp có thể gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn và quy phạm của Nhà nƣớc. Tập trung đƣợc các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy nhƣ: Cơ khí khuôn mẫu, may, gia công, hàng gia dụng và thiết bị điện có chung một loại hình sản xuất có ô nhiễm chất thải về: khói, bụi, tiếng ồn, nƣớc thải… gồm các xí nghiệp công nghiệp mới sẽ đầu tƣ xây dựng và các cơ sở công nghiệp đƣợc di dời từ khu vực nội thành.

38

Tính chất, chức năng: là Khu công nghiệp tập trung với loại hình công nghiệp ô nhiễm không khí (khói, bụi) và tiếng ồn nhƣng không có gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Mức độ ô nhiễm phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Lợi ích của việc thành lập KCN Lê Minh Xuân: hình thành một KCN tập trung, di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm khói, bụi, và tiếng ồn trong các khu dân cƣ nội thành ra KCN tập trung. Bên cạnh đó, dự án còn mang lại các khoản thuế hàng năm phải nộp cho Chính phủ; Tạo công ăn việc làm cho dân cƣ trong vùng và các vùng lân cận; Thực hiện kế hoạch phát triển đô thị của Thành phố; Góp phần thực hiện công tác phân vùng phát triển, thực hiện chiến lƣợc quản lý và khống chế ô nhiễm môi trƣờng của Thành phố; Góp phần tăng tốc độ và quy mô phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực; Góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hƣớng tích cực từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp – dịch vụ và qua đó làm tăng giá trị sử dụng đất.

Vị trí địa lý của KCN Lê Minh Xuân: KCN Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây Nam của cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn hai xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ. KCN Lê Minh Xuân cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách khu dân cƣ tập trung khoảng 8 km, cách quốc lộ 1A 6 km và tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cƣ hiện hữu (dọc tỉnh lộ 10) khoảng 3 km cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến đƣờng Trần Đại Nghĩa Huyện Bình Chánh. Giới hạn khu đất xây dựng nhƣ sau: Phía Đông giáp tuyến đƣờng số 10 (đƣờng nội bộ của KCN)- ranh giới tiếp với khu đất thuộc nông trƣờng Lê Minh Xuân; Phía Tây giáp với tuyến đƣờng số 8 (Đƣờng Láng Le - Bầu Cò), là đƣờng nội bộ của KCN thông qua dãy cây xanh cách ly quanh nhà máy; Phía Nam giáp với tuyến kênh số 8; Phía Bắc giáp với một phần tuyến đƣờng số 9, giáp kênh số 6.

Diện tích khuôn viên và phân khu chức năng: Tổng diện tích:100 ha, trong đó: Diện tích đất xây dựng nhà xƣởng: 66,23 ha; Đất xây dựng trung tâm quản lý và khu dịch vụ là: 5,33 ha; Đất cây xanh công viên, cách ly: 11,44 ha; Đất đấu nối hạ tầng kỹ thuật: 1,2 ha; Đất giao thông: 15,8 ha; Mật độ xây dựng bình quân: 66,23%

39

Đặc điểm kinh tế-xã hội: Hiện nay số lƣợng các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN 170 doanh nghiệp.Có một số doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động có hiệu quả đã thuê thêm nhà xƣởng để mở rộng kinh doanh.Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp tạm ngƣng hoạt động nhƣng số doanh nghiệp này chiếm số lƣợng thấp không đáng kể.

Các thông số hoạt động: Tỷ lệ đất đã cho thuê: 100 (%); Tổng số nhà đầu tƣ: 164; Tổng số vốn đầu tƣ: 1.042.362.000.000 (VND); Tổng số lao động: 5924 (ngƣời); Cấp nƣớc:15.000 m3/ngày; Xử lý nƣớc thải: Công suất thiết kế: 4.000 m3/ngày.

Danh bạ theo ngành nghề hoạt động: Bao bì các loại: 8; Cơ khí: 36; Dệt may: 20; Dịch vụ: 2; Điện tử: 4; Dƣợc phẩm: 1; Gia dụng: 10; Gỗ, sản phẩm gỗ: 5; Hàng gia dày: 5; Hóa chất: 21; Khác: 26; Môi trƣờng: 1; Nhựa, cao su: 13; Trang sức: 12; Xây dựng: 6

Các ngành sản xuất và dịch vụ đƣợc đầu tƣ vào KCN: KCN chấp nhận các ngành sản xuất có mức độ ô nhiễm không khí (khói, bụi), tiếng ồn, mức ô nhiễm nƣớc thải vừa phải theo quy hoạch, ƣu tiên tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất thuộc diện quy hoạch di dời khỏi khu dân cƣ trong Thành phố.

Thứ tự ƣu tiên cụ thể: Công nghiệp may mặc, giày da; Công nghiệp chế biến, cán kéo đúc kim loại màu; Công nghiệp nhựa, chất dẻo; Công nghiệp chế biến cao su; Công nghiệp dệt, nhuộm, thuộc da, xi mạ; Công nghiệp chế biến thực phẩm; Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng...;Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh…;Các ngành đầu tƣ khác có phê chuẩn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Công nghiệp có tiếng ồn; Công nghiệp có khói, bụi nhƣng kiểm soát đƣợc; Các ngành công nghiệp khác có hạn chế ô nhiễm môi trƣờng...; Các ngành dịch vụ: Dịch vụ phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu của Khu công nghiệp; Dịch vụ kho bãi, vận chuyển.

Vốn đƣợc thành lập năm 1997 quy mô 100 ha tại xã Lê Minh Xuân, hiện nay toàn khu hiện có 170 doanh nghiệp và lấp đầy 100%. KCN Lê Minh Xuân thu hút lƣợng lao động khá lớn, giải quyết việc làm hơn 15.000 lao động.

40

KCN Vĩnh Lộc

Mục tiêu thành lập: đƣợc thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-CP ngày 05/02/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ với tổng vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng dự kiến là 500 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 207 ha. Ngày 30/4/1997 KCN Vĩnh Lộc chính thức đƣợc khởi công xây dựng tại Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất nông nghiệp chỉ trồng lúa năng suất thấp.

KCN Vĩnh Lộc hình thành vào thời điểm 1997-1998 là giai đoạn thu hút đầu tƣ ở toàn khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng rất khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Khi đó, chủ đầu tƣ cũng gặp một số khó khăn nhƣ: vốn tự có ít, vốn vay tín dụng hạn hẹp, chi phí đền bù ngày một cao, giá vật tƣ liên tục biến động, thủ tục hành chính quá nhiêu khê nên tiến độ giải phóng, thi công, san lấp mặt bằng triển khai chậm.

Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, Công ty Cholimex nên Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã từng bƣớc khắc phục khó khăn và phát triển ngày một vững mạnh theo phƣơng châm “Luôn là ngƣời bạn đƣờng tin cậy của nhà đầu tƣ”.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Vĩnh Lộc ngày một đầy đủ, hoàn thiện nhƣ đƣờng giao thông nội bộ, hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải, hệ thống điện, nƣớc sạch, cây xanh thảm cỏ, kho bãi….

Các dịch vụ cung ứng, tiện ích phục vụ công cộng cũng đi vào hoạt động kinh doanh ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tƣ nhƣ ngân hàng, mạng lƣới thông tin liên lạc với đƣờng truyền tốc độ cao ADSL, suất ăn công nghiệp, nƣớc uống đóng chai, nƣớc đá viên, kinh doanh xăng dầu, siêu thị, trung tâm TDTT, nhà hàng, hội quán thanh niên…

Toàn bộ diện tích KCN Vĩnh Lộc hiện hữu với 207 ha, các mặt tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp rạch thoát nƣớc khu vực; Phía Nam giáp đƣờng Nguyễn Thị Tú (Hƣơng lộ 13 cũ); Phía Đông giáp khu dân cƣ; Phía Tây giáp KCN Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cƣ hiện hữu; Cách Quốc lộ 1A về phía Đông theo đƣờng Nguyễn Thị Tú 700m.

41

Các ngành sản xuất: KCN Vĩnh Lộc bố trí các xí nghiệp thuộc loại công nghiệp không gây ô nhiễm nhƣ công nghiệp cơ khí, lắp ráp điện tử, may mặc, dệt , da, chế biến lƣơng thực thực phẩm, đồ điện gia dụng, hàng kim loại, giấy, bao bì carton, bao bì nhựa, dƣợc phẩm, sản phẩm y tế, sản phẩm khí, thuốc lá…Hiện nay, có khoảng 120 CSSX đang hoạt động trong KCN Vĩnh Lộc

Quy hoạch sử dụng đất: Đất xây dựng công trình công nghiệp 64,39 ha; Đất xây dựng công trình kho, bãi 9,32 ha; Đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ 0,86 ha; Đất xây dựng công trình đầu mối HTCS 1,93 ha; Đất xây dựng đƣờng giao thông 40,91 ha; Đất cây xanh, kênh rạch 19,34 ha; Đất tái định cƣ và lƣu trú công nhân 3,82 ha.

KCN Vĩnh Lộc hiện tại thu hút trên 20.000 lao động.

CCN Lê Minh Xuân: diện tích 17 ha tại xã Tân Nhựt, tổng cộng 267 lô đất và đã tiếp nhận khoảng 130 doanh nghiệp.

Nguồn thu từ các hoạt động công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự đóng góp phát triển kinh tế Huyện Bình Chánh nói riêng và TP. HCM nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 46 - 51)