Tác động của công nghiệp hóa đến sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp

Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN là điều không thể tránh khỏi và chính điều này đã làm diện tích sản xuất nông nghiệp thu hẹp lại, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân vùng nông thôn trở thành vấn đề cần quan tâm. Phần lớn ngƣời dân ở những vùng bị thu hồi đất sẽ lâm vào tình trạng thiếu việc làm, tạo nên nhiều hiện tƣợng phức tạp ở nông thôn, trở thành một nguyên nhân gây mất ổn định ở nông thôn.

Bên cạnh đó, việc thu hồi đất nhƣng sử dụng lãng phí do các qui hoạch "treo", thiếu tính khả thi, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc thu hồi và không còn khả năng canh tác hiện nay đang để hoang hóa, gây lãng phí.

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 6/2010 cả nƣớc đã có 267 KCN với diện tích 72.000 ha phân bố trên 57 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Vụ Quản lý các Khu kinh tế, 2011) cho đến nay 6/2015 cả nƣớc đã có 290 KCN với tổng diện tích lên đến 116.053 ha (theo IDICO, 2015)

Hình 1.1 Số lƣợng và diện tích các KCN trong cả nƣớc từ 1995-2015

Tính đến 2015, tốc độ CNH tại các vùng tăng nhanh, các KCN tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam. Trong đó, khu vực miền Nam ( bao gồm cả khu kinh tế

290 116053 116053 267 72000 131 26986 65 11964 12 2360

18

trọng điểm miền Nam và khu đồng bằng Sông Cửu Long) chiếm 63,4% ; khu vực miền Bắc chiếm 21,4%; khu vực miền Trung chiếm 15,2 % tổng số các KCN trong cả nƣớc. Chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần nhằm phục vụ cho mục đích đầu tƣ phát triển KCN.

Nguy cơ mất an ninh lƣơng thực

Để phục vụ các KCN, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp đƣợc thu hồi, trong 5 năm từ năm 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370 nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi đƣợc thu hồi đất nhiều nhất, trong đó những địa phƣơng đứng đầu là: Tiền Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dƣơng (16,6 nghìn ha), Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu ngƣời với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có việc nhƣng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trƣớc đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn. nƣớc (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2005).

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, năm 2007 xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Dù vậy không có nghĩa là chúng ta không có nguy cơ mất cân đối an ninh lƣơng thực trong tƣơng lai, nhất là thiếu lƣơng thực cục bộ ở khu vực dân cƣ nghèo, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dân số tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá lƣơng thực tăng cao... Mục tiêu hàng đầu của nƣớc ta là giữ diện tích lúa ít nhất ở mức 3,8 triệu - 4 triệu ha, sản lƣợng đạt khoảng 36 triệu tấn/năm nhƣ hiện nay thì an ninh lƣơng thực của Việt Nam đƣợc bảo đảm.

Tuy nhiên, sản lƣợng này cũng chỉ cung cấp cho dân số khoảng 100 triệu ngƣời, trong khi dân số của Việt Nam dự báo sẽ vào khoảng 120 triệu ngƣời vào giữa thế kỷ XXI. Bởi vậy, nếu không giữ đƣợc một diện tích trồng lúa ổn định thì nguy cơ mất cân đối an ninh lƣơng thực trong nƣớc là điều sẽ xảy ra.

19

CHƢƠNG 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)