Tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Trên địa bàn huyện có 27,61ha đất y tế do Huyện quản lý, hàng năm đã khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu ngƣời, đáp ứng đƣợc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Trong đó gồm :

+ Bệnh viện Huyện với quy mô 340 giƣờng nội trú, đặt tại thị trấn Tân Túc. + 16 trạm y tế cấp xã, thị trấn, mỗi trạm có 5 giƣờng, tổng diện tích 1,26 ha.

32

+ Hội Chữ thập đỏ, các tổ y tế cộng đồng và 368 cơ sở y tế do tƣ nhân quản lý, gồm 67 phòng mạch tƣ, 10 phòng nha, 52 nhà thuốc, 89 đại lý thuốc, 22 cơ sở y học cổ truyền và 7 cơ sở tiêm thuốc.

Ngoài ra trên địa bàn Huyện có một bệnh viện chuyên khoa tâm thần thuộc Sở Y tế TP tại xã Lê Minh Xuân với quy mô khoảng 2 ha.

Bệnh viện Huyện, các trạm y tế xã và các cơ sở y tế khác trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; Mạng lƣới y tế của Huyện đã từng bƣớc đƣợc nâng cấp về cơ sở cũng nhƣ y cụ khám chữa bệnh.

Các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao, thông tin – liên lạc

Mạng lƣới văn hóa – TDTT còn nhỏ, loại hình sinh hoạt đơn điệu, phân bố chƣa đều ở các xã, nhiều cơ sở chỉ có mặt bằng, chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đúng mức, nên chƣa thu hút đƣợc nhân dân đến sinh hoạt thƣờng xuyên.

Hệ thống chợ và siêu thị

Về hệ thống chợ: trên địa bàn huyện có 13 chợ gồm 02 chợ do UBND Huyện quản lý (chợ Cầu Xáng, chợ Bình Chánh); 07 chợ do UBND xã quản lý (chợ Đệm, chợ Bình Hƣng, chợ Phong Phú, chợ Bà Lát, chợ Tân Nhựt, chợ An Phú Tây, chợ Quy Đức), 04 chợ do tƣ nhân quản lý (chợ Vĩnh Lộc, chợ Hƣng Long, chợ Đông Thành, chợ KCN Lê Minh Xuân).

Về hệ thống siêu thị: trên địa bàn huyện chƣa có siêu thị loại 1, 2, hiện chỉ có 5 siêu thị loại 5 gồm siêu thị TiTan1, siêu thị TiTan3, siêu thị Hoàng Thái, siêu thị Nguyễn Văn Cừ - Tân Túc, siêu thị Nguyễn Văn Cừ - Bình Hƣng.

Từ thực tế do tốc độ dân số tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp tại các xã dẫn đến nhu cầu mua bán ngày càng tăng, chợ quá tải. Một số chợ hiện hữu trƣớc đây phục vụ cho nhu cầu dân cƣ nông thôn hiện nay không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; Việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dân cƣ tập trung và khu cụm công nghiệp trên địa bàn đã làm diện tích chợ bị thu hẹp, không đáp ứng yêu cầu về địa điểm, dẫn đến chợ không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị.

33

Hệ thống tiêu thoát nƣớc mƣa trên địa bàn chƣa phát triển. Nƣớc mƣa chủ yếu tiêu thoát tự nhiên trên đồng ruộng rồi ra các kênh mƣơng, sông rạch ngoài hệ thống thoát nƣớc đƣợc xây dựng ở khu vực Tân Kiên dọc Quốc lộ 1A; khu công nghiệp Lê Minh Xuân; khu vực Vĩnh Lộc A. . .từ 600 đến cống hộp 2.000 x 2.000 hoặc đƣợc xây với mƣơng hở B600 đến B1.600 trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

Các trục tiêu chính gồm: kênh An Hạ, kênh Liên Vùng, kênh A;B;C, rạch Cầu Suối, sông Chùa, rạch Nƣớc Lên, sông Cần Guộc, rạch Bà Lào chủ yếu theo hƣớng Bắc Nam; kênh Xáng Đứng, sông Chợ Đệm, sông Bến Lức chủ yếu theo hƣớng Đông Tây.

Hệ thống cống thoát nƣớc thải là hệ thống thoát nƣớc chung chỉ tập trung cục bộ ở một số khu vực hoặc đƣợc xây dựng theo các trục giao thông chính. Các khu vực còn lại đều chƣa có hệ thống cống. Nƣớc thải bẩn trong khu vực chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp. Nƣớc thải sinh hoạt theo các mƣơng rãnh quanh nhà thoát trực tiếp ra ruộng hoặc theo các mƣơng rạch tự nhiên thoát ra kênh rạch gần nhất.

Nƣớc thải công nghiệp trong khu công nghiệp tập trung nhƣ khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp Vĩnh Lộc đƣợc thu gom bằng hệ thống cống riêng và đƣa đến trạm xử lý cục bộ trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở sản xuất chƣa xử lý triệt để nƣớc thải công nghiệp trƣớc khi thoát ra hệ thống kênh rạch.

2.2 Đặc điểm công nghiệp hóa trên địa bàn huyện Bình Chánh 2.2.1 Đặc điểm phân bố và loại hình hoạt động công nghiệp 2.2.1 Đặc điểm phân bố và loại hình hoạt động công nghiệp 2.2.1.1 Đặc điểm phân bố

Trƣớc bối cảnh ngành công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, nhu cầu về đất cho phát triển công nghiệp ngày càng tăng, diện tích các khu công nghiệp hiện tại không đủ cho phát triển ngành công nghiệp. Do đó, việc mở rộng diện tích đất công nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và di dời các cơ sở ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi ra khỏi khu dân cƣ là cần thiết, từ đó tăng quy mô sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn Huyện đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.

34

Lực lƣợng lao động có trình độ học vấn (trong tƣơng lai còn tăng hơn nữa), đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển công nghiệp đặc biệt trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Các KCN, CCN đầu tƣ xây dựng mới phải đầu tƣ đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trƣớc khi đi vào hoạt động. Cùng với chính sách thông thoáng trong thu hút các nguồn đầu tƣ, dự báo trong những năm tới số lƣợng các khu, cụm công nghiệp sẽ tăng, chủ yếu sẽ lấy vào đất sản xuất nông nghiệp. Vùng thuận lợi cho phát triển công nghiệp sẽ là khu vực các xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Phạm Văn Hai. Trên thực tế các KCN, CCN tập trung chủ yếu tại địa bàn các xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Phạm Văn Hai, Phong Phú.

Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có diện tích đất nông nghiệp lớn của Tp. HCM đồng thời là huyện có số lƣợng KCN, CCN nhiều nhất trong 22 quận, huyện của Tp. HCM chiếm 5/19 KCN, chiếm 26,3% của Tp. HCM. Tuy diện tích đất công nghiệp toàn huyện chiếm 1292.57 ha tính đến thời điểm 2010 và đến 6/2015 diện tích đất công nghiệp tăng từ việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng cho CNH, diện tích tăng từ 1292.57 ha lên 1.841,5 ha trong đó: đất KCN tăng thêm 1121,2 ha đất CCN tăng 167 ha, cụ thể trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5 Tình hình phân bố KCN, CCN trên địa bàn huyện Bình Chánh

TT Hạng mục Vị Hiện trạng DT tăng; giảm Đến trí 2010 GĐ 2011- 2020 Năm 2020

* Khu công nghiệp 635,0 1.121,2 1.714,0

1 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1) V.Lộc A 207,0 207,0

2 KCN Vĩnh Lộc (MR) V.Lộc A 56,1 56,1

3 KCN Lê Minh Xuân I Lê.M.Xuân 100,0 100,0

4 KCN Lê Minh Xuân I (MR) Lê.M.Xuân 120,0 120,0

5 KCN Lê Minh Xuân II Lê.M.Xuân 338,0 338,0

35 TT Hạng mục Vị Hiện trạng DT tăng; giảm Đến trí 2010 GĐ 2011- 2020 Năm 2020 7 KCN Phong Phú Phong Phú 148,4 148,4

Bổ sung kiểm kê đất KCN năm 2012 42,23

* CCN chuyển sang KCN

8 KCN An Hạ P.V.Hai 123,5 123,5

* Các KCN quy hoạch mới

9 KCN Vĩnh Lộc III V.Lộc A 200,0 200,00

* CCN chuyển thành KCN

10 CCN Tổng Cty NN Sài Gòn Lê.M.Xuân 89,0 89,0

11 CCN Đa Phƣớc Đa Phƣớc 90,0 90,0

CỤM CÔNG NGHIỆP 40,5 126,5 167,0 I Đất cụm CN đã có I Đất cụm CN đã có

12 Cụm TTCN Lê Minh Xuân Lê.M.Xuân 17,0 17,0

13 CCN Trần Đại Nghĩa Lê.M.Xuân 23,5 26,5 50,0

II CCN đang bồi thƣờng CCN đang bồi thƣờng -GPMB và đầu tƣ XD CSHT

14 CCN Tổng Cty NN Sài Gòn Lê.M.Xuân 89ha, dự kiến chuyển thành KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến sử dụng đất tại huyện bình chánh TP hồ chí minh (Trang 41 - 45)