Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 74 - 77)

5. Bố cục của luận văn

3.5.1.Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Chợ Đồn là 1 trong 2 huyện của tỉnh Bắc Kạn đƣợc tiến hành điều tra khảo sát thực tế. Với hơn 63% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng, trong những năm qua, huyện Chợ Đồn xác định lâm nghiệp là tiềm năng lợi thế của địa phƣơng. Phát triển kinh tế rừng đã và đang là hƣớng đi đúng, giúp ngƣời dân từng bƣớc thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ XIX đã đặt ra mục tiêu mỗi năm trồng mới 2.000ha rừng trở lên và đến năm 2015 nâng độ che phủ trên 65%; coi phát triển kinh tế rừng là hƣớng phát triển kinh tế giúp ngƣời dân xóa đói giảm nghèo bền vững. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra huyện Chợ Đồn đã thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ dân; đồng thời tuyên truyền, khuyến khích ngƣời dân tích cực trồng rừng.

Tính từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện trồng rừng theo các Dự án 661, Chƣơng trình trồng rừng 147, huyện Chợ Đồn đã trồng mới hơn 12.000 ha rừng, chƣa kể hàng trăm ha rừng nhân dân tự bỏ vốn trồng. Trồng rừng ở Chợ Đồn đã trở thành một phong trào hầu khắp các xã nhƣ Bình Trung, Yên Mỹ, Yên Nhuận, Đại Sảo...Qua đó, từng bƣớc nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn huyện. Năm 2010, tỷ lệ độ che phủ đạt 57,3% thì đến năm 2012 tăng lên 60,07% và trên 70% năm 2013.

Đến nay trên địa bàn huyện Chợ Đồn có hơn 70% số hộ ở nông thôn có thu nhập từ kinh tế rừng. Bình quân thu nhập từ kinh tế rừng của các hộ gia đình chiếm 40 - 50% tổng thu nhập hàng năm. Kinh tế rừng đã góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo, vƣơn lên làm giàu cho ngƣời dân. Đại đa số nhân dân đã ý thức đƣợc nguồn lợi kinh tế to lớn từ rừng. Vì vậy, việc phát triển kinh tế rừng, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế đã trở thành phong trào tự giác trong nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những mô hình phát triển kinh tế từ rừng tiêu biểu nhƣ: anh Hoàng Văn Ngụy, thôn Nà Quân, xã Bình Trung một trong những điển hình thành công với mô hình kinh tế rừng. Cơ duyên trồng rừng đến với anh chỉ sau một lần đi thăm quan ở tỉnh bạn, nhận thấy bà con ở đó làm giàu hiệu quả từ rừng; anh vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa bắt tay vào ƣơm cây giống keo. Chỉ từ năm 2005 - 2006 anh đã trồng đƣợc 10ha keo ở khu Khuổi Chang thuộc thôn Khuổi Đẩy, đất tốt nên cây keo sinh trƣởng và phát triển nhanh. Năm 2009, anh bắt đầu đƣa cây mỡ vào trồng, năm đầu anh trồng đƣợc 1,5ha, năm 2010 trồng thêm 1,5ha nữa, sau đó anh Ngụy quyết định đầu tƣ mua thêm 14ha đất tại khu Khuổi Tang, thôn Bản Pèo. Đến nay, anh có hơn 30ha rừng trồng, trong đó đã có diện tích keo đƣợc khai thác. Hay gia đình anh Ma Văn Đảo, thôn Bản Quang, xã Yên Nhuận tự bỏ vốn trồng đƣợc 2 ha quế, hồi từ những năm 90 và 3 ha rừng mỡ theo Dự án. Hiện nay, diện tích quế đã đến tuổi khai thác trắng giá trị thu về cũng khoảng vài trăm triệu đồng...

Theo ông Hà Sỹ Huân- Phó Chủ tịch UBND huyện: Lợi ích kinh tế từ rừng ở huyện Chợ Đồn đã đƣợc chứng minh từ thực tế, tƣ duy ngƣời dân đã thay đổi, bà con chú trọng phát triển và chăm sóc rừng trồng nhƣ những cây màu khác. Cùng với việc thành lập các Ban phát triển rừng cấp xã và cấp thôn, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, để hƣớng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, huyện Chợ Đồn chỉ đạo lồng ghép nhiều Chƣơng trình, Dự án để hỗ trợ nhân dân trồng và đầu tƣ chăm sóc rừng, có cơ chế chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất cho nhân dân đầu tƣ trồng và chăm sóc rừng, phát huy hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tƣ, hỗ trợ trồng rừng của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, các ngành chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tuyển chọn các loại giống cây trồng tốt, đủ tiêu chuẩn phù hợp với đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ đai, khí hậu từng vùng để có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, huyện đã có chủ trƣơng quy hoạch từng vùng để phát triển cây trồng phù hợp.

Để trồng rừng là hƣớng phát triển bền vững, huyện Chợ Đồn đã có cơ chế, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập Công ty, Hợp tác xã sơ chế, chế biến lâm sản đóng trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có hơn 25 doanh nghiệp, Hợp tác xã chế biến lâm sản. Trong đó, phải kể đến Công ty TNHH Trƣờng Thành Bắc Kạn đóng trên địa bàn xã Bình Trung chuyên sản xuất đũa sơ chế bằng nguyên liệu các loại cây gỗ mỡ, keo, gỗ bồ đề để xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Điều này không những tạo động lực cho ngƣời dân yên tâm trồng rừng mà còn tạo việc làm cho nhiều ngƣời dân địa phƣơng.

Với những định hƣớng đúng đắn của các cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của ngƣời dân huyện Chợ Đồn trong phát triển kinh tế rừng, dựa vào rừng để làm giàu. Đây là giải pháp đã và đang góp phần từng bƣớc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 74 - 77)