5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sác hở tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai và thực hiện nhiều chính sách nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự tài trợ có hiệu quả của các chƣơng trình, dự án và đặc biệt là sự cố gắng của bà con nông dân, nhiều biện pháp, chính sách đƣợc ban hành và tổ chức thực hiện nên sản xuất Lâm nghiệp của tỉnh đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ * Công tác quản lý rừng: Năm 2007, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng. Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2015 định hƣớng đến năm 2020. Các quy hoạch này tạo điều kiện tăng cƣờng cơ sở pháp lý cho việc quản lý rừng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và chính quyền các cấp, xác định phạm vi trách nhiệm của chủ rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
* Công tác bảo vệ rừng: Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tăng cƣờng sự phối hợp giữa lực lƣợng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đề cao trách nhiệm kiểm lâm quản lý địa bàn, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, giám sát kiểm tra việc thực hiện khai thác, chế biến, kinh doanh vận chuyển lâm sản, động vật rừng theo quy định. Thanh, kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc trong bảo vệ rừng, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản và lâm sản trái phép gây huỷ hoại môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 11/10/2012 của UBND tỉnh về việc thực hiện ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng nên đã hạn chế việc khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép.
* Công tác phát triển rừng: Thực hiện các chƣơng trình trồng rừng nhƣ PAM 5322, chƣơng trình 5 triệu ha rừng, chƣơng trình 147, dự án Phát triển nông thôn Cao Bằng Bắc Kạn ( dự án EU ), Dự án quan hệ đối tác vì ngƣời nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn ( 3PAD), các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cấp, các ngành đã tăng cƣờng chỉ đạo công tác trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng. Để khuyến khích công tác phát triển rừng, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND ngày 10/4/2012 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015, chính sách trên quy định ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ƣơng, Ngân sách địa phƣơng hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/ha trồng rừng (hỗ trợ chi phí nhân công trồng và chăm sóc rừng trồng sản xuất năm thứ nhất và chi nhân công chăm sóc rừng trồng sản xuất năm thứ hai). Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên đƣợc phục hồi hàng năm đều tăng góp phần đƣa đƣa độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn từ 53% năm 2005 lên 70,79% năm 2013, đƣa Bắc Kạn trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. Cơ cấu cây trồng bƣớc đầu có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, hình thành một số vùng sản xuất cây đặc sản, cây nguyên liệu tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tạo sản phẩm hàng hoá, nhiều tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp đƣợc áp dụng. Kết quả là từ năm 2005 đến 2010, bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng đƣợc 5.000 ha rừng và đặc biệt trong 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2010 - 2015 (từ năm 2011 - 2013), bình quân mỗi năm bình quân toàn trồng đƣợc 12.700 ha rừng. Hàng năm sản phẩm từ rừng đã đạt 1 triệu m3 gỗ và củi các loại (350.000 m3
gỗ tròn và 750.000 m3 củi); Thu hút trên 100.000 lƣợt hộ gia đình có đất ở nông thôn tham gia vào chƣơng trình trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng.