Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn

Theo số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Kạn là 305.560 ngƣời, với 7 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%, dân tộc Sán Cháy chiếm 0,5%; các dân tộc khác chiếm 0,6%.

Mật độ dân số bình quân 62,88 ngƣời/km2, dân số nông thôn chiếm 83,75% và dân số thành thị chiếm 16,25%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động có 204.664 ngƣời, chiếm 66,98% tổng số dân.

Bảng 3.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014 STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (nghìn ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) 1 Thị xã Bắc Kạn 136,88 38.943 284,50 2 Huyện Pác Nặm 475,39 31.102 65,42 3 Huyện Ba Bể 684,12 48.329 70,64

4 Huyện Ngân Sơn 645,87 29.478 45,64

5 Huyện Bạch Thông 546,49 31.263 57,21

6 Huyện Chợ Đồn 911,15 49.880 54,74

7 Huyện Chợ Mới 606,51 38.035 62,71

8 Huyện Na Rì 853,00 38.530 45,17

Tổng 4.859,41 305.560 62,88

(Nguồn: Niên giá m thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014)

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2014 là 199.056 ngƣời, chiếm 97,26% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng kết hợp với chăn nuôi, làm vƣờn và dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vụ ở tại hộ gia đình. Trình độ lao động của tỉnh Bắc Kạn vào loại thấp so với bình quân chung của cả nƣớc, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần 15,56%.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh mới đƣợc tái thành lập từ tháng 01 năm 1997 đƣợc tách ra từ các huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng, địa hình chia cắt mạnh, phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn xen lẫn các thung lũng nhỏ và hẹp đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm 52,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh với khoảng 80% tổng số lao động của tỉnh.

Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, hiện nay Bắc Kạn còn là một trong 6 tỉnh nghèo nhất, hàng năm Chính phủ phải hỗ trợ hơn 90% chi ngân sách cho địa phƣơng để đảm bảo các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Kết cấu về hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống đƣờng giao thông còn rất nhiều yếu kém. Nguồn kinh phí nhiều hạn hẹp cộng với điều kiện địa hình nhiều khó khăn đã làm cho hệ thống đƣờng giao thông chủ yếu ở cấp thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vận tải hàng hoá và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ đói nghèo còn rất cao của tỉnh.

Nhiều xã của tỉnh Bắc Kạn nằm trong diện khó khăn, đã và đang đƣợc hƣởng chính sách theo chƣơng trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn của Chính phủ Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn yếu kém, diện tích tự nhiên rộng cộng với đặc thù địa hình phức tạp của một tỉnh miền núi đã làm cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tốn kém, bị dàn trải, nhu cầu cần đầu tƣ rất lớn trong khi nguồn vốn thực tế lại rất hạn hẹp. Theo đánh giá chung, nhiều lĩnh vực kết cấu hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn đƣợc xếp vào loại thấp nhất nƣớc nhƣ giao thông, điện, cấp thoát nƣớc, hạ tầng văn hoá xã hội. Mạng lƣới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ đƣờng giao thông cơ bản đã đƣợc xây dựng đến trung tâm các xã nhƣng chất lƣợng còn thấp chủ yếu là đƣờng đất, cấp phối. Sông suối chỉ đi lại đƣợc trong mùa khô.

Trong những năm gần đây mức sống của đại bộ phận dân cƣ đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng thu nhập thực tế của các hộ dân còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với mức thu nhập bình quân của Việt Nam. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời gần 3 triệu đồng VN (tƣơng đƣơng 190 USD), với những hộ thuần nông mức thu nhập chỉ đạt 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng VN (Tƣơng đƣơng 45USD đến 64 USD). Hiện tại mức độ đói nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao, mặc dù trong những năm qua chƣơng trình xoá đói giảm nghèo đã đạt đƣợc kết quả tốt, song tỷ lệ các hộ đói nghèo vẫn đang ở mức cao nhất nƣớc, số hộ đói nghèo chủ yếu là tập trung ở các xã miền núi, vùng cao, phân bố chủ yếu vào các dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều tra năm 2013 số hộ đói nghèo chiếm 18,55% (Theo tiêu chuẩn nghèo về lƣơng thực thực phẩm), nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo chung của Quốc tế thì tỷ lệ đói nghèo lên tới hơn 50%.

Đa số các xã, thị trấn của tỉnh đều nằm trong diện đặc biệt khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, việc sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trƣờng chƣa đạt hiệu quả cao do điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn rất nhiều yếu kém, vốn đầu tƣ ít và tập tục du canh du cƣ, sản xuất mang tính tự cung tự cấp của ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc loại bỏ. Điều kiện cuộc sống của ngƣời dân sẽ càng ngày bị thấp đi so với mặt bằng chung của cả nƣớc nếu nhƣ việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng không đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

3.1.3.1. Những thuận lợi và tiềm năng

- Bắc Kạn là tỉnh có tài nguyên rừng phong phú, đất giành cho sản xuất lâm nghiệp tƣơng đối lớn. Đây là lợi thế to lớn của tỉnh Bắc Kạn trong phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ triển ngành lâm nghiệp, trong đó đáng kể nhất là tỉnh đã đạt tỷ lệ che phủ rừng là 65,15% vào năm 2010 và 70,79% năm 2013 là một thành công to lớn trong những năm qua.

- Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong đất liền, có hệ thống núi cao che chắn ở các phía nên hàng năm ít bị ảnh hƣởng về thiên tai do bão tố gây nên.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của các loại cây rừng.

- Đất đai mầu mỡ và đa dạng, đất sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, với gần 80% là cơ sở quan trọng để phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp lớn. Đặc biệt đất ở Bắc Kạn có thể cho phép phát triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao.

3.1.3.2. Những khó khăn và thách thức

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa rộng, địa hình chia cắt, nhất là các vùng xa trung tâm, việc thu nhận thông tin, bán nắm địa bàn của cán bộ Kiểm lâm và chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn.

- Địa hình đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh, cộng với đất đai luôn bị xói mòn, thoái hóa, là những yếu tố ảnh hƣởng, hạn chế đến năng suất và hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ nghề rừng.

- Một bộ phận dân cƣ sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, do thiếu hiểu biết và do đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên có thể dẫn đến phát rừng làm nƣơng rẫy và khai thác trái phép lâm sản để bán giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng này nên gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của lực lƣợng Kiểm lâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cả trong công tác tƣ vấn, hỗ trợ lâm nghiệp cho ngƣời dân còn nhiều hạn chế.

3.2. Các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đƣợc triển khai thực hiện ở tỉnh Bắc Kạn thực hiện ở tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Các chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đƣợc Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho chính quyền địa phƣơng, lực lƣợng Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ.

Dƣới đây là hệ thống một số văn bản của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng qua từng thời kỳ.

Bảng 3.3. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng quan trọng của Nhà nƣớc

Stt Ngày

tháng Văn bản

1 21/12/1998

Quyết định số: 245/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

2 Năm 2003 Luật đất đai

3 25/06/2004

Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

4 03/12/2004 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

5 10/10/2005

Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trƣởng bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định việc kiểm tra kiểm soát lâm sản

6 16/01/2006 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định Về phòng cháy và chữa cháy rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Stt Ngày tháng Văn bản 7 03/03/2006 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và PT rừng 8 03/03/2006 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

9 30/03/2006 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

10 10/08/2006

Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

11 14/08/2006 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. 12 16/10/2006 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 Về tổ chức

và hoạt động của Kiểm lâm

13 08/03/2007

Thông tƣ liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA- VKSNDTC-TANDTC, ngày 08/3/2007 hƣớng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

14 27/03/2007

Thông tƣ liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 Hƣớng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phƣơng

15 30/10/2007

Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

16 14/01/2008 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

17 02/04/2008

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành Chính của Ủy Ban Thƣờng Vụ Quốc Hội số 04/2008/UBTVQH12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Stt Ngày

tháng Văn bản

18 10/06/2009

Thông tƣ 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng

19 02/11/2009

Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

20 18/11/2009

Chỉ thị số 3767/CT-BNNcủa Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách trong công tác BVR và PCCCR.

21 12/07/2010

Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lƣợng dân quân tự vệ với lực lƣợng công an xã, phƣờng, thị trấn, lực lƣợng kiểm lâm và các lực lƣợng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự 22 24/09/2010 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng 23 24/12/2010 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng 24 24/06/2011

Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tƣớng chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg.

25 27/09/2011

Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống ngƣời thi hành công vụ.

26 11/11/2011

Thông tƣ số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Stt Ngày

tháng Văn bản

Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. 27 08/02/2012 Quyết định ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác

bảo vệ rừng

28 05/04/2012

Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

29 26/07/2013

Thông tƣ liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 Hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020

30 28/08/2013

Thông tƣ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 hƣớng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

31 26/7/2013

Thông tƣ liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 Hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020

32 11/11/2013

Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng,phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

33 06/05/2014 Nghị định số 18/VBHN-BNNPTNT của Bộ NN & PTNT về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

34 27/01/2015

Tổng cục Lâm nghiệp ban hành văn bản số 101/TCLN-KL ngày 27/01/2015 về tăng cƣờng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

35 29/01/2015

Quyết định Số 29/QĐ-KL-VP ngày 29 tháng 01 năm 2015 Quy

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)