5. Bố cục của luận văn
4.4. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành chức năng triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Bắc Kạn về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây huỷ hoại môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 28/8/2012 của Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU; Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 11/10/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn về thực hiện ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Đề nghị xem xét đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc cho các Hạt, Trạm
Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, để đảm bảo chỗ ở và nơi làm việc cho cán bộ Kiểm lâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, trƣớc mắt cần ƣu tiên đối với các Trạm, Chốt kiểm lâm của các khu rừng đặc dụng, để đảm bảo chỗ ở, nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ làm việc cho cán bộ Kiểm lâm và đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu cho việc quản lý cƣa xăng tập trung tại các Trạm, chốt Kiểm lâm.
- Đề nghị UBND tỉnh cho chủ trƣơng rà soát, điều chỉnh và phê duyệt dự án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Kạn để làm cơ sở tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2015-2020 theo tinh thần Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh tăng mức chi phí cho việc thu hồi tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính, vì mức chi nhƣ hiện nay theo Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt mức chi phí đặc thù thu hồi tang vật, phƣơng tiện tịch thu sung công quỹ Nhà nƣớc do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là quá thấp, không còn phù hợp với thực tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm sâu sát, xác định là mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc; tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chủ trƣơng là đƣa tỷ lệ che phủ của rừng đạt 45% vào năm 2020.
Đối với tỉnh Bắc Kạn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X cũng đã đề ra: Trồng rừng mới bình quân 12.000ha/năm (cả rừng phân tán, rừng sản xuất tập trung). Thực hiện có hiệu quả việc khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 62% vào năm 2015. Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua các chƣơng trình, dự án, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, nhất là đất để xây dựng vùng sản xuất hoàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Lập và tổ chức thực hiện hiệu quả đề án giao rừng, cho thuê rừng, đề án canh tác nông nghiệp bền vững trên đất nƣơng rẫy và dự án về giống cây lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu giống cây lâm nghiệp chất lƣợng cao cho trồng rừng. Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản trên cơ sở gắn với lợi ích cộng đồng. Có kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là cấp xã. Tăng cƣờng phân cấp quản lý nhà nƣớc về công tác quản lý, bảo vệ rừng cho chính quyền cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phƣơng. Đây là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi cần thiết phải có những giải pháp quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và tạo điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về rừng, bảo vệ và phát triển rừng, phân tích thực trạng tài nguyên rừng và quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng của tỉnh Bắc Kạn. Từ đó xác định những thiếu sót, hạn chế, bất cập và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn, đề xuất những giải pháp chủ yếu để bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao hơn.
Để công tác Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh và chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:
Một là, trƣớc mắt tập trung phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2015; Rà soát việc phân bổ vốn ngân sách cho các chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2015, ƣu tiên bố trí vốn cho công tác khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc rừng mới trồng và trồng rừng phòng hộ ở các khu vực rất xung yếu.
Hai là, nhóm giải pháp về pháp luật và chính sách trong lĩnh vực bảo vệ rừng nhƣ: Sửa đổi, bổ sung các quy định về rà soát, quy hoạch ba loại rừng, sửa đổi, bổ sung pháp luật về xỷ lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung các quy định về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn; sửa đổi bổ sung các quy định về PCCCR; sửa đổi bổ sung các quy định về chia sẽ lợi ích đối với hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chính sách khoán bảo vệ rừng
Ba là, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; nâng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của các cấp, các ngành và trách nhiệm của chủ rừng về bảo vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Bốn là, tăng cƣờng hoạt động kiểm tra và sử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Năm là, nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công chức kiểm lâm: tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức kiểm lâm; kiện toàn hệ thống tổ chức và hoạt động kiểm lâm.
Sáu là, Tăng cƣờng giám sát, chỉ đạo các chủ đầu tƣ trong việc thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, đặc biệt đối với các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản;
Bảy là, Tổ chức sắp xếp, đổi mới Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản liên quan;
Tám là, Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền về pháp luật bảo vệ rừng và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thông qua các kênh thông tin, nhƣ: Báo, Đài phát thanh và truyền hình địa phƣơng để giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo vệ và phát triển rừng; hàng năm tiến hành đánh giá, tổng kết thi đua khen thƣởng để kịp thời động viên những nhân tố tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng;
Luận văn đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiện cứu, góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về bảo vệ và phát triển rừng. Hy vọng, kết quả của luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đòi hỏi cần thiết phải bảo vệ rừng ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Tuy nhiên, do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn, luận văn không thế tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Cẩm nâng ngành Lâm nghiệp, (Các chƣơng: Chƣơng - Khuôn khổ pháp lý lâm nghiệp; Chƣơng - Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp; Chƣơng - Hành chính và thể chế lâm nghiệp; Chƣơng - Phòng cháy và chữa cháy rừng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Những sửa đổi cơ bản của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của Thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
6. Cục Kiểm lâm (2002), Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Cục Kiểm lâm (2010), Một số văn bản quy phạm pháp luật về rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Cục Thông kế tỉnh Bắc Kạn (2010-2014) , Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2014.
9. Lê Thi ̣ Diên (2002), Đề án “Nghiên cứu kiến thức bản đi ̣a trong viê ̣c bảo vê ̣, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của một số dân tộc ít người thuộc huyê ̣n Chiêm Hóa , tỉnh Tuyên Quang : Thực trạng và giải pháp”, Chƣơng trình nghiên cƣ́u Viê ̣t Nam - Hà Lan (VNRP).
10. Nguyễn Văn Sinh (2011), Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu mô hình hóa các hệ sinh thái rừng trồng chủ yếu của vùng Đông Bắc Việt Nam để đề xuất các giải pháp phát triển bền vững”, Viện Sinh thái và Tài nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ sinh vật chủ trì – năm 2011.
11. Nguyễn Huy Dũng (2002), Chủ nhiệm đề tài :"Phân tích tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn Việt Nam", Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì- năm 2002
12. Nguyễn Huy Dũng (2005), Đề tài:" Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam” , Viện khoa học Lâm nghiệp chủ trì - năm 2005; 13. Đảng Bộ tỉnh Bắc Kạn (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X,
nhiệm kỳ 2010 - 2015, Nhà in Bắc Kạn, tháng 11.2010
14. Lê Thế Hoàng (2006), Chủ nhiệm đề tài: "Đánh giá tác động của chính sách và cơ chế quản lý đến phát triển lâm sản ngoài gỗ, thông, luồng ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa", Cơ quan chủ trì Viện kinh tế nông nghiệp (Nay là Viện Chiến lƣợc và Chính sách phát triển NNNT).
15. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (29/2004/QH 11), Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam LAWDATA.
16. Nguyễn Ngọc Lung (1998), Báo cáo khoa học về "Hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam và chính sách lâm nghiệp”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
17. Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Hội thảo Vai trò của giao đất giao rừng trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp do Tổ chức Forest Trends, Tropenbos International Việt Nam và Viện Quản lý rừng Bền vững và Chứng chỉ rừng tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2014.
18. Trần Đình Tuấn (2010), "Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp - Một thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐHTN, số 68 (5).
19. Trần Đình Tuấn (2013), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa phục vụ CNH-HĐH ở tỉnh Bắc Kạn, Đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh:
20. Gunawan, Rimbo, Power, Meaning and Forest Conservotion in the Gunung Halimun National Park,West Java, Indonesia. MA Thesis. Menila. Ateneo de Manila University, 2000. (Quyền lực, ý nghĩa bảo tồn rừng ở vường quốc gia Gunung Halimun, Iđônêxia);
21. Kun, Zhang, Issues Relating to the Reform of Forest Management in China. In Decentralization and Devolution of Porest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Vitor. ECOFTL Report No.18 and RAP Publication January 2000. Bangkok, Thailand, 2000. (Những vấn đề liên quan đến cải cách trong quản lý rừng ở Trung Quốc);
22. Mercado, Elmen S.Decentrlization and Devolution of Forest Managenment in the Philippines: Uneasy Steps to Institutionl Maturity. In Decentralization and Devolution of Porest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Vitor. ECOFTL Report No.18 and RAP Publication January 2000. Bangkok, Thailand, 2000. (Phân quyền và trao quyền trong quản lý rừng ở Philippin: Những khó khăn để hoàn thiện thể chế);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
PHỤ LỤC
(Mẫu phiếu 1) PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ TỈNH, HUYỆN, XÃ VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG
I. Thông tin cơ bản về ngƣời đƣợc phỏng vấn
- Họ và tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: ... - Tuổi: ... - Trình độ văn hoá (lớp): ... - Trình độ chuyên môn (bằng cấp): ... - Cơ quan công tác: ... - Chức vụ:... - Số điện thoại: ...
II. Một số nội dung phỏng vấn
Câu 1: Đề nghị ông (bà) cho biết một số chính sách về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng mà ông (bà) đƣợc biết hoặc đã và đang đƣợc giao thực hiện: + ………. ……… ……… ……… + ………. ……… ……… ……… + ……… ……… ………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Câu 2: Đề nghị ông (bà) có những đánh giá cơ bản thêm về tình hình thực
hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở địa phƣơng trong giai đoạn vừa qua. - Thực hiện tốt:
- Thực hiện tƣơng đối tốt: - Thực hiện chƣa tốt:
* Nếu thực hiện tốt và tương đối tốt thì thể hiện trên những mặt nào?
- Thủ tục giao, khoán rừng và đất rừng: - Cơ chế, chính sách hỗ trợ đƣợc đảm bảo: - Tổ chức, hệ thống quản lý rừng và đất rừng: - Những vấn đề khác: +... +... +... *Những mặt còn hạn chế: +... +... +...
Câu 3: Đề nghị ông (bà) cho biết trong thời gian vừa qua các chính sách quản
lý, bảo vệ rừng đã tác động đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phƣơng trên những mặt nào?
* Về tác động tích cực
- Việc quản lý đƣợc phân cấp rõ ràng, hợp lý:
- Rừng đƣợc bảo vệ tốt:
- Diện tích rừng tăng lên:
- Chất lƣợng rừng đƣợc đảm bảo:
- Nâng cao đƣợc nhận thức về bảo vệ rừng của ngƣời dân: - Thu nhập và đời sống của ngƣời làm nghề rừng đƣợc nâng cao: - Môi trƣờng sinh thái đƣợc đảm bảo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Những tác động tích cực khác: