Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 82 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.6.2.1. Những tồn tại, hạn chế

+ Công tác giao đất, giao rừng chƣa thực hiện đồng thời với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm và chƣa kịp thời.

+ Một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao rừng và đất lâm nghiệp có diện tích lớn, vƣợt quá khả năng quản lý, bảo vệ nên chƣa thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ + Công tác quản lý, cập nhật hồ sơ giao dất, giao rừng ở cấp xã chƣa chặt chẽ.

+ Hệ thống chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng, quyền hƣởng lợi còn thiếu hoặc đƣợc triển khai còn chậm.

3.6.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng chƣa đƣợc tiến hành dựng bộ, thƣờng xuyên (Trƣớc tháng 11/1999 công tác giao đất, giao rừng do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm, từ tháng 12/1999 đến nay chuyển sang Sở Tài nguyên - Môi trƣờng đảm nhiệm).

- Tại thời điểm tổ chức giao đất, giao rừng (từ năm 1992 đến năm 1999) công tác quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh mới chỉ tạm thời vì vậy công tác giao đất, giao rừng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định loại rừng để tổ chức giao.

- Một số nơi diện tích giao rừng còn manh mún, nhiều trƣờng hợp một chủ rừng nhận rừng ở 3 - 4 nơi, không liền khu, liền khoảnh, không thuận lợi cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và cơ chế, chính sách về lâm nghiệp đặc biệt là công tác giao đất, giao rừng tuy đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa dựng bộ. Một số hộ gia đình, cá nhân nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa chƣa mạnh dạn tham gia nhận đất, nhận rừng.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn đã đƣợc cải thiện, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh kinh tế, hệ thống đƣờng giao thông liên thôn, liên xã còn thấp kém.

- Hệ thống dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt động sản xuất Lâm nghiệp còn thiếu, chƣa đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Việc bố trí, sử dụng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ chƣa thật hợp lý, vừa thiếu, vừa yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CỦA CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC KẠN

GIAI ĐOẠN 2016-2020

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)