Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 28)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Philippin

Các nhà khoa học Philippin đã khẳng định chính sách quản lý lâm nghiệp đổi mới trong những năm gần đây là yếu tố có tính quyết định đến phát triển lâm nghiệp, trong đó có chính sách giao, khoán rừng cho hộ nông dân từ trƣớc năm 1970. Chính sách lâm nghiệp hƣớng vào việc bảo vệ cho những ngƣời đƣợc hƣởng đặc ân có quyền sử dụng lâm sản cho mục đích thƣơng mại, còn dân cƣ có cuộc sống phụ thuộc vào rừng thì bỏ qua. Đứng trƣớc thực trạng đó, năm 1970 đã có ba chƣơng trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đƣợc qui định:

- Chƣơng trình hộ gia đình tham gia tạo rừng và bảo vệ rừng; - Chƣơng trình quản lý rừng đang bị ngƣời dân chiếm dụng; - Chƣơng trình trồng cây nhân dân;

Để quản lý rừng bền vững, các nhà khoa học đề xuất 3 chƣơng trình: - Chƣơng trình lâm nghiệp xã hội

- Chƣơng trình trồng rừng và bảo vệ rừng quốc gia - Chƣơng trình lâm nghiệp cộng đồng. [20]

Từ kinh nghiệm quản lý rừng ở Philippin cho thấy cần kết hợp quản lý Nhà nƣớc với quản lý cộng đồng và hộ gia đình, tạo mọi điều hiện cho cộng đồng và hộ gia đình để họ thực hiện chức năng quản lý tốt hơn . Nhƣng nhà nƣớc phải tổ chƣ́c đào tạo kiến thức về quản lý , kỹ thuật, đảm bảo lợi ích hài hòa giƣ̃a các chủ thể , hỗ trợ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...vv. Kinh nghiệm từ Philippin là tài liệu có thể vận dụng vào thực tế Việt Nam, trong đó có vùng Đông Bắc Việt Nam.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, pháp lệnh bảo vệ và phát triển rừng đƣợc ban hành vào đầu năm 1980 đã làm rõ sở hữu đất rừng và rừng. Chủ rừng là cơ quan Nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân. Các công trình nghiên cứu gần đây đã phân loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ quản lý rừng ra 4 loại hình, đó là:

- Trang trại, lâm nghiệp làng , bản: Đây là loại hình quản lý rừng chủ yếu hiện nay. Ở hình thức này ngƣời dân đóng góp ng ày công lao động, tiền vốn để trồng rừng. Sau khi trồng xong, làng,bản xây dựng các trang trại vƣờn, rừng và lựa chọn ngƣời có kinh nghiệm trông coi , quản lý. Khi có thu nhâ ̣p , sau khi hoàn trả tiền công, chi phí sản xuất, thu nhập từ rừng đem phân phối cho dân theo sự đóng góp của họ.

- Mô hình tổ hợp : Trong trƣờng hợp một hộ gia đình không đủ khả năng trồng rừng , họ cùng hợp tác lại với nhau với nhiều hình thức , dƣới sự hƣớng dẫn của Nhà nƣớc. Đất rừng, tiền vốn, lao động, công nghệ đƣợc đóng góp theo mô hình cổ phần . Lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất đƣợc phân phối theo cổ phần.

- Lâm nghiệp hộ gia đình: Đó là những hộ gia đình hợp đồng để trồng rừng hoặc quản lý rừng thuộc sở hữu tập thể hoặc trồng cây trên đất rừng phục vụ cho nhu cầu cần thiết của gia đình, thông thƣờng là cây ăn quả, cây thuốc, cây lâm sinh ngoài gỗ,...

Nghiên cƣ́u về quản lý, bảo vệ rừng ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã rút ra kinh nghiệm nhƣ sau:

- Để quản lý rừng và phát triển vốn rừng cần phối hợp chặt chẽ với các chƣơng trình khác nhƣ : phát triển nông thôn, bảo vệ nguồn nƣớc dịch vụ sản xuất và đời sống, chƣơng trình dân số,...

- Nhà nƣớc cần tăng đầu tƣ, tín dụng cho phát triển lâm nghiệp và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế;

- Hỗ trợ phát triển kinh tế địa phƣơng, thông qua các dự án để cải thiện cuộc sống của ngƣời dân để giảm áp lực tới khai thác rừng;

- Cải tiến hệ thống quản lý rừng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ; Phát triển lâm nghiệp cộng đồng là chiến lƣợc quản lý rừng có hiê ̣u quả. [21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Quan điểm nhất quán về chính sách quản lý rừng ở Inđônêxia là dựa trên nguyên tắc vừa khai thác lợi ích rừng , vừa bảo tồn và phát triển rừng. Vì vậy các nhà khoa học đã kiến nghị với Chính phủ đƣa ra 3 chƣơng trình mang tính chất quốc gia. Đó là:

- Chƣơng trình kiểm tra, giám sát, du canh, du cƣ - Chƣơng trình phát triển làng, bản

- Chƣơng trình lâm nghiệp xã hội

Các nhà khoa học Inđônêxia còn đƣa ra và thí điểm thành công mô hình đồng quản lý rừng. Theo mô hình này, các cơ quan phát triển lâm nghiệp Nhà nƣớc cùng với ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng cùng tham gia quản lý rừng. Cụ thể các cán bộ quản lý lâm nghiệp Nhà nƣớc tiếp cận hộ gia đình , cộng đồng địa phƣơng để lựa chọn hệ thống cây trồng , từ đó giúp đỡ nhóm nông dân sản xuất r ừng. Giúp đỡ nhóm hộ soạn thảo kế hoạch quản lý rừng . Ngƣời nông dân đƣợc khuyến khích trồng rừng trên đất rừng do Nhà nƣớc quản lý, đƣợc quyền thu hái sản phẩm phụ. Các chƣơng trình lâm nghiệp xã hội đã giúp đỡ ngƣời dân tổ chức lại thành nhóm, hiệp hội, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các công ty Nhà nƣớc với các cộng đồng địa phƣơng. [22]

Tóm lại, qua phân tích tình hình nghiên cứu quản lý lâm nghiệp ở 3 nước: Philippin, Trung Quốc và Inđônêxia cho thấy các nước có chính sách, cơ chế quản lý rừng và đất rừng khác nhau, nhưng điểm chung nhất là từng bước chuyển vai trò quản lý rừng chủ yếu từ Nhà nước sang cho hộ gia đình và cộng đồng, thực hiện Nhà nước, người dân và cộng đồng địa phương cùng quản lý, lợi ích được phân chia hài hòa dẫn đến rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt.

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn trong nước và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng của Hà Tĩnh

Cùng với Bắc Kạn thì Hà Tĩnh đã đƣợc lựa chọn để thực hiện đề án điều tra, kiểm kê rừng tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hà Tĩnh theo quyết định số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 1240/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Đây là 2 tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn trên cả nƣớc. Hà Tĩnh hiện có 364.664 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 60,2% diện tích tự nhiên. Thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, đến nay toàn tỉnh đã giao, cho thuê đƣợc 306.854/364.664 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng (chiếm 84,1% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh). Qua đó, đã thu hút đƣợc nhiều chƣơng trình, dự án đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần làm cho diện tích, chất lƣợng rừng ngày càng đƣợc nâng cao, độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 34,1% (năm 1999) lên 51,8% (năm 2013). [14]

Để phát huy hiệu quả đem lại từ đất, rừng, đảm bảo diện tích đất, rừng đều có chủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở ngành, địa phƣơng, đơn vị chủ rừng rà soát diện tích đất, rừng chƣa giao, cho thuê để xây dựng Đề án giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, giai đoạn 2013-2015.

Hiện nay Hà Tĩnh đang triển khai Đề án "4 tại chỗ" về công tác bảo vệ, quản lý và phòng, chống cháy rừng (BVQLPCCR) ngay từ cơ sở. Trong đó, chủ tịch UBND xã, chủ tịch UBND huyện, lực lƣợng kiểm lâm và chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính về tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, học sinh BVQLPCCR sâu rộng. Ngoài ra, ban chỉ đạo các cấp tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề trong nhà trƣờng, cộng đồng dân cƣ; tổ chức ký bản cam kết thực hiện tốt công tác BVQLPCCR tại 200 trƣờng học và hơn 450 thôn, bản. Ngoài BVQLPCCR, các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số. [14]

1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh Tuyên Quang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi Đông Bắc. Từ 2010 đến nay, Tuyên Quang luôn đi đầu về hoàn thành kế hoạch trồng rừng, trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nƣớc. Năm 2014, kết quả trồng rừng ở Tuyên Quang về đích trƣớc kế hoạch. Đến giữa tháng 8 năm 2014, toàn tỉnh đã trồng đƣợc 13.865 ha rừng, đạt 100,5% kế hoạch năm 2014, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 909,1 ha. Trong đó trồng rừng tập trung 13.303 ha; trồng cây phân tán 562,4 ha. Rút kinh nghiệm từ các năm trƣớc, UBND tỉnh đã sớm giao chỉ tiêu kế hoạch vốn sản xuất lâm nghiệp và ban hành suất đầu tƣ trồng rừng phòng hộ, mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2014 ngay từ đầu quý IV của năm trƣớc. Các địa phƣơng, đơn vị đã chủ động trong công tác giao kế hoạch, bố trí lực lƣợng, chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất tại các xã, đội sản xuất ngay từ đầu năm. Trong quá trình triển khai, Chi cục Lâm nghiệp đã phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cƣờng chỉ đạo và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, chủ động nguồn giống, quản lý chất lƣợng cây giống, đề xuất giải quyết khó khăn tại cơ sở, đặc biệt là việc lập hồ sơ xử lý các trƣờng hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích theo quy định. Các công ty lâm nghiệp có phƣơng án huy động nguồn vốn, đẩy mạnh liên doanh, liên kết trồng rừng để hoàn thành kế hoạch đƣợc giao.

Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang luôn tập trung đôn đốc, hƣớng dẫn các địa phƣơng giải quyết dứt điểm các vƣớng mắc, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành công tác giao rừng trồng, gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc Chƣơng trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch thành rừng sản xuất trên địa bàn các huyện. [15]

1.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao nằm phía Tây Bắc Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.421.000 ha. Trong đó đất lâm nghiệp có 1.034.100 ha. Trong điều kiện khi mà tài nguyên rừng đã cạn kiệt, Sơn La đã áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng với chủ trƣơng giao đất giao rừng. Lâm nghiệp đang dân chuyển hƣớng quản lý từ nhà nƣớc sang cộng đồng với nhiệm vụ là xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ xuất theo phƣơng thức nông lâm kết hợp. Bình quân mỗi năm tỉnh Sơn La đã trồng 4000-5000 ha rừng tập trung, hơn 1 triệu cây phong trào, khoanh nuôi tái sinh 30.000 ha, bảo vệ 162.000 ha rừng hiện có, đƣa độ che phủ rừng lên 44,74% (năm 2013). [15]

Để làm đƣợc điều này, thời gian qua tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh việc thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, sử dụng nguồn kinh phí địa phƣơng để hỗ trợ công tác quản lý rừng, đồng thời chỉ đạo các sở ban ngành, các địa phƣơng trong tỉnh cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh luôn nhận đƣợc sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của ngƣời dân.

1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bắc Kạn

Từ kinh nghiệm của 3 tỉnh có thành tích tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã nêu ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản liên quan đến chủ trƣơng, chính sách quản lý bảo vệ rừng, giao rừng, cho thuê rừng đến mọi tầng lớp nhân dân, đề nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, nhận rừng, thuê rừng quản lý, sử dụng hiệu quả.

Hai là, sửa đổi, bổ sung các nội dung văn bản về giao đất, thuê đất, thu hồi đất đồng thời với gia rừng, thuê rừng, thu hồi rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, đồng thời hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển lâm nghiệp và chính sách hƣởng lợi, nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhận đất, nhận rừng quản lý bảo về và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Ba là, chỉ đạo UBND cấp huyện, xã tập trung kiểm tra, rà soát những tồn tại, vƣớng mắc liên quan đến công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất trên địa bàn để tập trung xử lý dứt điểm.

Bốn là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, hợp đồng nhận khoán đối với các tổ chức, hộ gia đình cá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ nhận nhận khoán, kịp thời phát hiện những hộ gia đình, cá nhân nhận khoán có ý định chuyển nhƣợng sai quy định để có biện pháp xử lý. Hàng năm tổ chức đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm.

Năm là, cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ ngƣời dân trong công tác trồng và quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cƣờng sự kết hợp chặt chẽ với ngƣời dân, triển khai và nhân rộng việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm hƣớng tới quản lý rừng hiệu quả và bền vững.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng vận dụng các chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua nhƣ thế nào?

- Tác động của các chính sách quản lý bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua nhƣ thế nào?

- Cần phải có các giải pháp gì để vận dụng có hiệu quả các chính sách quản lý bảo vệ rừng nhằm phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận đề tài

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Tiếp cận lý thuyết hệ thống: Để nghiên cứu các hợp phần hay là các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến phát triển vốn rừng, trong đó bao gồm các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài, giữa yếu tố "đầu vào và yếu tố đầu ra" của hệ thống quản lý, bảo vệ rừng, thì lý thuyết hệ thống cho phép chúng ta phát hiện các xu hƣớng vận động phát triển một cách logic của sự vật, hiện tƣợng, làm cơ sở để đề xuất giải pháp chính sách sau này.

* Tiếp cận dưới lên và trên xuống

Tiếp cận từ dƣới lên, từ trên xuống: Là nhằm kết hợp nghiên cứu tổng quan mang tính chất vĩ mô với nghiên cứu thực tiễn tại các địa bàn nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cứu. Đối với vấn đề quản lý, bảo vệ rừng tiếp cận từ dƣới lên sẽ cung cấp các thông tin, dữ liệu đầu vào và các kết luận từ thực tế sát thực hơn, làm cơ sở đề xuất chính sách, giải pháp có tính khả thi cao. Tiếp cận từ trên xuống cho phép chung ta nhanh chóng xác định nhanh và khái quát hóa về nội dung, các hoạt động và yêu cầu đối với quản lý Nhà nƣớc ở từng cấp, từng ngành đối với quản lý rừng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra phỏng vấn

Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong đó tác giả

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 28)