Kết quả điều tra thực tế

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 77 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2.Kết quả điều tra thực tế

* Đánh giá của Cán bộ quản lý tỉnh, huyện, xã về tình hình thực hiện chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Để khảo sát mức độ tự đánh giá về tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phƣơng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ quản lý tỉnh Bắc Kạn, 6 cán bộ của huyện Chợ Đồn, 6 cán bộ của huyện Na Rì. Ở mỗi huyện, tác giả điều tra 2 xã, mỗi xã phỏng vấn 2 cán bộ quản lý.

Kết quả điều tra phỏng vấn đƣợc tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các cán bộ quản lý các cấp tỉnh Bắc Kạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Phỏng vấn Tốt Tƣơng đối tốt Chƣa tốt 1 Cán bộ tỉnh 2 - 50 50 2 Huyện Chợ Đồn 6 50 50 - 3 Huyện Na Rì 6 - 100 - 4 Xã Bằng Lãng 2 - 100 - 5 Xã Bằng Phúc 2 - 50 50 6 Xã Quang Phong 2 50 50 - 7 Xã Côn Minh 2 100 - - TỔNG SỐ 22 28.57 57.14 14.29

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phiếu điều tra)

Qua ý kiến tự đánh giá của các cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã tại địa bàn điều tra thực tế ta thấy phần lớn các cán bộ cho rằng việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phƣơng mình ở mức tƣơng đối tốt (57,14%); 28,57% cán bộ đƣợc phỏng vấn đánh giá rằng tình hình thực hiện chính sách của địa phƣơng mình đã đạt ở mức tốt. Còn lại 14,29% cho rằng việc thực hiện chính sách còn chƣa tốt. Trong đó 1 cán bộ lâm nghiệp của xã Bằng Phúc thẳng thắn đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển của xã còn nhiều hạn chế nhƣ trồng rừng diện tích đạt thấp so với kế hoạch cụ thể nhƣ: Năm 2014 xã thực hiện trồng rừng dự án 147 kế hoạch giao 80ha diện tích thiết kế là 13,87 ha, trồng đƣợc 10,77/13,87 ha đạt 13,6% kế hoạch (còn lại 3,1 ha các hộ không thực hiện). Việc các cán bộ quản lý nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ những mặt tồn tại trong tình hình thực hiện chính sách sẽ giúp cho các địa phƣơng tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng.

Song nhìn chung qua đánh giá của các cán bộ quản lý ta thấy rằng tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bắc Kạn đang đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, đạt đƣợc những thành tích đáng kể bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phát triển rừng của tỉnh.

* Đánh giá của các hộ gia đình về các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Đánh giá của các hộ gia đình về tác động của các chính sách đến sản xuất lâm nghiệp của gia đình

Kết quả phỏng vấn 200 hộ gia đình làm nghề rừng tại 4 xã của huyện Chợ Đồn và huyện Na Rì đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

TT Các tác động Phần trăm

lựa chọn (%)

1 Tác động tích cực 91

1.1 Nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất lâm nghiệp 87 1.2 Môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ tốt hơn 90 1.3 Thu nhập và đời sống của ngƣời làm nghề rừng

đƣợc cải thiện và nâng cao 60

2 Tác động tiêu cực 9

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phiếu điều tra)

Qua tổng hợp số liệu điều tra ta thấy phần lớn các hộ gia đình đều thấy đƣợc tác động của các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng là tích cực. Trong đó tác động tích cực nhất là môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ tốt hơn. Nhờ những chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nƣớc nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng mà hiện nay tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đang dẫn đầu cả nƣớc, tình hình khai thác trái phép, chặt phá rừng ngày càng giảm giúp cho môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ tốt hơn. Tác động tích cực đƣợc nhiều hộ gia đình lựa chọn tiếp theo là nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. Nhờ có các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, của địa phƣơng mà các hộ gia đình làm nghề rừng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ hành hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhƣ đƣợc cấp cây giống, cho vay vốn để đầu tƣ sản xuất, có hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng…

Về tác động của chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng đến thu nhập của ngƣời làm rừng thì có 60% số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng là thu nhập đƣợc cải thiện và nâng cao. Qua đó thấy đƣợc các chính sách phần nào đã góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời làm rừng tuy nhiên với tỷ lệ 40% hộ không thấy đƣợc tác động tích cực này đã cho thấy một bộ phận không ngƣời dân làm nghề rừng đang còn gặp nhiều khó khăn.

9% số hộ điều tra cho rằng các chính sách quản lý bảo vệ rừng hiện nay có tác động tiêu cực đến sản xuất lâm nghiệp của gia đình họ. Trong phần nêu rõ tác động tiêu cực, phần lớn các hộ này chỉ ra rằng chính sách giao rừng hiện nay chƣa phù hợp và chƣa công bằng, họ không nhận đƣợc diện tích giao rừng nhƣ mong muốn. Các hộ này hầu hết có nhu cầu đƣợc nhận thêm rừng để có đất rừng tiến hành sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao thu nhập gia đình, một số hộ có ý kiến là tiền chi trả cho quản lý bảo vệ rừng hiện nay quá thấp không đảm bảo đƣợc cuộc sống cho họ.

Qua kết quả điều tra đã thấy đƣợc cuộc sống của các hộ làm nghề rừng hiện đang có nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nƣớc và địa phƣơng, để ngƣời dân có thể yên tâm tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Một số kiến nghị của ngƣời dân đối với Nhà nƣớc và chính sách quản lý, bảo về và phát triển rừng

Qua phỏng vấn các hộ gia đình thì nhiều hộ gia đình có khuyến nghị Nhà nƣớc hỗ trợ nhiều hơn cho ngƣời dân trong công tác trồng và bảo vệ rừng. Do điều kiện kinh tế khó khăn, nên nhiều hộ gia đình không có tiền để mua cây giống trồng rừng sản xuất, do đó rừng chủ yếu là cây tạp không mang lại hiệu quả cao. Ngƣời dân có mong muốn đƣợc hỗ trợ nhiều hơn về cây trồng và kỹ thuật trồng rừng để mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Một số hộ mong muốn đƣợc Nhà nƣớc và địa phƣơng quan tâm, cấp phát bảo hộ lao động cho công tác làm rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Nhiều hộ dân cho rằng muốn bảo vệ và quản lý rừng có hiệu quả hơn thì Nhà nƣớc cần phải có các quy định chặt chẽ hơn và xử phạt nặng các đối tƣợng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Một số hộ gia đình có mong muốn đƣợc tạo điều kiện cho vay vốn nhằm phát triển kinh tế trang trại kết hợp với trồng và quản lý rừng để nâng cao đời sống.

Với những kiến nghị và mong muốn của ngƣời dân nếu đƣợc quan tâm thực hiện sẽ góp phần ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình, giúp họ có điều kiện và tập trung tốt cho việc quản lý bảo vệ và góp phần phát triển rừng ngày một tốt hơn cho tỉnh Bắc Kạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 77 - 81)