Phƣơng pháp tiếp cận đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận đề tài

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Tiếp cận lý thuyết hệ thống: Để nghiên cứu các hợp phần hay là các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến phát triển vốn rừng, trong đó bao gồm các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài, giữa yếu tố "đầu vào và yếu tố đầu ra" của hệ thống quản lý, bảo vệ rừng, thì lý thuyết hệ thống cho phép chúng ta phát hiện các xu hƣớng vận động phát triển một cách logic của sự vật, hiện tƣợng, làm cơ sở để đề xuất giải pháp chính sách sau này.

* Tiếp cận dưới lên và trên xuống

Tiếp cận từ dƣới lên, từ trên xuống: Là nhằm kết hợp nghiên cứu tổng quan mang tính chất vĩ mô với nghiên cứu thực tiễn tại các địa bàn nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cứu. Đối với vấn đề quản lý, bảo vệ rừng tiếp cận từ dƣới lên sẽ cung cấp các thông tin, dữ liệu đầu vào và các kết luận từ thực tế sát thực hơn, làm cơ sở đề xuất chính sách, giải pháp có tính khả thi cao. Tiếp cận từ trên xuống cho phép chung ta nhanh chóng xác định nhanh và khái quát hóa về nội dung, các hoạt động và yêu cầu đối với quản lý Nhà nƣớc ở từng cấp, từng ngành đối với quản lý rừng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra phỏng vấn

Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong đó tác giả chọn huyện Chợ Đồn và huyện Na Rì để nghiên cứu và chọn một số xã của 2 huyện này để điều tra, khảo sát. Đây là 2 huyện đại diện cho 2 vùng phía đông và phía tây của tỉnh Bắc Kạn, mang tính đại diện cho các vùng của tỉnh trong nghiên cứu đề tài về thế mạnh phát triển lâm nghiệp, số hộ dân tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng chiếm tỷ lệ cao. Mỗi huyện tiến hành điều tra ở 2 xã. Ở huyện Chợ Đồn tác giả điều tra xã Bằng Lãng và Bằng Phúc, huyện Na Rì điều tra xã Quang Phong và xã Côn Minh. Đây là những xã có diện tích rừng lớn, số hộ tham gia quản lý, bảo vệ và trồng rừng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các xã khác trong huyện.

Số mẫu phiếu điều tra sơ cấp thực hiện sau khi thu thập đƣợc là 222 phiếu. Đối tƣợng điều tra gồm 02 loại đối tƣợng:

+ Đối tượng thứ nhất: Là các cán bộ tham gia quản lý lâm nghiệp và cán bộ kiểm lâm cấp Tỉnh, cấp huyện và ở các xã điều tra. Cụ thể tác giả tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ của tỉnh Bắc Kạn, trong đó có 01 cán bộ của chi cục Lâm nghiệp và 01 cán bộ của chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn. Đối vớihaihuyện Chợ Đồn và Na Rì, mỗi huyện phỏng vấn 01 lãnh đạo huyện, 01 cán bộ phòng phụ trách nông lâm nghiệp, 04 cán bộ của hạt kiểm lâm và 02 cán bộ phụ trách lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ nghiệp ở mỗi xã điều tra.

+ Đối tượng thứ hai: Là các hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ và trồng rừng. Mỗi xã chọn 50 hộ theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong danh sách của từng nhóm hộ. Gồm các hộ: Hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; Hộ đƣợc giao đất phát triển rừng, nhận khoán trồng rừng; Hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng.

Bảng 2.1. Chọn mẫu điều tra số liệu sơ cấp

STT Chỉ tiêu Chợ Đồn Na Rì Tổng số

I Đối tƣợng cán bộ 10 10 22

1 Cán bộ cấp tỉnh 2

2 Cán bộ cấp huyện 6 6 12

3 Cán bộ cấp xã 4 4 8

II Đối tƣợng hộ điều tra 100 100 200

1 Hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng 30 30 60 2 Hộ đƣợc giao đất phát triển rừng, nhận

khoán trồng rừng 50 50 100

3 Hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng và

trồng rừng 20 20 40

Tổng cộng 110 110 222

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã đƣợc công bố gồm các văn bản của địa phƣơng , các báo cáo sơ kết , tổng kết, của tỉnh, quy hoa ̣ch phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê của tỉnh Bắc Ka ̣n , các huyện, thị xã và các xã điều tra. Các thông tin, số liệu, công trình khoa học đã công bố khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

* Thu thập thông tin sơ cấp: Là những thông tin số liệu mới thu thập đƣợc qua khảo sát , điều tra tại các địa bàn chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cƣ́u, bao gồm các thông tin, số liệu định tính và đi ̣nh lƣợng thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý các cấp và hộ điều tra theo các đối tƣợng đã đƣợc lựa chọn ở mục 2.2.2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Sử dụng phƣơng pháp này nhằm tạo cơ hội cho ngƣời dân tham gia nghiên cứu, họ đƣợc quyền đánh giá tác động của chính sách. Phƣơng pháp này giúp cho dân trao đổi, tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, cho phép thu thập nhiều thông tin đa dạng, phong phú và nhiều chiều.

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu

- Số liệu và thông tin điều tra sơ cấp đƣợc xử lý trên phần mềm excel. - Các số liệu thứ cấp đƣợc lựa chọn để thiết lập thành các bảng số liệu để tiện lợi cho việc phân tích thông tin.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin + Phương pháp thống kê so sá nh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau.

Trên cơ sở phân tổ, sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh tình hình và kết quả đã đạt đƣợc của công tác quản lý, bảo vệ rừng và tốc độ phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn giƣ̃a các năm, giữa các giai đoạn với nhau; so sánh giƣ̃a kế hoa ̣ch với thƣ̣c hiê ̣n kế hoa ̣ch; so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ giƣ̃a các đối tƣợng, các mô hình sản xuất, các địa phƣơng nghiên cứu với nhau,....

+ Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này dùng để mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội gắn với địa bàn nghiên cứu, gắn với đối tƣợng điều tra, từ đó làm rõ những thuận lợi, lợi thế, hạn chế, khó khăn và thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn và các địa phƣơng trong tỉnh.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá tác động của quản lý, bảo vệ đến phát triển rừng.

* Các chỉ tiêu về tăng trưởng hiệu quả kinh tế

- Biến động về diện tích, năng suất, sản lƣợng gỗ qua các năm - Qui mô vốn đầu tƣ trên 1 đơn vị diện tích rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Giá trị sản xuất trên 1 ha rừng

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ

* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách

- Tỷ lệ che phủ rừng qua các năm

- Hiệu quả thu nhập trên 1 ha rừng: Doanh thu, lợi nhuận, giá thành sản xuất, thu nhập...vv

- Hiệu quả nguồn lực lao động đầu tƣ vào trồng rừng - Hiệu quả bảo vệ môi trƣờng sinh thái

- Tỷ lệ che phủ rừng qua các năm

- Kết quả chăm sóc rừng trồng và giao khoán rừng gồm: Diện tích chăm sóc rừng trồng, diện tích giao khoán bảo vệ rừng các loại rừng, diện tích giao khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng.

* Các chỉ tiêu về bảo vệ rừng

- Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng - Diện tích rừng bị tàn phá

- Diện tích rừng bị cháy

* Các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập và đời sống

- Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất nông lâm nghiệp - Số lƣợng và tỷ lệ hộ giàu, khá, nghèo của nông thôn miền núi - Tổng tài sản và cơ cấu tài sản của hộ sản xuất lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG

CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý ở 210 30‟ đến 210 47‟ vĩ Bắc và 1050 20‟ đến 1060 10‟ kinh độ Đông, tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

Tỉnh Bắc Kạn có lợi thế là trung tâm của vùng Đông Bắc, có điều kiện giao lƣu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn, giáp cho việc trao đổi hàng hóa đƣợc thuận lợi, trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kiện tham gia càng sâu vào thị trƣờng nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, với vị trí đó, Bắc Kạn gặp khó khăn hơn so với các tỉnh trong vùng, đó là địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lƣu, buôn bán hạn chế, đặc biệt thu hút nguồn lực đầu tƣ từ bên ngoài gặp khó khăn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn, đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh do có sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Do đặc điểm đó đã hình thành nên các tiểu vùng sinh thái khác nhau.

Địa hình tỉnh Bắc Kạn có độ cao trung bình 500 - 600 m so với mặt nƣớc biển, với sự chia cắt bởi nhiều dạng địa hình: đồi núi đất, núi đá, triền bãi, thung lũng nằm xen kẽ nhau. Độ cao địa hình có độ chênh lệnh lớn giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ các vùng do địa hình có sự giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có nơi cao nhất khoảng 1.640m (dãy nam Khiếu Thƣợng), có nơi thấp nhất là 40m (Quảng Chu - Chợ Mới). Một đặc điểm nữa là đồi núi ở đây không dốc cao, trung bình từ 26 -30% (trừ núi đá) là điều kiện thuận lợi cho canh tác cây trồng, vật nuôi.

Có thể khái quát địa hình tỉnh Bắc Kạn theo hệ canh tác nông nghiệp gồm 4 chân đất: chân đất đồi, núi, chân đất bãi, chân đất ruộng, trong đó chân đất đồi núi là rừng, chân đất đồi là nƣơng rẫy (ngô, lúa nƣơng), chân đất bãi trồng màu và chân đất ruộng trồng 1-2 vụ lúa nƣớc.

Địa hình tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đó dẫn đến hạn chế về bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Bắc Kạn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Do điều kiện địa hình đa dạng, phức tạp và vị trí địa lý cho nên khí hậu ở Bắc Kạn mang tính chất lục địa, chịu ảnh hƣởng của địa hình đó. Đặc điểm đó thể hiện rõ ở các yếu tố khí hậu sau:

Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2008-2012 vào khoảng 22,590

Ctrung bình năm thấp nhất là 21,80C, năm cao nhất là 23,30

C; tháng nóng nhất là tháng 6 nhiệt độ lên tới trên 300C, tháng lạnh nhất vào khoảng tháng 12 nhiệt độ xuống thấp vào khoảng 100C, có nơi xuống âm - 10C. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, cùng với chế độ nhiệt nhƣ vậy đã hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, mỗi tiểu vùng đó lại thích hợp với mỗi loại cây trồng khác nhau tạo nên thế mạnh của mỗi tiểu vùng với những sản phẩm đặc trƣng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Về số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình năm ở Bắc Kạn bình quân giai đoạn 2008-2012 là 1.413,84 giờ, số giờ nắng cao nhất vào tháng 5-8, tháng cao nhất đạt tới 210 giờ, thấp nhất vào tháng 1-2, có tháng thấp nhất chỉ đạt 16 giờ. Chỉ tiêu số giờ nắng có ảnh hƣớng đến sinh trƣởng và phát triển cây trồng, có ảnh hƣởng đến bố trí cây trồng phù hợp với mùa vụ trong năm để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Với chỉ tiêu giờ nắng nêu trên về cơ bản là phù hợp với hệ thống cây trồng hiện nay đang thực hiện ở tỉnh Bắc Kạn.

Về chế độ mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008-2012 là 1.357,7mm, năm cao nhất là 1.915,8mm, năm thấp nhất là 1.084mm. Với lƣợng mƣa đó, Bắc Kạn là tỉnh có lƣợng mƣa thấp nhất so với các tỉnh vùng Đông Bắc. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, có tới 80% tổng lƣợng mƣa phân bố từ tháng 5 đến tháng 10, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm 20%. Do lƣợng mƣa phân bố không đồng đều đã gây nên lũ lụt về mùa hè, hạn hán, thậm chí sƣơng muối vào khô, đặc biệt có nhiều năm khô hạn kéo dài dẫn đến hỏa hoạn cháy rừng vào mùa khô.

Nhìn chung, khí hậu, thời tiết ở tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trƣởng và phát triển thuận lợi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tác hại của nó đến đời sống dân cƣ và cây trồng, vật nuôi không ít. Nhận thức đƣợc qui luật tự nhiên của nó, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây giúp cho chúng ta bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp cho từng vùng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2013 là: 485.941 ha, trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35% và đất chƣa sử dụng là: 51.738 ha, chiếm 10,65%. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ nghiệp 36.650 ha, chiếm 8,88%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 375.337 ha, chiếm 90,87%, đất nuôi trồng thủy sản có 1.043 ha, chiếm 0,25% và đất nông nghiệp khác là 14 ha.

Đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Kạn khá lớn, lớn nhất so với các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc. Trong đất lâm nghiệp có rừng, đất rừng sản xuất có 245.836 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích, rừng phòng hộ có 107.513 ha, chiếm 28,64% tổng diện tích và rừng đặc dụng 21.988 ha chiếm 5,86%. Đây là thế mạnh và lợi thế của tỉnh Bắc Kạn trong việc phát triển kinh tế rừng trong thời gian sắp tới.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 485.941 100

I. Đất nông lâm nghiệp 413.044 85,0

1. Đất sản xuất nông nghiệp 36. 650 8,88

1.1. Đất cây hàng năm 31.338 85,51

- Đất trồng lúa 18.563 59,23

- Đất cở dùng chăn nuôi 1.027 3,28

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)