Định hƣớng nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 86 - 93)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng

đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đánh giá tác động của chính sách quản lý bảo vệ rừng thời gian qua, định hƣớng hoàn thiện chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:

Tổ chức quản lý chung của ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh: Phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng tham mƣu đắc lực cho chính quyền các cấp về lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội.

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cụ thể cho từng xã theo kế hoạch 5 năm và định hƣớng 10 đến 15 năm theo từng chức năng rừng và các đối tƣợng sử dụng. Rà soát lại việc giao đất khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng để thụ hƣởng các lợi ích từ rừng đem lại: Khai thác gỗ, tận thu các lâm sản phụ, sử dụng môi trƣờng sinh thái...; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng; tăng cƣờng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ rừng; ƣu tiên nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ rừng.

Phát triển diện tích rừng trồng cây nguyên liệu, cây bản địa và cây lấy gỗ lớn phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu của tỉnh, đồng thời xúc tiến xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu tại chỗ để nâng cao giá trị sản phẩm.

Phát triển ngành du lịch sinh thái gắn với bảo vệ các Khu rừng đặc dụng: Ƣu tiên nguồn lực tài chính để từng bƣớc thực hiện các chính sách bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng, đồng thời, khẩn trƣơng quảng bá, xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn và xem xét phát triển hạ tầng kỹ thuật để phục vụ tốt du khách.

Bảo vệ và phát triển các nguồn Gen quý hiếm để trở thành kinh tế hàng hóa, nhất là các loài cây dƣợc liệu. Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi về đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ đai và cơ chế chính sách để các đơn vị có đủ năng lực thực hiện công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát triển các nguồn Gen quý, sau đó hƣớng dẫn kỹ thuật, chuyển giao cây giống cho nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch cho phát triển cho sản xuất lâm nghiệp cũng có sự thay đổi, đất quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng ngày một tăng lên, đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp ngày một giảm, dẫn đến đất chƣa sử dụng cũng giảm theo và thực hiện theo đúng phƣơng châm “mỗi ha đất đều có chủ và sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế cao”.

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của Ngành Lâm nghiệp (bao gồm cả Công nghiệp chế biến và dịch vụ môi trƣờng) trên 8%/năm.

+ Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng mới tập trung (đối tƣợng là đất trống, đồi núi trọc), cụ thể là:

Giai đoạn 2016 - 2020 bình quân hàng năm trồng 6.500 ha/năm.

+ Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng lại (đối tƣợng là diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất rừng sau khai thác trắng).

+ Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho công nghiệp MDF, ván nhân tạo, cùng với các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng nhƣ gỗ xây dựng, gỗ gia dụng các loại, cụ thể:

Giai đoạn 2011 - 2015 bình quân hàng năm cung cấp 300.000 - 500.000 m3

Giai đoạn 2016 - 2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 500.000 m3

Để hoàn thiện chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới tỉnh Bắc Kạn cần tăng cƣờng công tác qui hoạch, kế hoạch phát triển rừng; Hoàn thiện, bổ sung khoán rừng, giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng; Hoàn thiện bổ sung, chính sách sử dụng và hƣởng lợi của ngƣời làm nghề rừng; Hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ cho phát triển vốn rừng nhƣ: Chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ và một số chính sách khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Định hƣớng trong giai đọan 2016 - 2020 cho tỉnh Bắc Kạn: Tiếp tục giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài và cho thuê đất rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và cộng đồng dân cƣ để trồng rừng tập trung, trông coi bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo qui hoạch và kế hoạch hàng năm; Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, cải tạo, tích cực trồng rừng nhằm tăng nhanh vốn rừng, để đƣa độ che phủ rừng lên 73-75% vào năm 2020.

* Định hƣớng sử dụng đất lâm nghiệp và phát triển các loại rừng trong giai đoạn tiếp theo

- Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

Định hƣớng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 đƣợc thể hiện dƣới đây:

Bảng 4.1. Định hƣớng đất sử dụng đất lâm nghiê ̣p đến năm 2020 TT Loại đất, loại rừng Các giai đoạn (ha)

2015 2020 Tổng số 388.049,0 388.049,0 1. Đất có rừng 334.037,0 359.537,0 a. Rừng tự nhiên 289.039,0 216.174,0 b. Rừng trồng 44.998,0 133.363,0 2. Đất chƣa có rừng 54.012,0 28.512,0 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 70,5 73,98

(Nguồn: Qui hoạch tỉnh Bắc Kạn và Quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn) * Định hướng phát triển các loại rừng của tỉnh

Rừng ở tỉnh Bắc Kạn phân theo 3 loại rừng: Rừng sản xuất (rừng kinh tế), rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Theo định hƣớng Qui hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn và Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, 3 loại rừng trên đƣợc định hƣớng phát triển nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 4.2. Định hƣớng qui hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đến năm 2020

TT Huyện, thị Tổng số (ha) Loại rừng (ha) Sản xuất Phòng hộ Đặc dụng Tổng cộng 388.049,0 268.339,3 94.127,7 25.582,0 1 Thị Xã Bắc Kạn 10.901,0 7.714,4 3.186,6 - 2 Bạch Thông 42.900.0 19.799,6 19.401,0 3.700,0 3 Chợ Đồn 62.263,6 38.690,3 21.785,3 1.788,0 4 Ba Bể 54.875,8 34.402,8 11.451,0 9.022,0 5 Chợ Mới 51.693,5 42.438,0 9.255,4 - 6 Na Rì 74.760,6 55.512,3 7.776,3 11.072,0 7 Ngân Sơn 55.439,5 43.126,4 12.313,1 - 8 Pác Nặm 35.214,4 26.255.5 8958,9 - Tỷ lệ (%) 100 69,15 24,26 6,59

(Nguồn: Số liệu qui hoạch lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn) a) Đối với rừng phòng hộ

- Nhiệm vụ hàng đầu là tập trung xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, đảm bảo yêu cầu phòng hộ ở mức cao, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo duy trì sự cân bằng ổn định về môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và khí hậu, chống thiên tai hữu hiệu, đồng thời với quá trình đó phải không ngừng khai thác tiềm năng đất đai và sinh thái của rừng phòng hộ để phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ nhƣ: tre, luồng, các loại cây lâm sản dƣới tán rừng nhƣ: dƣợc liệu, lâm đặc sản quý khác. Bên cạnh chức năng là rừng phòng hộ cần phải tận dụng điều kiện sinh thái và cảnh đẹp của rừng để phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời cho ngƣời nghề rừng.

- Trong thời gian tới cần phải rà soát, đánh giá lại rừng phòng hộ về các mặt: Tính thích nghi với điều kiện tự nhiên, đất đai của từng loại cây hiện có,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ các loại cây bản địa có năng suất gỗ cao và độ che phủ tốt. Trƣớc mắt và lâu dài nghiên cứu đƣa vào trồng các loại cây nhƣ : cây phòng hộ bao gồm sấu , trám, lát, sao, thông; cây phù trợ nhƣ: mỡ, keo; rừng thuần nhƣ: chè Shan tuyết, hồi, trúc,...

- Trong những năm tới tập trung ƣu tiên xây dựng phòng hộ sông Gâm, sông Cầu theo phƣơng thức đầu tƣ trọng tâm, trọng điểm và lấy việc phục hồi tái sinh rừng tự nhiên là chính. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ kết hợp với các rừng sản xuất trên các công trình thủy lợi, thủy điện để bảo vệ các công trình đó. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống rừng phòng hộ môi trƣờng - rừng cảnh đối với các khu đô thị, khu du lịch, thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp.

Từ những định hƣớng chủ yếu trên, theo quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2016-2020 diện tích rừng phòng hộ có thể đạt 94.127,7 ha, trong đó đất có rừng hiện có là 81.593 ha và đất chƣa có rừng là 12.534,7 ha.

b) Đối với rừng đặc dụng:

Rừng đặc dụng tỉnh Bắc Kạn là một vùng sinh thái đặc thù, mà tập trung chủ yếu ở Vƣờn Quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn thiên nhiên loài và sinh vật cảnh Nam Xuân Lạc. Định hƣớng phát triển loại rừng này trong thời gian sắp tới là:

- Thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo môi trƣờng tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn nguồn gien, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ nghiên cứu khoa học và gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo ra môi trƣờng tốt để nghỉ dƣỡng nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

- Tập trung ƣu tiên xây dựng hoàn thiện vƣờn quốc gia Ba Bể để trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và danh lam thắng cảnh có tầm cỡ khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vực và thế giới, tiến tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

- Tiếp tục nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng đặc dụng bằng việc phát triển các loại đặc sản rừng, trƣớc mắt tập trung trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dƣợc liệu có giá trị kinh tế cao nhƣ: hồi, thảo quả, sa nhân,... Tuy nhiên cần phải tiến hành từng bƣớc, với phƣơng châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có kết quả mới nhân ra diện rộng.

Theo định hƣớng nêu trên , trong những năm sắp tới rừng đặc dụng theo qui hoạch của tỉnh Bắc Kạn là : 25.582 ha, trong đó đất đã có rừng là 22.817 ha, đất chƣa có rừng là 2.765 ha. Tổng số diện tích rừng đặc dụng sẽ đƣợc bố trí ở Vƣờn Quốc gia Ba Bể là 9.022 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có diê ̣n tích 14.722 ha, Khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh Nam Xuân Lạc có diê ̣n tích 1.788 ha.

c) Đối với rừng sản xuất:

- Định hƣớng qui hoạch phát triển rừng sản xuất đến năm 2020 nhƣ sau:

Bảng 4.3. Định hƣớng qui hoạch rừng sản xuất đến năm 2020 TT Loại đất, loại rừng Các giai đoạn (ha)

2015 2020 Tổng số 268.339,4 268.339,4 1. Đất có rừng 229.628,0 235.628,4 a. Rừng tự nhiên 118.005,0 102.265,0 b. Rừng trồng 111.623,0 133.363,4 2. Đất chƣa có rừng 38.711,4 32.711,0

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH và Qui hoạch lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn)

Hƣớng phát triển trong thời gian sắp tới là:

- Khuyến khích các nhà đầu tƣ phát triển rừng kinh tế gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện sinh thái của Bắc Kạn. Hệ thống rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn là hệ thống rừng nguyên liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ giấy và gỗ xây dựng, măng tre xuất khẩu kết hợp với sinh thái du lịch. Hƣớng bố trí hệ thống cây trồng theo hƣớng tập trung theo vùng, thâm canh sâu gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn. Các loại lâm sản cần ƣu tiên phát triển là: keo, bạch đàn, cao săn, cây lâm sản ngoài gỗ (tre, nứa, luồng), cây mỡ, cây trúc và các cây lâm sản khác.

- Giao cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, trồng rừng tập trung, liền lô, liền khoảnh theo qui hoạch vùng nguyên liệu đúng với chủng loại cây trồng và áp dung theo kỹ thuật lâm sinh của các tổ chức khuyến lâm. Khuyến khích phát triển trang trại nông lâm kết hợp để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với mô hình để lấy ngắn nuôi dài, tạo điều kiện nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, để từng bƣớc nâng cao thu nhập và đời sống ngƣời làm nghề rừng.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, cải tạo, tu bổ vốn rừng hiện có và tích cực phủ xanh đất trống đồi búi trọc, nhằm tăng cƣờng vốn rừng để nhanh chóng đƣa độ che phủ rừng từ hiện nay là 70,06% lên 73,98% vào năm 2020.

Trên cơ sở định hƣớng nêu trên, theo quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn, diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 phải đạt đƣợc là 268.339,4 ha, trong đó diện tích có rừng là 235.628,4 ha (hiện tại là 229.628 ha). Qui mô diện tích rừng sản xuất đó sẽ tập trung vào trồng rừng nguyên liệu khoảng 40.000 ha, tập trung ở huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể. Hƣớng bố trí cây trồng cây lâm nghiệp khoảng 10.000 ha trúc sào tại thị xã Bắc Kạn, Pác Nặm để có thể sản xuất 4-5 triệu trúc đoạn/năm và trồng rừng theo cơ chế sạch (COM) trên diện tích đất trống, đồi núi trọc ở các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn, Chợ Mới, Bạch Thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Nhƣ vậy, định hƣớng phát triển tỉnh Bắc Kạn chủ yếu tập trung phát triển rừng sản xuất (rừng kinh tế). Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chỉ bố trí thêm một phần diện tích để tạo vùng khép kín thuận lợi cho việc bảo vệ chăm sóc rừng và phát triển du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)