Quan điểm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.1.Quan điểm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng

đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn

Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ƣơng và địa phƣơng, nhất là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thƣờng trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, cùng với sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp trong tỉnh, cùng với đó hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng đƣợc yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.

Nhờ vào các chính sách quản lý bảo vệ rừng mà rừng ở Bắc Kạn đang ngày một phát triển tốt hơn. Bắc Kạn đã vƣơn lên trở thành tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nƣớc. Chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp, chặt chẽ đã giúp nhận thức về bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng của chính quyền các cấp, chủ rừng và ngƣời dân ngày một tăng lên, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Các chính sách về quản lý bảo vệ rừng đang ngày một hoàn thiện và phát huy vai trò tích cực trong công tác phát triển rừng của tỉnh Bắc Kạn. Kể từ sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 157/2013/NĐ-Cp của Chính phủ có hiệu lực thi hành đã có tác dụng tích cực trong quản lý các hoạt động về mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản, đặc biệt là đối với các loại lâm sản ngoài gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Với các chƣơng trình trồng rừng trong những năm qua đã góp phần vô cùng to lớn vào quá trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc của tỉnh Bắc Kạn.

Phát triển rừng phải đồng bộ từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái...

Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Rừng phải đƣợc quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng dựng dân cƣ...) có lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới đƣợc bảo vệ và phát triển bền vững.

Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngƣ nghiệp và các ngành nghề nông thôn, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ, phát triển cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trƣởng về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và góp phần cho sự phát triển bền vững quốc gia.

Tác động của các chính sách quản lý bảo vệ đến phát triển rừng là rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số chính sách chƣa đƣợc triệt để, việc thực hiện các chính sách của một số xã còn chƣa thƣờng xuyên và thiếu quyết liệt. Do đó cần phải đẩy mạnh công tác thực hiện các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng hơn nữa. Các chính sách cũng cần tiếp tục hoàn thiện để đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc bảo vệ quản lý và phát triển rừng của nƣớc ta nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 86)