Bảng 4.13: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 196.054 187.999 153.663 (8.055) (4,1) (34.336) (18,3) Doanh số thu nợ 153.081 152.238 119.906 (843) (0,5) (32.332) (21,2) Dư nợ 328.882 364.643 398.400 35.761 10,9 33.757 9,3 Nợ xấu 14.382 20.985 19.609 6.603 45,9 (1.376) (6,6)
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)
* Doanh số cho vay hộ nghèo: giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay là 187.999 triệu đồng giảm 8.055 triệu đồng tương đương giảm 4,1% so với năm 2008, do tỷ lệ hộ nghèo giảm, đối tượng khách hàng giảm, nên doanh số cho vay giảm. Năm 2010 doanh số cho vay là 153.663 triệu đồng giảm 34.336 triệu đồng tương đương giảm 18,3% so với năm 2009. Do tỷ lệ hộ nghèo giảm, đối tượng khách hàng vay vốn giảm, xác nhận của UBND xã về danh sách xin vay vốn những hộ vay là hộ nghèo xác thực hơn (theo chỉ thị của UBND Thành phố), đồng thời cho vay lưu vụ làm cho doanh số giảm mạnh.
* Doanh số thu nợ hộ nghèo: không tốt, giảm qua 3 năm, đặt biệt là giảm
mạnh ở năm 2010. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ là 152.238 triệu đồng giảm 843 triệu tương đương giảm 0,5% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ đạt 398.400 triệu đồng giảm 32.332 triệu đồng tương đương giảm 21,2% doanh số thu nợ năm 2009. Do để tiết kiệm chi phí Ngân hàng thực hiện lưu vụ cho những hộ vay làm ăn có hiệu quả, không thu hồi nợ rồi cho vay lại và đặc biệt là trong năm 2010 những hộ cận nghèo lo sợ trả nợ không được cho vay lại khi đáo hạn, do UBND xã phường không xác nhận hộ vay là hộ nghèo để được vay vốn tín dụng chính sách, do những năm trước UBND xã xác nhận hộ nghèo để vay vốn quá lỏng lẻo, để tránh tình trạng cho vay sai đối tượng UBND Thành phố ra công văn đề nghị UBND xã phường xác nhận hộ vay là hộ nghèo phải chính xác, xác thực, nên hộ vay lo sợ trả nợ không được cho vay lại, nên nợ trả
chậm lại. Mặc khác do khả năng trả nợ của khách hàng cũng có giảm sút do tình hình đời sống khó khăn.
* Dư nợ hộ nghèo: tăng trưởng qua 3 năm, cụ thể năm 2009 dư nợ đạt
364.643 triệu đồng tăng 35.761 triệu đồng tương ứng tăng 10,9% so với năm 2008, sang năm 2010 dư nợ đạt 398.400 triệu đồng tăng 33.757 triệu đồng tương ứng tăng 9,3% so với năm 2009. Mặc dù doanh số cho vay giảm do đối tượng vay vốn là hộ nghèo giảm (số khách hàng nhận tiền vay năm 2009 là 23.645 hộ vay giảm 4.216 hộ vay tương ứng giảm 15,1% số hộ vay năm 2008, năm 2010 số khách hàng nhận tiền vay là 19.572 hộ vay giảm 4.073 hộ vay tương ứng giảm 17,2% số khách hàng năm 2009), nhưng dư nợ hộ nghèo tăng do những hộ nghèo làm ăn tốt, hiệu quả và có nhu cầu vốn tăng cho sản xuất thì được nâng mức vay (mức vay cao nhất hiện tại là 30 triệu đồng)
* Nợ xấu: Nợ xấu hộ nghèo năm 2009 tăng mạnh 45%, cụ thể năm 2009
nợ xấu là 20.985 triệu đồng tăng 6.603 triệu đồng so với năm 2008, nguyên nhân do Ngân hàng chưa phản ánh kịp thời nợ xấu, năm 2009 Ngân hàng chuyển quá hạn đồng loạt theo hướng dẫn của Hội sở chính, dẫn đến tình trạng tăng vọt. Sang năm 2010 nợ xấu là 19.609 triệu đồng, nợ xấu có phần chuyển biến tốt giảm 1.376 triệu đồng tương đương giảm 6,6% so với năm 2009, do Ngân hàng quyết liệt thu nợ xấu bằng nhiều biện pháp, trong đó Ngân hàng phát động phong trào thi đua khen thưởng giảm nợ xấu.
- Nợ xấu hộ nghèo, một phần do người nghèo bị bệnh tật bất ngờ không thể trả nợ được, trong gia đình có người bị bệnh, một phần do người nghèo buôn bán nhỏ không thể cạnh tranh, người nghèo chỉ có thể tạo ra lượng sản phẩm nhỏ lẻ bán cho thương lái nên bị ép giá, bị rớt giá do dội hàng, giao thông nông thôn còn khó khăn, chưa có thị trường tiêu thụ riêng cho sản phẩm người nghèo, nên có sự quan tâm từ Chính phủ tạo một thị trường tiêu thụ riêng cho người nghèo (ví dụ thị trường tiêu thụ riêng cho những sản phẩm của hộ nghèo trên mạng), để người nghèo có thể tiếp cận dần với thị trường tiêu thụ một cách tốt nhất và rẻ nhất.