- Hoạt động dịch vụ thanh toán của Ngân hàng rất nghèo nàn, chủ yếu là sử dụng trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, một mặt do Ngân hàng mới hình thành, mặt khác do lộ trình đầu tư của Ngân hàng chưa đến giai đoạn đầu tư cho hoạt động dịch vụ thanh toán. Hiện tại, Hội sở chính đã ký giao kết hợp tác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương giải ngân học sinh sinh viên qua thẻ ATM, bên cạnh đó thì Ngân hàng Chính sách xã hội được vay tiền để mua
máy móc thiết bị đầu tư phát triển các dịch vụ, sản phẩm tài chính vi mô. Trong tương lai, Ngân hàng sẽ sử dụng phần mềm Core banking, sẽ cung cấp các dịch vụ thanh toán phù hợp với thị trường.
- Hiện tại, dịch vụ thanh toán của Ngân hàng chủ yếu chuyển tiền nội tỉnh và ngoại tỉnh, nhưng thời gian thực hiện và thanh toán lệnh chuyển tiền cho khách hàng mất rất nhiều thời gian, và không thanh khoản cao. Do cơ sở hạ tầng về công nghệ kém, thiếu nhân lực, Phòng giao dịch còn chưa có kho tiền và do lượng tiền mặt, tiền gửi của Ngân hàng không cao, tất cả nguồn lực về vốn tập trung giải ngân, không thể đáp ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng tốt được. Chính vì vậy dịch vụ thanh toán không thu hút được nhiều khách hàng.
Bảng 3.3: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,% CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Thu từ dịch vụ thanh toán 0,85 1,13 1,32 0,28 33 0,19 17 Chi từ dịch vụ thanh toán 10,25 7,68 22,61 (2,57) (25) 14,93 194
Chênh lệch thu -chi (9,40) (6,55) (21,29) 2,85 (14,74)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010)
- Chi từ dịch vụ thanh toán, Ngân hàng không đủ nhân lực để có thể điều chuyển vốn bằng tiền mặt cho các Phòng giao dịch (mỗi đơn vị chỉ có 01 thủ quỹ), và 03 Phòng giao dịch chưa có kho tiền để đảm bảo an toàn kho quỹ, phải sử dụng đến hệ thống chuyển tiền của Ngân hàng Nông nghiệp để chuyển vốn bằng tiền mặt cho các Phòng giao dịch và phải trả tiền phí chuyển tiền. Vì vậy, chi phí cao hơn thu nhập từ dịch vụ thanh toán.
- Hiện tại, các Ngân hàng Thương mại sử dụng chương trình chuyển tiền liên ngân hàng, nhưng Ngân hàng chưa được Hội sở chính triển khai sử dụng tiện ích, nên phải thanh toán bù trừ bằng giấy qua Ngân hàng Nhà nước, mỗi ngày chỉ có 1 phiên chiều, nên thời gian thanh toán nhanh nhất là 1 ngày.
- Tài khoản tiền gửi, tiền mặt của Ngân hàng (hay còn gọi là an toàn chi trả), được Hội sở chính quy định là không quá 5 tỷ đồng, nhưng do tình trạng khó khăn về vốn, nên mức an toàn chi trả này thường giao động ở 2 – 3 tỷ đồng, nhưng số tiền này nằm đa phần ở 8 Quận, Huyện để chuẩn bị lượng tiền cần thiết để giải ngân. Số tiền còn lại ở Hội sở thường là rất thấp, khi có lệnh chuyển tiền tùy theo tình hình thực tế nếu có đủ tiền để thanh toán cho khách hàng thì thanh toán ngay, nhưng nếu không đủ tiền thì phải xin vốn Hội sở chính, khi nào Hội sở chính chuyển tiền vào thì mới có thể thanh toán cho khách hàng.
- Chính vì thế, dịch vụ thanh toán của Ngân hàng không thu hút được khách hàng, nên thu không đủ bù chi phí. Định hướng trong tương lai, Ngân hàng sẽ phát triển hình thức kinh doanh dịch vụ thanh toán này.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNHTHÀNH PHỐ CẦN THƠ