- Nợ xấu cao, tập trung ở các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và hộ nghèo, chủ yếu do một số ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa đáp ứng được công việc nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, phải nâng cao nghiệp vụ cho ban quản lý tổ, và Ngân hàng phải tham gia vào công tác bầu chọn ban quản lý tổ, để chọn người giúp việc cho mình có trình độ và lòng nhiệt quyết với tín dụng chính sách. Riêng chương trình xuất khẩu lao động do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, thất nghiệp tràn lan, nên các khoản vay xuất khẩu lao động không có việc làm phải về nước, không có tiền trả nợ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn đến thời điểm cuối năm 2010
là 56,61%. Để giảm tỷ lệ nợ xấu xuất khẩu lao động thì các đối tượng lao động về nước phải được bố trí công ăn việc làm có thu nhập ổn định, để trả nợ dần.
- Do lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường, nên xẩy ra tình trạng vay ké, đối tượng vay vốn không phù hợp, hộ thoát nghèo nhưng không trả nợ do lãi suất thấp, trả nợ sẽ không được cho vay lại. Để giải quyết vấn đề này, những trường hợp đối tượng vay vốn không phù hợp sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay bằng với lãi suất thị trường.
- Để hạn chế tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng của tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ phía Ngân hàng.
- Nguồn vốn của Ngân hàng rất hạn hẹp, chủ yếu do được Hội sở chính cấp. Nguồn vốn của Hội sở chính hình thành từ nguồn vốn do cộng đồng quốc tế tài trợ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nhưng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước chuyển sang để cho vay, nhưng đất nước còn nghèo nên lượng vốn chuyển qua không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Theo số liệu do Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính soạn thảo, tổng nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh tính đến ngày 30/06/2010 là 29 tỷ USD, quy ra tiền Việt Nam tương đương 537.800 tỷ đồng (GDP của Việt Nam năm 2010 là khoảng 104 tỷ USD). Trong tổng số nợ trên, nợ của Chính phủ là trên 25 tỷ USD, nợ chính phủ bảo lãnh là trên 3,9 tỷ USD. Việt Nam hiện nợ Nhật Bản nhiều nhất (trên 8,4 tỷ USD) (nguồn: http://tuoitre.vn/PrintView. aspx? ArticleID=422892). Chính vì thế, Ngân hàng phải có chiến lược chủ động về vốn, phải khẩn trương huy động tiết kiệm từ người nghèo, và trích quỹ dự phòng để bổ sung nguồn vốn. Dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ động và linh hoạt hơn.
- Ngân hàng cần phải đa dạng hóa dịch vụ tín dụng như gói tín dụng nhỏ và cấp thiết , đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo trong ngày, như vậy thì hiệu quả hoạt động tín dụng cao và công cuộc giảm nghèo mới nhanh chóng.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị và phần mềm, nâng cao hiệu quả công việc và chuẩn bị cho chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ