Bảng 4.7: TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG - DÀI HẠN (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 159.331 202.404 188.566 43.073 27,0 (13.838) (6,8) Doanh số thu nợ 29.627 62.547 58.979 32.920 111,1 (3.568) (5,7) Dư nợ 315.216 455.073 584.660 139.857 44,4 129.587 28,5 Nợ xấu 2.377 13.280 14.326 10.903 458,7 1.046 7,9
*Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay năm 2009 tăng nhưng năm 2010 lại giảm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt 202.404 triệu đồng tăng 43.073 triệu đồng tương đương tăng 27,0% so với năm 2008. Nguyên nhân là do để nhận được hỗ trợ lãi suất, nên trong năm 2009 lượng khách hàng vay vốn quay vòng tăng và sự tăng trưởng dư nợ trung – dài hạn theo kế hoạch. Năm 2010, doanh số cho vay là 188.566 triệu đồng giảm 13.838 triệu đồng tương đương giảm 5,7% so với năm 2009. Do trong năm 2010 không còn hỗ trợ lãi suất nên hộ vay không tích vay quay vòng vốn, doanh số cho vay tăng chủ yếu là tăng trưởng dư nợ trung – dài hạn theo kế hoạch tín dụng cho những đối tượng mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nên doanh số cho vay trung – dài hạn giảm so với năm 2009.
* Doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ đạt 62.547 triệu đồng tăng 32.920 triệu đồng tương đương tăng 111,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là nợ trung – dài hạn đến hạn phải trả và khách hàng tích cực trả nợ đến hạn để được vay lại với lãi suất hỗ trợ làm cho doanh số thu nợ tăng vọt và do những món nợ trung – dài hạn những phân kỳ nợ đã cam kết đến hạn phải trả nợ. Năm 2010 doanh số thu nợ là 58.979 triệu đồng giảm 3.568 triệu đồng tương đương giảm 5,7%, do chỉ thu nợ trung – dài hạn đến hạn theo phân kỳ trả nợ.
* Dư nợ
- Dư nợ trung – dài hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 dư nợ đạt 455.073 triệu đồng tăng 139.857 triệu đồng tương đương tăng 44,4% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ đạt 584.660 triệu đồng tăng 129.587 triệu đồng tương đương tăng 28,5% so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ trung – dài hạn tăng năm 2009 do dư nợ trung - dài hạn được Ngân hàng đầu tư với mục tiêu giảm nghèo, cải thiện môi trường sống, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội. Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ trung – dài hạn năm 2010 so với năm 2009 do khó khăn về vốn không thể tăng trưởng dư nợ thêm, và những dự án chưa hoàn thành nên chưa giải ngân được.
* Nợ xấu
- Nợ xấu tăng qua 3 năm. Năm 2009 nợ xấu là 13.280 triệu đồng tăng 10.903 triệu đồng tương đương tăng 458,7% so với năm 2009, cũng như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu năm 2009 tăng vọt do khoan nợ và chuyển nợ quá hạn. Năm 2010, nợ xấu là 14.326 triệu đồng tăng 1.046 triệu đồng tương đương tăng 7,9% so với năm 2009, do khả năng trả nợ của khách hàng giảm và rủi ro tín dụng đối với món nợ trung – dài hạn tăng, tập trung tăng nợ xấu chương trình xuất khẩu lao động.
4.2.2 Tình hình cho vay theo chương trình của Ngân hàng (2008 – 2010) 4.2.2.1 Tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (2008 – 2010):
Bảng 4.8: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH VÙNG KHÓ KHĂN QUA 3 NĂM
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 8.097 7.110 4.733 (987) (12) (2.377) (33) Doanh số thu nợ 97 518 4.733 421 434 4.215 813 Dư nợ 9.000 15.592 15.592 6.592 73 0 -
Nợ xấu - - - - - - -
(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2008 – 2010)
* Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay hộ SXKD VKK giảm qua 3 năm, đặc biệt là giảm mạnh năm 2010. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt 7.110 triệu đồng giảm 987 triệu tương ứng giảm 12% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 4.733 triệu đồng giảm 2.377 triệu đồng tương ứng giảm 33% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, khó tìm được thị trường tiêu thụ, đặc biệt là sản xuất kinh doanh vùng khó khăn sẽ khó khăn hơn và cơ sở hạ tầng thấp, không mở rộng quy mô… cho nên doanh số cho vay giảm qua 3 năm và doanh số cho vay năm 2010 là thu nợ, rồi giải ngân lại.
* Doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ tăng qua 3 năm, cho thấy Ngân hàng thu tốt chương trình tín dụng này. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ đạt 518 triệu đồng tăng 421 triệu đồng tương ứng tăng 434% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 4.733 triệu đồng tăng 4.215 triệu đồng tương ứng tăng 813%. Ngân hàng thu tốt nợ hộ SXKD VKK, đồng thời hộ SXKD VKK cũng trả nợ tốt, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, nhưng hộ SXKD VKK vẫn trả nợ đúng hạn, Ngân hàng nên mở rộng tín dụng cho hộ SXKD VKK khi hộ vay có nhu cầu.
* Dư nợ
- Dư nợ hộ SXKD VKK tăng, nhưng năm 2010 không tăng so với năm 2009. Cụ thể, dư nợ năm 2009 đạt 15.592 triệu đồng tăng 6.592 triệu đồng tăng 73% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ đạt 15.592 triệu đồng bằng với năm 2009. Nguyên nhân là do hoạt động tại khó khăn, nên các hộ SXKD VKK không mở rộng quy mô nên không cần thêm vốn tín dụng, nên dư nợ không tăng.
4.2.2.2 Tình hình cho vay Thương nhân (2008 – 2010)
Bảng 4.9: TÌNH HÌNH CHO VAY THƯƠNG NHÂN (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay - - 2.000 - - 2.000 - Doanh số thu nợ - - - - - - - Dư nợ - - 2.000 - - 2.000 -
Nợ xấu - - - - - - -
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)
- Chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, mới được triển khai năm 2010. Doanh số cho vay và dư nợ đạt 2.000 triệu đồng nhằm phát triển kinh tế vùng khó khăn, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng khó khăn.
4.2.2.3 Tình hình cho vay Học sinh sinh viên (2008 – 2010)
Bảng 4.10: TÌNH HÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 66.184 81.127 92.499 14.943 22,6 11.372 14,0 Doanh số thu nợ 1.174 2.460 6.718 1.286 109,5 4.258 173,1 Dư nợ 97.918 176.585 262.366 78.667 80,3 85.781 48,6 Nợ xấu 869 3.757 3.765 2.888 332,3 8 0,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)
* Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt 81.127 triệu đồng tăng 14.943 triệu đồng tăng 22,6% so với năm 2008. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 92.499 triệu đồng tăng 11.372 triệu đồng tăng 14% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên rất lớn, nên khi chính phủ đưa ra chính sách cho vay HSSV, đã đáp ứng đúng nhu cầu vay vốn của sinh viên. Trong năm 2009, năm 2010, mặc dù khó khăn trong vấn đề nguồn vốn nhưng tín dụng sinh viên được ưu tiền giải ngân khi có vốn Hội sở chính chuyển về, nên doanh số cho vay HSSV tăng trưởng qua các năm. Chỉ riêng tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 14% giảm hơn năm 2009 là 8,6%, do năm 2010, Chính phủ ra chính sách những sinh viên thuộc diện hộ nghèo thì được vay toàn khóa học, nhưng những sinh viên thuộc diện gia đình khó khăn thì chỉ được vay 1 năm học, cho nên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là 8,6%.
* Doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ đạt 2.460 triệu đồng tăng 1.286 triệu đồng tương đương tăng 109,5% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 6.718 triệu đồng tăng 4.258 triệu đồng tương đương tăng 173,1% so với năm 2009. Tình hình thu nợ sinh viên khả quan, cho thấy tín dụng sinh viên sẽ đem lại hiệu quả cho Ngân hàng cũng như cho xã
hội, nhân lực tự đào tạo. Sinh viên trả nợ tốt, do thời gian trả nợ dài và khi sinh viên ra trường thì mới bắt đầu trả nợ, nhưng lãi thì tính từ lúc nhận tiền vay.
* Dư nợ
- Dư nợ sinh viên tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 dư nợ sinh viên đạt 176.585 triệu đồng tăng 78.667 triệu đồng tương đương tăng 80,3%. Năm 2010, dư nợ đạt 262.366 triệu đồng tăng 85.781 triệu đồng tương đương tăng 48,6%. Dư nợ trong 3 năm tăng mạnh, do năm 2007 chính sách tín dụng mở rộng đối với đối tượng sinh viên như những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có theo học tại các trường là được vay vốn, trong khi chính sách tín dụng trước kia chỉ áp dụng cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc trường chính quy và có học lực từ khá trở lên. Đồng thời tăng hạn mức tín dụng do học phí tăng (hạn mức cho vay từ 200.000đ/tháng -> 300.000đ/tháng -> 800.000đ/tháng -> hiện tại là 900.000đ/tháng)
* Nợ xấu
- Nợ xấu sinh viên tăng đặc biệt là năm 2009. Cụ thể năm 2009 nợ xấu là 3.757 triệu đồng tăng 2.888 triệu đồng tương đương tăng 332,3% so với năm 2008. Năm 2010 nợ xấu là 3.765 triệu đồng tăng 8 triệu đồng tương đương tăng 0,2% so với năm 2009. Nợ xấu của học sinh sinh viên là do những khoản tín dụng trước đây nhận từ Ngân hàng Công thương TP Cần Thơ, lúc đó giải ngân cho sinh viên các tỉnh học tại Cần Thơ, nên khi sinh viên ra trường và đi làm tứ tán, không thể liên hệ được với sinh viên để thu hồi nợ, nên nợ xấu tăng. Nợ xấu tăng đột biến năm 2009 là do chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời tồn đọng của những năm trước, phải chuyển nợ quá hạn đồng loạt trong năm 2009 theo hướng dẫn của Hội sở chính.
4.2.2.4 Tình hình cho vay Giải quyết việc làm (2008 – 2010)
Bảng 4.11: TÌNH HÌNH CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 12.603 18.349 20.895 5.746 45,6 2.546 13,9 Doanh số thu nợ 8.452 14.627 12.273 6.175 73,1 (2.354) (16,1) Dư nợ 31.436 35.158 43.780 3.722 11,8 8.622 24,5 Nợ xấu 1.496 3.903 3.064 2.407 160,9 (839) (21,5)
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)
* Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt 18.349 triệu đồng tăng 5.746 triệu đồng tương đương tăng 45,6% so với năm 2008, năm 2010 doanh số cho vay đạt 20.895 triệu đồng tăng 2.546 triệu đồng tương đương tăng 13,9% so với năm 2010. Cho vay QGVL khi nhận được theo quyết định của UBND duyệt dự án vay vốn, nhu cầu tín dụng giải quyết việc làm của địa phương tăng nên doanh số cho vay tăng. Năm 2009 tốc độ tăng doanh số cho vay tăng nhanh do hộ vay đáo hạn để được hưởng hỗ trợ lãi suất.
* Doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ tăng giảm biến động. Cụ thể năm 2009, doanh số thu nợ đạt 14.627 triệu đồng tăng 6.175 triệu đồng tương đương tăng 73,1% so với năm 2008, trong khi đó năm 2010 doanh số thu nợ là 12.273 triệu đồng giảm 2.354 triệu đồng tương đương giảm 16,1% so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến biến động tăng thu mạnh năm 2009 là do những hộ vay nợ đến hạn tích cực trả nợ, để được vay vốn lại hưởng hỗ trợ lãi suất 4%/năm, đến năm 2010 tình hình trả nợ trở lại bình thường (như khi đến hạn xin gia hạn nợ) nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng hơn năm 2008 do tăng dư nợ thì thu nợ tăng.
* Dư nợ
- Dư nợ giải quyết việc làm tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 dư nợ đạt 35.158 triệu đồng tăng 3.722 triệu đồng tương đương tăng 11,8%
so với năm 2008, năm 2010 dư nợ đạt 43.780 triệu đồng tăng 8.622 triệu đồng tương đương tăng 24,5% so với năm 2009. Năm 2009, chương trình GQVL chưa giải ngân hết chỉ tiêu nên được mang sang năm 2010 tiếp tục giải ngân nên có sự tăng dư nợ cao 24,5% ở năm 2010.
* Nợ xấu
- Nợ xấu GQVL tăng mạnh năm 2009. Cụ thể nợ xấu năm 2009 là 3.903 triệu đồng tăng 2.407 triệu đồng tương đương tăng 160,9% so với năm 2008. Nguyên nhân do Ngân hàng chuyển nợ quá hạn không kịp thời, năm 2009 chuyển nợ quá hạn đồng loạt dẫn đến nợ xấu tăng cao. Năm 2010 nợ xấu giảm còn 3.064 triệu đồng, với quyết tâm giảm tỷ lệ nợ xấu, Ngân hàng đã thu hồi được 839 triệu đồng nợ xấu, tương đương giảm 21,5% so với nợ xấu năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2010 gần 7%, cho thấy chất lượng tín dụng nợ GQVL là rất thấp.
4.2.2.5 Tình hình cho vay Xuất khẩu lao động (2008 – 2010)
Bảng 4.12: TÌNH HÌNH CHO VAY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Đvt: Triệu đồng,%
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 2.170 550 760 (1.620) (74,7) 210 (38,2) Doanh số thu nợ 2.402 2.328 1.468 (74) (3,1) (860) (36,9) Dư nợ 14.689 12.911 12.203 (1.778) (12,1) (708) (5,5) Nợ xấu 211 5.166 6.908 4.955 2348,3 1.742 33,7
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)
* Doanh số cho vay: Do tình hình người lao động phải về nước trước hạn
trong đại đa số lượng nợ XKLĐ nên doanh số cho vay giảm mạnh cụ thể năm 2009 doanh số cho vay là 550 triệu đồng giảm 1.620 triệu đồng tương đương giảm 74,7% so với năm 2008, do tình hình xuất khẩu lao động giảm. Năm 2010, doanh số cho vay là 760 triệu đồng tăng nhẹ 210 triệu đồng tương đương tăng 38,2% so với năm 2009, là do những lao động đã đi lao động ở nước ngoài và làm lương thỏa đáng nên năm 2010 xin đi lần nữa, và những lao động có tay
nghề được tuyển chọn. Không như những năm trước, Trung tâm giới thiệu việc làm tuyển chọn đi xuất khẩu lao động ồ ạc, có số lượng mà không có chất lượng lao động nên khi khủng hoảng việc làm ở các nước nhập khẩu lao động thì không thể có việc làm cho lao động do những lao động phổ thông không có tay nghề giỏi.
* Doanh số thu nợ: Lao động về nước trước hạn nên không có tiền trả nợ
cho Ngân hàng, và tình hình thu nợ ngày càng xấu thêm. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ là 2.328 triệu đồng giảm 74 triệu đồng tương giảm 3,1% so với năm 2008, năm 2010 doanh số thu nợ là 1.468 triệu đồng giảm 860 triệu đồng tương đương giảm 36,9%. Cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng giảm.
* Dư nợ: Dư nợ XKLĐ giảm qua 3 năm, do nhu cầu đi XKLĐ của người
lao động giảm mạnh, cụ thể năm 2009 dư nợ là 12.911 triệu đồng giảm 1.778 triệu đồng tương đương giảm 12,1% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ đạt 12.203 triệu đồng giảm 708 triệu đồng tương đương giảm 5,5% so với năm 2009.
* Nợ xấu: Nợ xấu XKLĐ tăng nhanh qua 3 năm và không dừng được,
một phần do người lao động không tìm được việc làm khi trở về nước nên không có tiền trả nợ, phần khác do tâm lý lây lan, người vay cho là mình bị Trung tâm giới thiệu việc làm dụ đi XKLĐ, nhưng khi đi lao động nước ngoài không có việc làm phải về nước nên bây giờ không trả nợ. Do vậy, tình hình nợ xấu tăng nhanh cụ thể như năm 2009 nợ xấu là 5.166 triệu đồng tăng 4.955 triệu đồng tương đương tăng 2.348,3% so với năm 2008 do khách hàng không trả nợ và một phần do chuyển nợ quá hạn không kịp thời, đến thời điểm năm 2009 chuyển nợ quá