Tình hình tỷ trọng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 65)

4.2.3.1 Tình hình tỷ trọng dư nợ theo chương trình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm:

- Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng thì hộ nghèo vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm, cho thấy hiện tại trọng tâm hoạt tín dụng của Ngân hàng là hộ nghèo. Bên cạnh đó thì tín dụng HSSV và NS & VSMT nông thôn là chiếm tỷ trọng dư nợ cao sau tỷ trọng hộ nghèo.

Bảng 4.18: TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010

Đvt: Triệu đồng,%

2008 2009 2010

DƯ NỢ

Số tiển % Số tiển % Số tiển %

1.Hộ SXKD VKK 9.000 1,61 15.592 2,19 15.592 1,79

2.Thương nhân 0,00 0,00 2.000 0,23

3.Học sinh sinh viên 97.918 17,47 176.585 24,84 262.366 30,10 4.Giải quyết việc làm 31.436 5,61 35.158 4,95 43.780 5,02 5.Xuất khẩu lao động 14.689 2,62 12.911 1,82 12.203 1,40 6.Hộ nghèo 328.882 58,68 364.643 51,30 398.400 45,71 7.Nước sạch & VS MTNT 61.130 10,91 87.646 12,33 101.494 11,65 8.Nhà vượt lũ 17.455 3,10 17.642 2,48 17.258 1,99 9.Hộ nghèo về nhà ở 0,00 401 0,06 10.663 1,22 10.Dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn 0,00 192 0,03 7.752 0,89 Tổng cộng 560.510 100,00 710.770 100,00 871.508 100,00

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2008, 2009, 2010)

- Tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: tỷ trọng

không thay đổi qua 3 năm luôn ở mức khoảng 2% tổng dư nợ. Chương trình mới triển khai, nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn nên khó khăn về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ tại chổ, với tình hình kinh tế trong và ngoài nước trì trệ, không tìm ra được thị trường tiêu thụ, sức cạnh tranh yếu… sản xuất kinh doanh không khả quan, nên dư nợ không tăng.

- Tỷ trọng dư nợ Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: chương trình mới triển khai, nên dư nợ thấp do lại vùng khó khăn rất ít

thương nhân hoạt động thương mại, nên không có nhu cầu vay vốn, trong tương lai dư nợ thương nhân vẫn không tăng, dư nợ đến năm 2010 là 2.000 triệu đồng, chiếm 0,23% tổng dư nợ.

- Tỷ trọng dư nợ nhà vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long: người vay được cho vay để mua 01 căn nhà tại cụm tuyến dân cư vượt lũ, nền nhà do UBND cấp. Tỷ trọng dư nợ trong 3 năm từ 2-3%, do giải ngân theo nhu cầu, Ngân hàng không chủ động được, khi nào nhà thầu xây dựng xong thì Ngân hàng mới có thể giải ngân cho hộ vay để mua nhà tại cụm tuyến dân cư vượt lũ. Tỷ trọng dư nợ không tăng do hiện tại UBND Quận, Huyện đã triển khai lập quy hoạch tỷ lệ 1/500, hiện đang lập thiết kế kỹ thuật và thống kê để áp giá bồi thường để giao đất cho thầu xây dựng xây nhà và bán cho hộ sống trong vùng thường xuyên ngập lũ để di dời chổ ở.

- Tỷ trọng dư nợ hộ nghèo về nhà ở: Hộ nghèo phải vay tiền để bù đủ chi phí xây nhà ở, bên cạnh là vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động cộng đồng giúp đỡ. Hiện tại do vật tư lên giá quá nhanh, địa phương chưa tìm được nguồn hỗ trợ nên tiến độ xây dựng chậm, dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, trong 3 năm (2008 – 2010) tỷ trọng dư nợ hộ nghèo về nhà chỉ chiếm khoản 1% tổng dư nợ.

- Tỷ trọng dư nợ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn: Để hỗ trợ đất sản xuất và đất ở UBND phải tìm quỹ đất để giao cho những hộ vay, nhưng hiện nay khó tìm ra quỹ đất, nên tiến độ giải ngân chậm. Những Quận, Huyện nào không có quỹ đất thì chủ yếu cho vay chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm và đối tượng khách hàng là người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn có số lượng ít nên tỷ trọng dư nợ chiếm khoản 1% tổng dư nợ.

- Tỷ trọng dư nợ xuất khẩu lao động: giảm qua các năm, năm 2008 tỷ trọng dư nợ xuất khẩu lao động chiếm 2,62%, đến năm 2009 chiếm 1,82%, sang năm 2010 chỉ còn 1,40% tổng dư nợ. Cho thấy tình hình xuất khẩu lao động của Thành phố Cần Thơ sụt giảm, do các nước nhập khẩu không đảm bảo công việc cũng như tiền lương thỏa đáng cho lao động.

- Tỷ trọng dư nợ giải quyết việc làm: trong 3 năm tỷ trọng giao động từ 5,02 – 5,61%, chỉ tiêu giải ngân hằng năm do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ tổng hợp từ nhu cầu giải quyết việc làm tại địa phương, thông báo cho Ngân hàng, Ngân hàng lập kế hoạch tín dụng gửi Hội sở chính. Dư nợ GQVL tăng mỗi năm, nhưng tỷ trọng dư nợ GQVL chiếm tỷ trọng tương đối thấp, do tăng trưởng dư nợ tín dụng các chương trình tín dụng khác cao.

- Tỷ trọng dư nợ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: qua 3 năm chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 10,91%, năm 2009 là 12,33%, năm 2010 là 11,65% tổng dư nợ. Chương trình này rất thiết thực, bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ vệ sinh môi trường nông thôn. Do nhu cầu tín dung này cao, nên tỷ trọng dư nợ cao. Tỷ trọng này sẽ giảm trong thời gian tới do hết nhu cầu, vì tất cả các hộ không có công trình nước sạch và công trình hợp vệ sinh đều được vay vốn.

- Tỷ trọng dư nợ HSSV: Tỷ trọng dư nợ HSSV tăng mạnh qua 3 năm, năm 2009 chiếm 24,84% tăng 7,37% so với năm 2008, năm 2010 chiếm 30,10% tăng 5,26% so với năm 2009. Tỷ trọng dư nợ HSSV chỉ thấp hơn tỷ trọng dư nợ hộ nghèo và tăng mỗi năm. Do nhu cầu vay vốn của HSSV rất cao, để đầu tư cho học tập, do chi phí học tập ngày càng tăng, nên Chính phủ duyệt định mức cho vay HSSV tăng dần (từ … -> 200.000đ/tháng -> 300.000đ/tháng -> 800.000đ/tháng - > 860.000đ/tháng -> 900.000đ/tháng) và do Chính phủ mở rộng đối tượng sinh viên được vay vốn.

- Tỷ trọng dư nợ hộ nghèo: chiếm tỷ trọng cao nhất, mặc dù có giảm qua 3 năm, năm 2009 chiếm 51.30% giảm 7,38% so với năm 2008, năm 2010 chiếm 45,71% giảm 5,59% so với năm 2010. Do tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm nên tỷ trọng dư nợ hộ nghèo giảm, để đầu tư vào các mục tiêu khác, phát triển đất nước hơn, đặc biệt là đầu tư cho vay HSSV, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, mặc khác do nguồn vốn rất hạn hẹp, phải ưu tiên giải ngân chương trình hộ nghèo về nhà ở, nhà vượt lũ, dân tộc thiểu số và học sinh sinh viên

4.2.3.2 Tình hình tỷ trọng dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010) năm (2008 – 2010)

Bảng 4.19: TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,%

2008 2009 2010

Dư nợ

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 245.294 43,76 255.697 35,97 286.848 32,91 Trung - dài hạn 315.216 56,24 455.073 64,03 584.660 67,09

Tổng cộng 560.510 100,00 710.770 100,00 871.508 100,00

- Tín dụng chính sách phần lớn là cho vay dài hạn, nguồn tài chính đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định xã hội và thực hiện cam kết xóa đói giảm nghèo.

- Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng dần, năm 2008 tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn là 56,24%, năm 2009 là 64,03% tăng 7,79% so với năm 2008, năm 2010 là 67,09% tăng 3,06% so với năm 2009. Tín dụng trung - dài hạn tăng qua từng năm chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

- Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm, trong khi đó tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn tăng mỗi năm, chọn lựa này mang nhiều tính rủi ro và giảm hiệu quả tín dụng, nhưng đem lại sự đầu tư phát triển đất nước trong lâu dài, như:

+ Các chương trình hộ SXKD VKK, thương nhân hoạt động VKK tạo công ăn việc, phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu ngành nghề vùng khó khăn.

+ Chăm lo đời sống dân tộc thiểu số, xây nhà ở cho hộ nghèo, nhà vượt lũ cho hộ dân sống ở vùng thường xuyên bị ngập lũ.

+ Xây dựng công trình vệ sinh và nước sinh hoạt sử dụng để chăm lo sức khỏe cho người dân vùng nông thôn

+ Tạo nguồn nhân lực cho đất nước

+ Tạo điều kiện để cải thiện đời sống hộ nghèo, tạo công ăn việc làm, và hỗ trợ người dân đi xuất khẩu lao động khi có nhu cầu để có thể đem ngoại tệ về cho đất nước.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

- Các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, nguồn vốn trung ương, nguồn vốn huy động, nguồn vốn khác trong đó là nguồn vốn địa phương… phần trên đã phân tích, đánh giá và nêu những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình hình tăng giảm. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, Hội sở chính, Ban đại diện Hội đồng quản trị Thành phố, mặc dù hiệu quả tín dụng đạt được không đáng kể, nhưng Ngân hàng đã đảm bảo được mô hình hoạt động tín dụng thông suốt và từng bước khắc phục những khó khăn và yếu kém.

4.3.1 Dư nợ trên vốn huy động

- Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động là rất cao, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng là rất thấp. Cần phải có chiến lược để thu hút được

lượng vốn huy động này ngày một tăng. Như vậy thì hoạt động của Ngân hàng mới chủ động và linh hoạt.

Bảng 4.20: TÌNH HÌNH DƯ NỢ VÀ VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

Tổng dư nợ (triệu đồng) 560.510 710.770 871.508 Vốn huy động (triệu đồng) 10.062 11.850 12.868 Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần) 56 60 68 Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ (%) 2% 2% 1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010)

- Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động rất cao và tăng dần qua mỗi năm, năm 2008 là 56 lần, năm 2009 là 60 lần và 2010 là 68 lần. Phản ánh tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng thấp chỉ chiếm từ 1% đến 2% tổng dư nợ.

- Ngân hàng cho vay chủ yếu sử dụng vốn từ cấp trên cấp cho, hiện tại thì Ngân hàng không thể nào huy động từ dân cư với những quy định về lãi suất huy động và thời gian huy động, Ngân hàng cần phải tranh thủ sự hỗ trợ từ chính quyền, cơ quan, tổ chức địa phương. Trong thời gian tới, Ngân hàng huy động từ người nghèo, và đây là nguồn tài chính chủ lực vì tính ít biến động và chi phí tiếp cận khách hàng thấp, nhưng tốc độ huy động không thể huy động nhanh được, vì người nghèo chỉ có thể tiết kiệm với những khoản tiền nhỏ.

4.3.2 Vòng quay vốn tín dụng:

- Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng chậm, cho thấy việc đầu tư không an toàn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Bảng 4.21: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 Doanh số thu nợ(trđ) 171.764 183.044 158.687 11.280 (24.357) Dư nợ bình quân (trđ) 483.394 635.640 791.139 152.246 155.499 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 0,36 0,29 0,20 (0,07) (0,09)

- Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm giảm dần. Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng là 0,36 vòng/năm, năm 2009 là 0,29 vòng/năm giảm 0,07 vòng/năm so với năm 2008. Sang năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 0,20 vòng/năm giảm 0,09 vòng/năm so với năm 2009. Cho thấy tốc độ thu hồi nợ chậm, nguy cơ xẩy ra rủi ro tín dụng cao.

- Nguyên nhân trọng tâm làm vòng quay tín dụng thấp là do cơ cấu dư nợ trung – dài hạn của Ngân hàng cao, vì cho vay theo quy định của Chính phủ. Để cải thiện vấn đề này, cần phải cung ứng thêm một dịch vụ tín dụng nhỏ với thời hạn cho vay ngắn cho hộ nghèo có nhu cầu vay ngày, tuần, tháng… để tăng vòng quay vốn tín dụng, đây cũng là một trong những nhu cầu tín dụng của hộ nghèo mà Ngân hàng chưa khai thác.

4.3.3 Thời gian thu nợ bình quân (năm):

- Thời gian thu nợ bình quân cao, cho thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng chậm, sẽ gặp nhiều rủi ro.

Bảng 4.22: THỜI GIAN THU NỢ BÌNH QUÂN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010) CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 Dư nợ bình quân(trđ) 483.394 635.640 791.139 152.246 155.499 Doanh số thu nợ (trđ) 171.764 183.044 158.687 11.280 (24.357) Thời gian thu nợ bình quân

(năm) 2,8 3,5 5,0 0,7 1,5

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)

- Năm 2008, thời gian thu nợ bình quân của Ngân hàng là 2,8 năm. Năm 2009, thời gian thu nợ bình quân là 3,5 năm, tăng 0,7 năm so với năm 2008. Năm 2010, dư nợ tăng và doanh số thu nợ giảm nên thời gian thu nợ bình quân năm 2010 là 5 năm, tăng nhanh 1,5 năm so với năm 2009.

- Thời gian thu nợ bình quân của Ngân hàng trong 3 năm tăng dần, cho thấy tốc độ thu hồi vốn của Ngân hàng chậm, tốc độ lưu chuyển vốn của Ngân hàng chậm.

- Nguyên nhân thứ nhất là Ngân hàng đầu tư các khoản tín dụng trung - dài hạn tăng dần qua các năm.

- Nguyên nhân thứ hai là doanh số thu nợ giảm và trong khi dư nợ bình quân tăng cao.

4.3.4 Hệ số thu nợ:

- Hệ số thu hồi nợ cho biết Ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng số tiền cho vay trong một kỳ kinh doanh.

Bảng 4.23: HỆ SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/

2008

2010/ 2009

Doanh số thu nợ (trđ) 171.764 183.044 158.687 11.280 (24.357) Doanh số cho vay (trđ) 325.997 333.304 319.425 7.307 (13.879) Hệ số thu hồi nợ (%) 52,7 54,9 49,7 2,2 (5,2)

(Nguồn: báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)

- Hệ số thu hồi nợ giao động tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 hệ số thu hồi nợ là 54,9% tăng 2,2% so với năm 2008. Năm 2010, hệ số thu hồi nợ là 49,7% giảm 5,2% so với năm 2009.

- Hệ số thu hồi nợ qua 3 năm giao động ở khoảng 50%, cho thấy với 1 đồng vốn Ngân hàng cho vay thì Ngân hàng sẽ thu hồi nợ được 0,5 đồng, đồng nghĩa Ngân hàng thu hồi lại được 50% số tiền cho vay trong một kỳ kinh doanh.

4.3.5 Nợ xấu:

Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao tức là Ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Chỉ số này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ. Theo quyết định 493/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 5% trên tổng dư nợ. Một trong những dấu hiệu cơ bản để nhận dạng rủi ro tín dụng đó là nợ xấu. Nợ xấu càng lớn thì ngân hàng càng gặp nhiều nguy cơ trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, chỉ tiêu nợ xấu và rủi ro tín dụng có liên quan mật thiết với nhau và cũng là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Vì vậy, việc kiểm soát nợ xấu đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Bảng 4.24: TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

Nợ xấu (triệu đồng) 16.958 33.969 33.430 Doanh số cho vay (triệu đồng) 560.510 710.770 871.508

Nợ xấu/Dư nợ (%) 3,03 4,78 3,84

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)

- Về số tuyệt đối, tình hình nợ xấu năm 2009 tăng vọt so với năm 2008, năm 2010 với nhiều cố gắng, nhưng nợ xấu năm 2010 chỉ giảm nhẹ so với năm 2009. Cụ thể, năm 2009 tổng nợ xấu là 33.969 triệu đồng tăng 17.011 triệu đồng tương đương tăng 100,3% so với năm 2008. Năm 2010, tổng nợ xấu là 33.430 triệu đồng giảm 539 triệu đồng tương đương giảm 1,6% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nợ xấu không được phản ánh kịp thời, năm 2009 Ngân hàng đã phân loại nợ đồng loạt khách quan, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng vọt trong năm 2009 so với năm 2008. Năm 2010 Ngân hàng đã có nhiều cố gắng nên nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)