Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 34 - 37)

- Tháng 12/2007, khủng hoảng tài chính thế giới bước sang tình trạng trầm trọng, dẫn đến thị trường tài chính trong nước cũng ảnh hưởng, nguồn vốn huy động khó khăn, tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn phải đi vay trên thị trường tài chính với lãi suất qua đêm để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. NHCSXH CN TP Cần Thơ cũng không ngoại lệ, nguồn vốn do ngân sách cấp cũng hạn hẹp, tăng trưởng tín dụng giảm, năm 2009 tăng trưởng tín dụng là 26,8% so với năm 2008 thì năm 2010 tăng trưởng tín dụng là 22,6% so với năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 4,2%. Với tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đảm bảo bảo tồn vốn, thu nhập cao hơn chi phí.

Bảng 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,% CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 CHỈ TIÊU Số

tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Số

tiền (%) 1. Thu nhập 31.329 33.718 39.002 2.389 8 5.284 16

- Thu lãi cho vay 30.900 33.294 38.705 2.394 8 5.411 16 - Thu ngoài lãi 429 424 297 (5) (1) (127) (30)

2. Chi phí 17.472 23.860 28.401 6.388 37 4.541 19

- Chi trả lãi huy

động 365 303 288 (62) (17) (15) (5) - Chi phí ngoài lãi 17.107 23.557 28.113 6.450 38 4.556 19

3. Chênh lệch thu– chi

=(1)-(2)

13.857 9.858 10.601 (3.999) (29) 743 8

- Năm 2009 chênh lệch thu chi thấp hơn năm 2008 là 3.999 triệu đồng, tương đương giảm 29%. Năm 2010 chênh lệch thu chi tăng 743 triệu đồng so với năm 2009, tăng 8%, nhưng vẫn giảm so với năm 2008 là 3.256 triệu đồng, giảm 23%.

- Nguyên nhân thứ nhất làm chênh lệch thu chi năm 2009, 2010 giảm so với năm 2008, và năm 2010 có sự khởi sắc là do chí phí tăng, chi phí của ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010), như sau:

Bảng 3.2: CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,% 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 CHI PHÍ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Hoạt động tín dụng 365 303 288 (62) (17) (15) (5) Hoạt động dịch vụ 6.454 8.208 10.367 1.754 27 2.159 26 Nộp thuế và các phí, lệ phí 4 8 20 4 100 12 150

Chi phí cho nhân

viên 5.374 8.344 11.659 2.970 55 3.315 40 Chi phí quản lý 2.290 3.350 3.785 1.060 46 435 13 Chi về tài sản 2.977 3.558 2.131 581 20 (1.427) (40) Chi dự phòng 48 128 48 80 167 Chi phí khác 8 41 23 33 486 (18) (46) Tổng cộng 17.472 23.860 28.401 6.388 37 4.541 19

(Nguồn: Báo cáo tài chính (2008 – 2010)

- Chi phí năm 2009 tăng cao hơn năm 2008 là 6.388 triệu đồng. Trong đó, chi phí hoạt động dịch vụ tăng 1.754 triệu đồng là do dư nợ năm 2009 tăng 150.260 triệu đồng so với năm 2008 thì chi phí ủy thác cho Hội đoàn thể và Tổ trưởng tổ TK & VV tăng theo. Chi phí nhân viên tăng 2.970 triệu đồng do lương cơ bản tăng. Chi phí quản lý tăng 1.060 triệu đồng do trong năm 2009 Hội sở chính triển khai cải cách thủ tục hành chính, thay đổi toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, một khách hàng vay nhiều chương trình tín dụng, mỗi chương trình tín dụng khách hàng giữ một bộ hồ sơ tín dụng thì thay bằng một sổ vay vốn để khách hàng theo dõi tất cả các chương trình, và do Ngân hàng triển khai giao

dịch lưu động cách trụ sở 3km đến từng xã, thị trấn nên phát sinh chi phí tiền xăng xe đi giao dịch lưu động, chi phí phát sinh tại điểm giao dịch và tiền chạy máy phát điện do một số nơi vùng sâu, điện bị cúp thường xuyên. Chi về tài sản năm 2009 tăng 581 triệu đồng so với năm 2008 là do chi phí xây dựng trụ sở Phòng giao dịch năm 2009 tăng hơn năm 2008.

- Chi phí năm 2010 tăng 4.541 triệu đồng so với năm 2009, nhưng so với mức độ tăng chi phí của năm 2009 là thấp hơn 1.847 triệu đồng. Trong đó, chi phí hoạt động dịch vụ tăng 2.159 triệu đồng và chi phí cho nhân viên tăng 3.315 triệu đồng so với năm 2009 và cao hơn mức tăng chi phí của năm 2009 so với năm 2008 vì đây là những khoản chi phí chi theo định mức không thể khác được. Còn chi phí quản lý tăng 435 triệu so với năm 2009 và thấp hơn mức tăng chi phí của năm 2009 so với năm 2008 vì cải cách hồ sơ tín dụng đã hoàn tất và các điểm giao dịch tại xã tiếp tục triển khai để đạt 100% điểm giao dịch tại xã, trợt giá (chỉ số tiêu dùng CPI năm 2010 là 11,75%), nên chi phí quản lý chỉ tăng 435 triệu đồng. Điểm nổi trội là mức độ giảm chi về tài sản, năm 2010 Ngân hàng không xây dựng trụ sở cho Phòng giao dịch Cờ Đỏ, Cái Răng vì chưa được UBND cấp đất, chỉ chi mua tài sản cần thiết cho hoạt động.

- Nguyên nhân thứ hai là thu nhập từ lãi năm 2009 tăng 2.394 triệu đồng so với năm 2008, trong khi đó thu từ lãi năm 2010 tăng 5.284 triệu đồng so với năm 2009 do sự tăng trưởng dư nợ và thu lãi học sinh sinh viên (năm 2009, Hội sở chính không cho phép thu lãi học sinh sinh viên khi chưa ra trường, nhưng do hộ vay có nhu cầu trả lãi bớt trong thời gian giải ngân, nên năm 2010, Hội sở chính cho phép thu lãi học sinh sinh viên đang học khi hộ vay có nhu cầu). Năm 2008, thu lãi HSSV 870 triệu đồng, năm 2009 thu lãi HSSV 453 triệu đồng, giảm 417 triệu đồng, năm 2010 thu lãi HSSV 3.813 triệu đồng, tăng 3.360 triệu đồng so với năm 2009.

- Nguyên nhân thứ ba là do tỷ lệ nợ xấu tăng (năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 3,03%, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 4,78% tăng 1,75% so với năm 2008, và năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 3,84% giảm 0,94% so với năm 2009, nhưng vẫn cao hơn 0,81% so với năm 2008). Năm 2010, Ngân hàng tích cực thu lãi tồn đọng, dẫn đến sự tăng thu nhập trong năm 2010.

- Ngân hàng có nhiều thuận lợi như nguồn vốn do Ngân sách cấp, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải mua bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có hạn chế như cho vay với lãi suất thấp, thấp hơn lãi suất cho vay của thị trường. Giai đoạn 2008 – 2010, lãi suất cho vay của Ngân hàng từ 0 - 10,8%/năm, lãi suất cơ bản từ 7 – 14%/năm, nhưng đa phần các Ngân hàng Thương mại cho vay với lãi suất đội trần. Trong tháng 03/2011, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 14,5%/năm; đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16- 18%/năm, đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18 - 22%/năm,

http://www.diaoconline.vn/tinchitiet/57/25022/lai-suat-cho-vay-linh-vuc-phi-san-xuat- van-o-muc-1822nam/.

- Theo bảng số liệu, nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi, chiếm 99% tổng thu nhập, trong khi đó thì chi phí trả lãi huy động rất thấp khoản 1% tổng chi phí, do nguồn vốn để cho vay chủ yếu là được NHCSXH Việt Nam cấp (nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp). Do Ngân hàng mới thành lập, còn non trẻ, nên thu từ dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác rất ít, gần như không có. Ngày 01/01/2011, theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ cho phép Ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ, sản phẩm như Ngân hàng trong nước. Chính vì vậy, chiến lược định hướng phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020, là đầu tư cho phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tiềm năng về tài chính vi mô là những hộ nghèo và các đối tượng khác (các sản phẩm tài chính vi mô: vốn vay khẩn cấp hay vay tiêu dùng, vốn nhà cửa, cho thuê tài sản, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán…)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)