Tình hình huy động của Ngân hàng:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)

- Ngân hàng huy động tiền gửi thanh toán có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn từ dân cư và tổ TK&VV. Trong đó, huy động tiết kiệm không kỳ hạn của tổ TK&VV là huy động tiết kiệm không kỳ hạn từ người nghèo, hay chính là khách hàng của Ngân hàng, lãi suất huy động không kỳ hạn là 3%/năm, với số tiền gửi hằng tháng trên 1.000đ/hộ vay là Ngân hàng nhận huy động, nhằm tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm trước khi muốn tiêu dùng, và quen dần với dịch vụ tài chính, và để xóa nghèo kiến thức về tài chính.

- Tình hình huy động tiền gửi của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010, như sau:

Bảng 4.3: HUY ĐỘNG TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2008 – 2010) Đvt: Triệu đồng,% 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 CÁC LOẠI TIỀN GỬI Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Số tiền

Tiết kiệm dân cư không kỳ hạn 97 0,9 390 3,3 125 1,0 293 (265) Tiết kiệm Tổ TK & VV không kỳ hạn 8.389 78,6 7.394 62,4 9.355 72,7 (995) 1.961

Tiết kiệm dân

cư có kỳ hạn 105 1,0 5 0,1 22 0,2 (100) 17 Tiền gửi thanh

toán không kỳ hạn

1.457 13,7 2.977 25,1 2.209 17,1 1.520 (768)

Tiền gửi thanh

toán có kỳ hạn 624 5,8 1.084 9,1 1.157 9,0 460 73

Tổng cộng 10.672 11.850 12.868 1.178 1.018

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010)

- Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn và không kỳ hạn là loại tiền gửi để thanh toán, chuyển trả tiền và thu tiền cho khách hàng. Trong đó, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn thì phải đến kỳ hạn mới thanh toán, chuyển trả tiền cho khách hàng.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 năm

Tỷ trọng các loại tiền gửi (2008-2010)

Tiết kiệm dân cư có kỳ hạn Tiết kiệm dân cư không kỳ hạn

Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn

Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn

Tiết kiệm tổ TK&VV không kỳ hạn

Hình 4.1 Tỷ trọng các loại tiền gửi của NHCSXH CN TP Cần Thơ (2008 – 2010)

- Tổng số vốn huy động năm 2008 là 10.672 triệu đồng, năm 2009 huy động tăng 1.178 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2008 và năm 2010 huy động tăng 1.018 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2009. Trong đó tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của tổ TK&VV trong 3 năm (2008-2010) giao động từ 62,4% đến 78,6%, là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động.

- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV năm 2009 chiếm 62,4%, tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV giảm so với năm 2008 là 995 triệu đồng (tương đương giảm 11,9% so với năm 2008). Nguyên nhân suy giảm huy động vốn từ người nghèo năm 2009 là do Ngân hàng ngưng huy động theo quyết định của Hội sở chính.

- Năm 2010, Hội sở chính giao chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm tổ VV&TK 2 tỷ đồng, Ngân hàng tiếp tục huy động, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV tăng chiếm 72,7% tổng vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV tăng 1.961 triệu đồng so với năm 2009 (tương đương tăng 26,5% so với năm 2009).

- Lượng tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV thì không thể tăng nhanh được phải có thời gian, do người nghèo tiết kiệm dần với lượng tiền tiết kiệm nhỏ, nên muốn huy động vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu giải ngân và có lượng vốn lưu động để hoạt động của Ngân hàng linh hoạt hơn thì cần phải huy động từ dân cư.

- Ngân hàng không thể huy động từ dân cư, do lãi suất huy động của thị trường là 14%/năm (mức trần lãi suất huy động Ngân hàng Nhà nước quy định, thực tế có thể cao hơn), trong khi lãi suất huy động cao nhất của Ngân hàng là

6,96%/năm, không có chương trình chăm sóc khách hàng, tặng quà khuyến mãi và thời gian huy động của Ngân hàng không linh hoạt, Ngân hàng không huy động tiết kiệm tuần, nữa tháng, 01 tháng, 02 tháng.

- Hiện nay, theo định hướng của Hội sở chính, Ngân hàng huy động tiết kiệm không kỳ hạn từ cộng đồng người nghèo và xem đây là nguồn vốn chủ lực. Nguồn vốn huy động này rất ổn định và ít biến động, khi có nhu cầu rút tiền khách hàng thường cho hay trước, lượng tiền rút ra không lớn và không đồng loạt.

- Điều này chứng tỏ tiềm lực huy động vốn từ người nghèo là rất lớn. Đến thời điểm 31/12/2010, tổng số hộ còn dư nợ là 110.778 hộ vay, trong đó, số hộ vay chương trình hộ nghèo còn dư nợ là 57.711 hộ vay, nếu 80% hộ nghèo mỗi tháng gửi tiết kiệm 20.000 đồng thì Ngân hàng có thể huy động được: 11.080 triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)