- Những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thực hiện lộ trình gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại nhà nước rảnh tay vươn ra nắm giữ thị trường.
- Yêu cầu tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội vào một kênh duy nhất để thống nhất quản lý cho vay (do nhiều cơ quan hành chính Nhà nước và Ngân hàng thương mại thực hiện theo các kênh khác nhau làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, cho vay chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau).
- Nghèo khó làm cho con cái không được học hành, người nghèo đi vay nặng lãi để mua dụng cụ lao động, bệnh tật… làm cho càng nghèo khó hơn. Nghèo khó dẫn đến nẩy sinh nhiều tệ nạn xã hội làm cho xã hội không ổn định, kinh tế không phát triển bền vững.
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ_TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
- Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm.
- NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
- Sau khi NHCSXH ra đời thì Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Cần Thơ cũng được thành lập theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH ngày 14/01/2003.