- Vốn địa phương là nguồn vốn khác trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. - Ngân hàng nhận nguồn vốn ủy thác cho vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tại địa phương, còn gọi là vốn địa phương. Vốn địa phương cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nguồn vốn địa phương bao gồm vốn từ Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố (Hội LH các TCHN TP), Hội nông dân (Hội ND) Thành phố và Quỹ giải quyết việc làm địa phương.
Bảng 4.4: NGUỒN VỐN ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC CHO VAY CỦA NHCSXH CN TP CẦN THƠ (2008 – 2010) Đvt: Triệu đồng,% 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 VỐN ĐỊA PHƯƠNG Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
Quỹ GQVL địa phương 9.368 11.644 12.944 2.276 24 1.300 11 Hội ND Thành phố 1.003 1.023 1.023 20 2 0 0 Hội LH các TCHN TP 292 348 403 56 19 55 16
Tổng cộng 10.663 13.015 14.370 2.352 22 1.355 10
- Quỹ giải quyết việc làm địa phương là nguồn vốn ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý chuyển qua cho vay, nhằm đảm bảo kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo 1%/năm, giải quyết các vấn đề chính sách của địa phương như: cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm và đối tượng khác. Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định.
- Tổng số tiền Quỹ giải quyết việc làm địa phương chuyển qua trong 3 năm 3.576 triệu đồng là do Nghị định 32/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/06/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông. Nghị định quy định ngày 01/01/2008 đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh, xe lôi. Năm 2009, 2010 Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định chuyển Quỹ GQVL địa phương qua 3.266 triệu đồng để giải ngân cho các chủ phương tiện bị đình chỉ tham gia giao thông để chuyển đổi nghề, còn lại 310 triệu đồng là số tiền chuyển qua để giải ngân hỗ trợ nông dân.
- Hội nông dân Thành phố chọn nông dân và hướng dẫn nông dân lập dự án để vay vốn từ nguồn vốn của Hội nông dân Thành phố ủy thác sang để phát triển các mô hình sản xuất cây trồng theo định hướng phát triển của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn Hội liên hiệp các tổ chức hội nghị thì là tổ chức để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy thác cho ngân hàng cho vay, nhưng những tổ chức này mang tính chất nhỏ lẻ và cá nhân.
- Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2009 là 11,3% và năm 2010 là 9,45%
(http://cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=4503), tỷ lệ hộ nghèo
của Thành phố Cần Thơ năm 2009 là 5,62% và năm 2010 là 4,63%, cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của TP Cần Thơ thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo cả nước gần 50%. Cho nên, những nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tập trung cho các vùng khó khăn như Vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung, Tây Nam bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn vốn địa phương tăng không đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Ngân.
- Theo công văn 949A/NHCS-KH ngày 11/05/2010 và công văn 1725/NHCS-KT ngày 13/07/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc phân bổ lãi thu được từ Quỹ giải quyết việc làm địa phương (vốn ngân sách địa phương
do UBND TP chuyển qua), như sau: 30% lãi thu được bù đắp chi phí quản lý cho Ngân hàng, 30% lãi thu được chi dự phòng rủi ro tín dụng địa phương, 20% lãi thu được chi phí ủy thác cho hội đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV, 20% còn lại chi cho chủ đầu tư. Đối với những nguồn vốn nhận từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì dự phòng rủi ro tín dụng và chi cho chủ đầu tư có thể thỏa thuận sao cho phù hợp với quy định hiện hành.