ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VỀ MẶT XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 74 - 78)

- Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại chỉ tính đến những hiệu quả về mặt kinh tế đem lại, nhưng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội phải xét thêm hiệu quả tín dụng đem lại cho xã hội, từ đó tác động đến nền kinh tế - xã hội phát triền bền vững, đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng dần chất lượng cuộc sống của người dân.

- Hiện nay với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn Thành phố, Ngân hàng có khoảng 2.439 tổ TK&VV hoạt động ở các xã, phường cùng hơn 74/85 điểm giao dịch tại xã (87% xã phường, Ngân hàng đặt điểm giao dịch để giao dịch với khách hàng là Tổ trưởng và hộ vay). Mạng lưới hoạt động rộng khắp là nhân tố quan trọng thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, người dân tiếp cận dễ dàng với tín dụng và nâng cao sự hiểu biết về tiết kiệm để không bị tái nghèo do không có nguồn vốn dự phòng.

- Trên thực tế, kết quả tài chính của hoạt động tín dụng chính sách là không bằng các Ngân hàng thương mại, nhưng nhiều chương trình tín dụng chính sách được triển khai hiệu quả mang lại những lợi ích thiết thực góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiệu quả mà tín dụng chính sách đạt được tới thời điểm này chính là những vấn đề xã hội được giải quyết và giá trị cuộc sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân đang từng bước được cải thiện.

Bảng 4.26: MỘT SỐ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VỀ MẶT XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

Số học sinh sinh viên được vay vốn (chương trình

cho vay học sinh sinh viên) (số học viên) 5.462 4.664 7.558 Số lao động được giải quyết việc làm (chương trình

giải quyết việc làm) (số lao động) _ 5.650 5.615 Số hộ thoát nghèo (chương trình hộ nghèo) (số hộ) 4.184 4.325 3.179 Số nhà ở cho hộ nghèo (số hộ nghèo xây nhà ở) 0 52 1.287

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP Cần Thơ)

- Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này, nên nhiều HSSV tiếp tục con đường tìm đến tri thức và khoa học để đóng góp sức mình vào xây dựng quê hương, đất nước. Trong 3 năm thực hiện cho vay HSSV thì số HSSV được vay vốn là 17.684 HSSV, số HSSV vay vốn lũy kế đến năm 2010 là 24.173 HSSV, với tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2010 là 262.366 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ.

- Cho vay giải quyết việc làm bằng vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm. Dư nợ thực hiện đến năm 2010, là 43.780 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5% tổng dư nợ. Số lao

động được giải quyết việc làm trong năm 2010 là 5.615 lao động, lũy kế số lao động được giải quyết việc làm đến cuối năm 2010 là 30.465 lao động. Ngoài ra, Ngân hàng giải quyết cho số lao động làm nghề xe lôi, xe ba gác bị đình chỉ tham gia giao thông phải chuyển đổi nghề là 277 lao động.

- Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. Qua 3 năm thực hiện tín dụng ưu đãi của Ngân hàng đã giúp 11.688 hộ thoát nghèo, dư nợ đến năm 2010 là 398.400 triệu đồng, chiếm 46% tổng dư nợ. Góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%/năm (kế hoạch giảm nghèo của Thành phố), từ 6,04% năm 2008 xuống còn khoảng 4,63% vào năm 2010. Mặt bằng đời sống xã hội được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, từ 1.444USD năm 2008 lên 1.950USD vào năm 2010, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn. Người nghèo có cuộc sống ổn định cũng một phần làm cho trật tự an ninh xã hội được tốt hơn.

- Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn để làm nhà ở cho hộ nghèo từ Ngân sách Nhà nước, Ngân sách địa phương, huy động cộng đồng giúp đỡ và hộ nghèo vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong 2 năm (2009 – 2010) Ngân hàng triển khai thực hiện góp phần xây nhà ở cho hộ nghèo được 1.339 căn, dư nợ đến năm 2010 là 10.663 triệu đồng. Dự kiến trong năm 2011, số nhà ở được xây dựng là 1.126 căn.

- Những hiệu quả tín dụng đem lại cho xã hội khác, như:

+ Số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn còn dư nợ đến cuối năm 2010 là 1.327 hộ, chiếm tỷ lệ 77,68% số hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn trên địa bàn. Tín dụng chính sách của Ngân hàng đã góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng.

+ Số thương nhân là cá nhân vay vốn là 75 khách hàng, chiếm 79% số thương nhân là cá nhân trên địa bàn. Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp

phần phát triển thương mại, thực hiện chương trình phát triển nông nghịêp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng (Vùng khó khăn được quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.)

+ Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tín dụng của Ngân hàng đã giúp người dân nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Đến năm 2010, số công trình nước sạch là 13.412 công trình, số công trình vệ sinh là 18.856 công trình, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên địa bàn 46%, tỷ lệ hộ dân sử dụng công trình hợp vệ sinh trên địa bàn là 75%.

+ Hộ dân hiện đang sống tại những khu vực không đảm bảo an toàn khi có lũ, phải di dời vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn. Ngân hàng cho vay hộ dân sống vùng ngập lũ mua nhà, đảm bảo an toàn sinh sống, số hộ dân mua nhà đến năm 2010 là 2.184 hộ.

+ Thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn cùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tạo điều kiện để các hộ này phát triển sản xuất, cải thiện và ổn định đời sống. Ngân hàng cho vay tín dụng để hộ vay mua đất sản xuất, hoặc mua máy móc thiết bị hoặc chi phí khác để chuyển đổi hoặc mở thêm ngành nghề, số hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ cho vay tín dụng đến năm 2010 là 920 hộ.

- Những đóng góp của tín dụng chính sách cho xã hội là rất lớn, từng bước nâng mức sống của hộ nghèo và hộ khó khăn, cải tạo và phát triển kinh tế vùng khó khăn, làm cho tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng khó khăn, để nâng dần chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội gia tăng do nghèo đói.

CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)