PHÂN TÍCH VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 40)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

- Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm nguồn vốn trung ương, nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác. Trong đó, nguồn vốn khác bao gồm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các khoản chờ thanh toán, lãi lỗ chưa phân bổ, vốn địa phương.

- Nguồn vốn trung ương do Hội sở chính chuyển vào, chủ yếu là vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn do Hội sở chính huy động, 2 đơn vị được Hội sở chính giao nhiệm vụ huy động hộ là NHCSXH TP Hà Nội và NHCSXH TP Hồ Chí Minh.

- Nguồn vốn huy động là vốn được Ngân hàng huy động từ dân cư và từ Tổ TK&VV.

- Nguồn vốn khác, trong đó:

+ Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi do Hội sở chính chuyển vào. + Các khoản chờ thanh toán thường là các khoản chưa chi được nhưng rất ít vì khi quyết toán cuối năm người nhận không đến nhận ngay được, Ngân hàng phải để lại và chi trong năm sau.

+ Lãi lỗ chưa phân bổ là khoản chênh lệch thu cao hơn chi khi quyết toán cuối năm, và sẽ chuyển về trung ương trong năm sau.

+ Vốn địa phương là nguồn vốn do địa phương ủy thác sang để Ngân hàng giải ngân theo quy định hiện hành, nhưng đối tượng thụ hưởng tín dụng do Chủ đầu tư quy định, nhằm giải quyết chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN CỦA NHCSXH CN TP CẦN THƠ (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,%

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 NGUỒN VỐN

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn trung ương 526.932 669.432 823.248 142.500 27 153.816 23 Nguồn vốn huy động 10.062 11.850 12.868 1.788 18 1.018 9 Nguồn vốn khác 44.372 48.769 58.348 4.397 10 9.579 20 Tổng cộng 581.366 730.051 894.464 148.685 26 164.413 23

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010)

- Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng chậm, năm 2009 tăng 148.685 triệu đồng (tương đương tăng 26%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 164.413 triệu đồng (tương đương tăng 23%) so với năm 2009. Nguồn vốn tăng chủ yếu là nguồn vốn trung ương.

- Hằng năm, tùy theo chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tín dụng được lập từ địa phương (lập từ ấp lên). Hội sở chính giao chỉ tiêu tín dụng và điều chuyển vốn cho Ngân hàng để giải ngân hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu được giao. Chính phủ hạn chế tình trạng lạm phát nên vốn ngân sách cấp hạn hẹp và vốn huy động của Hội sở chính cũng gặp khó khăn nên nguồn vốn trung ương chuyển vào không đủ đáp ứng nhu cầu. Năm 2009, nguồn vốn chuyển vào giải ngân không đủ để đáp ứng nhu cầu nên một lượng lớn sinh viên. Đến năm 2010, khi có vốn mới tiếp tục giải ngân. Trong tình trạng thiếu hụt về vốn, nhưng Ngân hàng không huy động vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu giải ngân.

- Chính vì Ngân hàng huy động vốn khó khăn nên trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% và nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp nhất dưới 2% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn khác chiếm khoản 6-8% (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các khoản chờ thanh toán, lãi lỗ chưa phân bổ và nguồn vốn địa phương). Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các khoản chờ thanh toán khác Ngân hàng cũng không thể chủ động tăng

hay giảm nguồn này được, phải theo sự hướng dẫn của Hội sở chính. Lãi lỗ chưa phân bổ phải chuyển hết về Hội sở chính. Vốn địa phương phải tùy vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì Ngân hàng mới nhận được nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay.

Bảng 4.2: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA NHCSXH TP CẦN THƠ (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,%

2008 2009 2010

NGUỒN VỐN

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn trung ương 526.932 90,64 669.432 91,70 823.248 92,04 Nguồn vốn huy động 10.062 1,73 11.850 1,62 12.868 1,44 Nguồn vốn khác 44.372 7,63 48.769 6,68 58.348 6,52

Tổng cộng 581.366 730.051 894.464

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 – 2010)

- Ngân hàng sử dụng 97% nguồn vốn để cho vay (dư nợ năm 2008 là 560.510 triệu đồng, năm 2009 là 710.770 triệu đồng, năm 2010 là 871.508 triệu đồng). Để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cần thiết cho chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng, Ngân hàng phải tích cực huy động vốn.

4.1.2. Tình hình huy động của Ngân hàng:

- Ngân hàng huy động tiền gửi thanh toán có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn từ dân cư và tổ TK&VV. Trong đó, huy động tiết kiệm không kỳ hạn của tổ TK&VV là huy động tiết kiệm không kỳ hạn từ người nghèo, hay chính là khách hàng của Ngân hàng, lãi suất huy động không kỳ hạn là 3%/năm, với số tiền gửi hằng tháng trên 1.000đ/hộ vay là Ngân hàng nhận huy động, nhằm tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm trước khi muốn tiêu dùng, và quen dần với dịch vụ tài chính, và để xóa nghèo kiến thức về tài chính.

- Tình hình huy động tiền gửi của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010, như sau:

Bảng 4.3: HUY ĐỘNG TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2008 – 2010) Đvt: Triệu đồng,% 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/ 2009 CÁC LOẠI TIỀN GỬI Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Số tiền

Tiết kiệm dân cư không kỳ hạn 97 0,9 390 3,3 125 1,0 293 (265) Tiết kiệm Tổ TK & VV không kỳ hạn 8.389 78,6 7.394 62,4 9.355 72,7 (995) 1.961

Tiết kiệm dân

cư có kỳ hạn 105 1,0 5 0,1 22 0,2 (100) 17 Tiền gửi thanh

toán không kỳ hạn

1.457 13,7 2.977 25,1 2.209 17,1 1.520 (768)

Tiền gửi thanh

toán có kỳ hạn 624 5,8 1.084 9,1 1.157 9,0 460 73

Tổng cộng 10.672 11.850 12.868 1.178 1.018

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010)

- Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn và không kỳ hạn là loại tiền gửi để thanh toán, chuyển trả tiền và thu tiền cho khách hàng. Trong đó, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn thì phải đến kỳ hạn mới thanh toán, chuyển trả tiền cho khách hàng.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 năm

Tỷ trọng các loại tiền gửi (2008-2010)

Tiết kiệm dân cư có kỳ hạn Tiết kiệm dân cư không kỳ hạn

Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn

Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn

Tiết kiệm tổ TK&VV không kỳ hạn

Hình 4.1 Tỷ trọng các loại tiền gửi của NHCSXH CN TP Cần Thơ (2008 – 2010)

- Tổng số vốn huy động năm 2008 là 10.672 triệu đồng, năm 2009 huy động tăng 1.178 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2008 và năm 2010 huy động tăng 1.018 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2009. Trong đó tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của tổ TK&VV trong 3 năm (2008-2010) giao động từ 62,4% đến 78,6%, là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động.

- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV năm 2009 chiếm 62,4%, tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV giảm so với năm 2008 là 995 triệu đồng (tương đương giảm 11,9% so với năm 2008). Nguyên nhân suy giảm huy động vốn từ người nghèo năm 2009 là do Ngân hàng ngưng huy động theo quyết định của Hội sở chính.

- Năm 2010, Hội sở chính giao chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm tổ VV&TK 2 tỷ đồng, Ngân hàng tiếp tục huy động, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV tăng chiếm 72,7% tổng vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm tổ TK&VV tăng 1.961 triệu đồng so với năm 2009 (tương đương tăng 26,5% so với năm 2009).

- Lượng tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV thì không thể tăng nhanh được phải có thời gian, do người nghèo tiết kiệm dần với lượng tiền tiết kiệm nhỏ, nên muốn huy động vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu giải ngân và có lượng vốn lưu động để hoạt động của Ngân hàng linh hoạt hơn thì cần phải huy động từ dân cư.

- Ngân hàng không thể huy động từ dân cư, do lãi suất huy động của thị trường là 14%/năm (mức trần lãi suất huy động Ngân hàng Nhà nước quy định, thực tế có thể cao hơn), trong khi lãi suất huy động cao nhất của Ngân hàng là

6,96%/năm, không có chương trình chăm sóc khách hàng, tặng quà khuyến mãi và thời gian huy động của Ngân hàng không linh hoạt, Ngân hàng không huy động tiết kiệm tuần, nữa tháng, 01 tháng, 02 tháng.

- Hiện nay, theo định hướng của Hội sở chính, Ngân hàng huy động tiết kiệm không kỳ hạn từ cộng đồng người nghèo và xem đây là nguồn vốn chủ lực. Nguồn vốn huy động này rất ổn định và ít biến động, khi có nhu cầu rút tiền khách hàng thường cho hay trước, lượng tiền rút ra không lớn và không đồng loạt.

- Điều này chứng tỏ tiềm lực huy động vốn từ người nghèo là rất lớn. Đến thời điểm 31/12/2010, tổng số hộ còn dư nợ là 110.778 hộ vay, trong đó, số hộ vay chương trình hộ nghèo còn dư nợ là 57.711 hộ vay, nếu 80% hộ nghèo mỗi tháng gửi tiết kiệm 20.000 đồng thì Ngân hàng có thể huy động được: 11.080 triệu đồng/năm.

4.1.3. Tình hình nhận vốn địa phương

- Vốn địa phương là nguồn vốn khác trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. - Ngân hàng nhận nguồn vốn ủy thác cho vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tại địa phương, còn gọi là vốn địa phương. Vốn địa phương cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nguồn vốn địa phương bao gồm vốn từ Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố (Hội LH các TCHN TP), Hội nông dân (Hội ND) Thành phố và Quỹ giải quyết việc làm địa phương.

Bảng 4.4: NGUỒN VỐN ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC CHO VAY CỦA NHCSXH CN TP CẦN THƠ (2008 – 2010) Đvt: Triệu đồng,% 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 VỐN ĐỊA PHƯƠNG Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)

Quỹ GQVL địa phương 9.368 11.644 12.944 2.276 24 1.300 11 Hội ND Thành phố 1.003 1.023 1.023 20 2 0 0 Hội LH các TCHN TP 292 348 403 56 19 55 16

Tổng cộng 10.663 13.015 14.370 2.352 22 1.355 10

- Quỹ giải quyết việc làm địa phương là nguồn vốn ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý chuyển qua cho vay, nhằm đảm bảo kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo 1%/năm, giải quyết các vấn đề chính sách của địa phương như: cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm và đối tượng khác. Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định.

- Tổng số tiền Quỹ giải quyết việc làm địa phương chuyển qua trong 3 năm 3.576 triệu đồng là do Nghị định 32/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/06/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông. Nghị định quy định ngày 01/01/2008 đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh, xe lôi. Năm 2009, 2010 Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định chuyển Quỹ GQVL địa phương qua 3.266 triệu đồng để giải ngân cho các chủ phương tiện bị đình chỉ tham gia giao thông để chuyển đổi nghề, còn lại 310 triệu đồng là số tiền chuyển qua để giải ngân hỗ trợ nông dân.

- Hội nông dân Thành phố chọn nông dân và hướng dẫn nông dân lập dự án để vay vốn từ nguồn vốn của Hội nông dân Thành phố ủy thác sang để phát triển các mô hình sản xuất cây trồng theo định hướng phát triển của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn Hội liên hiệp các tổ chức hội nghị thì là tổ chức để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy thác cho ngân hàng cho vay, nhưng những tổ chức này mang tính chất nhỏ lẻ và cá nhân.

- Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2009 là 11,3% và năm 2010 là 9,45%

(http://cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=4503), tỷ lệ hộ nghèo

của Thành phố Cần Thơ năm 2009 là 5,62% và năm 2010 là 4,63%, cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của TP Cần Thơ thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo cả nước gần 50%. Cho nên, những nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tập trung cho các vùng khó khăn như Vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung, Tây Nam bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn vốn địa phương tăng không đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Ngân.

- Theo công văn 949A/NHCS-KH ngày 11/05/2010 và công văn 1725/NHCS-KT ngày 13/07/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc phân bổ lãi thu được từ Quỹ giải quyết việc làm địa phương (vốn ngân sách địa phương

do UBND TP chuyển qua), như sau: 30% lãi thu được bù đắp chi phí quản lý cho Ngân hàng, 30% lãi thu được chi dự phòng rủi ro tín dụng địa phương, 20% lãi thu được chi phí ủy thác cho hội đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV, 20% còn lại chi cho chủ đầu tư. Đối với những nguồn vốn nhận từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì dự phòng rủi ro tín dụng và chi cho chủ đầu tư có thể thỏa thuận sao cho phù hợp với quy định hiện hành.

4.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:

- Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về việc tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

- Ngân hàng thực hiện cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ thị của Chính phủ. Nhu cầu về tín dụng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được lập từ cấp ấp, Ngân hàng tổng hợp và gửi nhu cầu tín dụng về Hội sở chính, Hội sở chính dựa vào tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu tín dụng, giao chỉ tiêu tín dụng cho Ngân hàng thực hiện giải ngân.

- Tuy có chỉ tiêu giải ngân, nhưng tình hình khó khăn về vốn kéo dài, làm cho Ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu vốn tại một số thời điểm nhất định, làm hoạt động tín dụng của Ngân hàng thụ động.

- Đến thời điểm hiện tại, NHCSXH CN TP Cần Thơ đã thực hiện cho vay được 10 chương trình tín dụng tương ứng với 10 mục đích tín dụng trên tổng 17 chương trình tín dụng đang thực hiện trong hệ thống NHCSXH, như sau:

+ Cho vay hộ nghèo.

+ Cho vay hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167).

+ Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu có hoàn cảnh khó khăn (chương trình 74).

+ Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (XKLĐ: xuất khẩu lao động).

sinh viên).

+ Cho vay giải quyết việc làm (GQVL)

+ Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (SXKD_VKK) + Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS & VSMTNT). + Cho vay trả chậm nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (nhà vượt lũ) + Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Thương nhân).

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (2008 – 2010)

Đvt: Triệu đồng,%

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho

vay 325.997 333.304 319.425 7.307 2,2 (13.879) (4,2) Doanh số thu nợ 171.764 183.044 158.687 11.280 6,6 (24.357) (13,3) Dư nợ 560.510 710.770 871.508 150.260 26,8 160.738 22,6 Nợ xấu 16.958 33.969 33.430 17.011 100,3 (539) (1,6)

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)

* Doanh số cho vay:

- Theo bảng số liệu, tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng trong 3 năm biến động tăng giảm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đạt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)