Kết hợp ngôn ngữ kể và tả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 100 - 110)

37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong

3.2.1. Kết hợp ngôn ngữ kể và tả

Trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn Nguyễn Tuân nói riêng, vai trò của chủ thể sáng tạo và người kể chuyện là rất quan trọng, trong đó ngôn ngữ kể đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong khi kể, để lời trần thuật sinh động, hấp dẫn, nhà văn thường kết hợp giữa lối kể và tả. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Tuân ngoài đề tài, thế giới nhân vật, còn do nhà văn đặc biệt thành công ở khả năng tổ chức ngôn từ một cách nghệ thuật sử để xây dựng hình tượng nhân vật, dựng cảnh và không gian nghệ thuật. Nhất là khi miêu tả, Nguyễn Tuân đã bộc lộ đầy đủ nhất cá tính ngôn ngữ, tài hoa độc đáo và sự uyên bác của mình. Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, nổi bật lên là hình tượng không gian “vang bóng” khái quát những nét đặc trưng của một thời quá

khứ được tạo dựng bởi những hoài niệm, những kí ức, những liên tưởng và một không gian hư ảo, mang màu sắc “Liêu Trai” được tạo dựng bằng hư cấu tưởng tưởng tài hoa của Nguyễn Tuân.

Trong Vang bóng một thời và một số truyện ngắn khác, bằng một vốn từ cổ phong phú, có chọn lọc Nguyễn Tuân đã rất khéo léo dựng khung cảnh, dựng việc, tạo không khí…để đưa người đọc vào cái không gian cổ kính của những nhà nho tài hoa tài tử, những vị hưu quan, những kẻ giang hồ lãng tử… Không hám danh lợi, lánh đời ô trọc, họ lui về chốn “huê viên”, hoặc lang thang giang hồ để sống một cuộc sống thanh cao, nhàn hạ và hưởng thụ, nhấm nháp một cách khá trịnh trọng trong cuộc đời. Thông qua không gian sống ấy, Nguyễn Tuân tìm thấy chất thơ thanh khiết, mờ ảo và diễn tả cái đẹp ấy với bao luyến tiếc trân trọng. Quan Án Trần, chủ nhân “Túy lan trang”, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ “huê viên”, thường để hết thời giờ làm việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn”. Mỗi độ xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại “bón lan bằng hương rượu” ngon để cho cả vườn Túy lan say. Đó là thứ “rượu khê” mà quan Án thường sai con gái yêu, cô chiêu Tần vào “Những buổi sớm mùa xuân, mặt nước con sông Mã phẳng lặng như tờ, lại lăn tăn làn sóng nhỏ do mái chèo đập làn nước của một chiếc thuyền nan bơi từ bến Ái Sơn sang bên Vĩnh Trị. Bọn người sinh nhai chỗ duyên giang, dậy sớm đứng bên mạn thuyền để thở cái không khí trong sạch bình minh vui cười bảo nhau:

- “Lại thuyền cô chiêu Tần bên Túy lan trang qua Vĩnh Trị lấy rượu cho hoa!”, “Phải, cô chiêu Tần – con gái ông chủ vườn Túy lan trang đi lấy rượu về bón huê

đấy!”. “Cảnh tượng giống như trong tranh Thủy mặc của người Tàu”[74,8]. Khung cảnh Túy lan trang mang màu sắc thoát tục, thanh khiết tách biệt với cuộc đời phàm tục, hài hòa với tư thái phong lưu, đài các của những người vốn “chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa”. Túy lan trang là biểu tượng của phú quí và sắc đẹp, của một đạo sống thanh cao, thoát tục của một quá khứ còn sót lại. Nó xa lạ và đối lập hẳn với xung quanh. Nó lại hiện hữu mong manh giữa thời loạn lạc.

Từ góc độ ngôn ngữ kể và tả, Đỗ Đức Hiểu đã có những phát hiện tinh tế, sâu sắc cái chất thơ “sương mờ” bao phủ lên các nhân vật có đạo sống thanh khiết trong

Từ cách gọi tên nhân vật: cụ Âm, cụ Cử, quan Đốc, cụ Kép, cụ Phủ, cụ Nghè, ông cử Hai, cô Tú, cậu Chiêu, ông Phó Sứ, Mộng Huyền, chú bé Ngộ Lang, cô bé Tố Tâm… cũng đã gợi nên một nét văn hóa xưa, thanh lịch nay vẫn còn đâu đó. Trong không gian quá vãng ấy phảng phất hương thơm ngát của vườn lan: lan Tiểu Kiều, Đại Kiều, Nhất Điểm, Loạn Điểm, Yên Tử, Bạch Ngọc, Chu Mặc, Mặc lan, Đông lan…; Là hình ảnh cụ Kép “người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa” và “nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”[74,123-131]; Là cảnh bõ già đãi những hòn cuội làm kẹo Thạch lan hương mối khi xuân về; Là cảnh bốn cụ già cùng thưởng thức “mùi hương lan bị bỏ tù trong lồng bàn giấy” giờ theo gió đang “thấm nhập dần vào các lớp khí trời” trước khi bắt đầu tiệc rượu “Thạch lan hương” trong buổi sáng thanh tâm (Hương cuội). Truyện Những chiếc ấm đất, Chén trà sương

cũng phảng phất hương trà thơm ngát hoa sen, hoa thủy tiên - trà Bạch Mao Hầu, trà Vũ Di Sơn, trà Trảm Mã, trà Lí Tú Uyên. Những hương thơm ngát và vương giả ấy quyện lấy từng trang sách Vang bóng một thời. Trong màn sương mai huyền ảo, trong làn khói trà mong manh, trong chút nắng đào, ẩn hiện bóng hình cụ Sáu phong lưu, cụ Ấm lặng lẽ, với phong thái của một triết nhân. Uống trà, với cụ Sáu là một đam mê đến lầm lạc. Mười năm trời sai người nhà gánh nước ở chùa Đồi Mai về để pha trà. Bởi “chỉ có nước giếng đây là pha trà không lạc mất hương vị”[74,88]. Với cụ Ấm, uống trà đã trở thành một đạo sống, một triết lí đầy lễ nghi trang trọng và thiêng liêng. Với cụ Kép, cụ Sáu, cụ Ấm, chơi hoa, uống trà cũng là một cách “di dưỡng tính tình”, hun đúc tinh thần. Trong phương thức miêu tả và kể của Nguyễn Tuân, ông hướng đến sự hòa hợp nhịp nhàng giữa bóng dáng nhân vật và ngoại cảnh. “Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sáng tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh”[74,123]. Còn đây là hình ảnh cậu Chiêu giữa giàn bầu nậm trong ánh nắng tháng tư: “Ánh nắng đổ xuống giàn, khi lọt xuống sàn bị cái cốt xanh ngắt của cây lá lọc qua một lượt, rồi đổ dồn và vờn vào áo vải trắng dài cậu Chiêu đang ngửng đầu ngắm những quả bầu nậm buông thõng xuống ngang mặt. Cái áo vải trắng cậu Chiêu đã biến thành một áo lụa màu xanh của một người phong lưu và đa tình. Đấy là cái màu dịu mát của chất ngọc bích; đấy là màu xanh ở những cánh

đồng lúa non ngút ngàn của những xứ yên ổn không bao giờ có nạn binh lửa” [74,111- 122]. Cụ Kép, cậu Chiêu như những ảo ảnh trong đám cỏ cây xanh rờn ấy. Những đoạn văn miêu tả như thế đã góp phần cá thể hóa sâu sắc khung cảnh sống và chân dung các nhân vật của một thời. Dường như Nguyễn Tuân đã lựa chọn những ngôn từ đẹp nhất, giàu chất thơ và trang trọng nhất đề “ngợi ca cuộc sống trong sạch của một lớp người xưa: tao nhã, khoáng đạt, thanh đạm, lành mạnh; đời người phong lưu, lịch sự, cử chỉ thành kính, cao quý, thuần khiết; tài và hạnh, đạm bạc”[49,286].

Nguyễn Tuân là nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh bầu trời, gió, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, bóng tối… để xây dựng hình tượng không gian kì ảo kiểu Liêu trai. Đọc Bữa rượu máu, Chữ người tử tù, Một đám bất đắc chí, Trên đỉnh non Tản, Khoa thi cuối cùng, Xác ngọc lam, Loạn âm, Lửa nến trong tranh…thấy trong mỗi câu chuyện đều hằn lên những hình ảnh, âm thanh dị biệt khác thường, dữ dằn, rờn rợn, những màu sắc kì dị, ma quái, những cảnh tượng dữ dội, những khuôn mặt đanh, sắc, những cử chỉ ngang tàng…Nguyễn Tuân tỏ ra nhạy cảm và tinh tế, tài hoa trong quan sát và cách tổ chức ngôn từ để miêu tả không gian, thời gian bằng màu sắc, âm thanh, bằng ánh sáng và bóng tối. Thứ ngôn ngữ ấy ám ảnh người đọc và khiến ta “bái lĩnh” trước cái tài hoa của một nghệ sĩ bậc thầy.

Trong Bữa rượu máu, người đọc bị ám ảnh bởi một buổi chiều “âm u”, “chim kêu mấy tiếng thưa thớt” nơi phía tây thành Bắc. “Vào tiết mưa ngâu, vườn chuối dầm dề một khúc nhạc suông nghe buồn thỉu buồn thiu”. Bỗng nổi lên những câu hát nghe rờn rợn như “bài sai của thầy phù thủy”. Rồi những tiếng “Roạt, roạt, roạt” và “roạt roạt”, một cảnh tàn phá, chém giết, những thân cây chuối đổ ngổn ngang. “Bát Lê nhảy nhót điên cuồng”, múa thanh quất giữa vườn chuối tan hoang. Đó là cảnh Bát Lê rượt nghề chuẩn bị cho cuộc hành quyết mười hai nghĩa sĩ Bãi Sậy. Còn đây là cảnh pháp trường trong “một buổi chiều thủ quyết đã đổi màu”, “Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đất lại sáng hơn nền trời. Nền trời vẩn những đám mây tím đỏ vẽ đủ mọi hình quái rợ. Những bức tranh mây chó màu thẫm hạ thấp xuống thêm và đè sát xuống pháp trường oi gắt”. Vẳng lên giữa pháp trường những tiếng loa, chiêng, trống ngân dài, thê thảm, nghe ai oán, ghê rợn: “Tùng bi li! Bi li”, những lời hát tẩy oan hồn các con tội của Bát Lê nghe “lơ lớ rờn rợn”. Là hình ảnh rùng rợn: “những tia máu phun lên kêu

phì phì, vọt cao lên nền trời chiều”. Và cuối cùng là một trận lốc xoáy, xoay vòng, “đuổi theo các quan đang ra về. Cái mũ trắng trên đầu quan Công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng”[74,75-84]. Sử dụng ngôn từ miêu tả màu sắc và âm thanh kì dị trong Bữa rượu máu đã góp phần dựng lại không khí của một thời kì lịch sử biến động đầy bạo lực, tàn bạo, bi thương của dân tộc qua hình bóng cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Không gian nghệ thuật trong Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian - “trại giam tối om”, “quạnh quẽ”, “tối mịt”, “thăm thẳm nội cỏ đẫm sương, vẳng từ làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma”. Trong không gian quạnh quẽ ấy nổi lên “tiếng trống thành phủ đã bắt đầu thu không”, “tiếng kiễng mõ đều đặn thưa thớt”, “tiếng dội chó sủa ma” điểm vào màn đêm hoang vắng, huyền hồ cứ ám ảnh mãi người đọc...Đó chính là hình ảnh về một cõi nhân sinh, nơi mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng. Ánh sáng ít ỏi, chỉ là một ngọn đèn leo lét, lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó “một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống chân trời” và “một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Cõi nhân sinh ấy nhuốm một vẻ âm thầm, u ám, rờn rợn. Có một sự tương phản, mất cân đối giữa ánh sáng và bóng tối. Đó là khung cảnh nền chuẩn bị cho sự xuất hiện của một bậc tài hoa sắp lĩnh án tử hình và những kẻ “chọn nhầm nghề”. Giữa màn đêm mịt mù quạnh quẽ ấy, chân dung quản ngục hiện ra như một “thanh âm trong trẻo”, lạc lõng, cô độc, cô đơn mòn mỏi bên ngọn đèn leo lét “rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi”, đang “băn khoăn ngồi bóp thái dương” không biết nên ứng xử như thế nào với người tù mà mình vẫn thầm ngưỡng mộ và ao ước có được chữ của ông. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Tuân lại gởi gắm niềm tin vào thiên lương trong sạch của con người. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó chính là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn viên quản ngục, một con người tuy tự do nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ miêu tả để tạo lập bối cảnh và không khí để từ đó xây dựng tình huống truyện: sự gặp gỡ khác thường giữa hai con người cũng khác thường, tưởng như đối địch nhau nhưng lại hòa hợp vô cùng ở đoạn kết thúc truyện. Một tình huống

truyện chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một ứng xử đẹp. Huấn Cao, con người bất khuất, khinh bạc hết thảy, chưa bao giờ “vì vàng ngọc hay quyền thế” mà ép mình cho chữ, một đêm, vì “cảm” và sợ “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” đã cho chữ viên quản ngục. Dưới ngòi bút như vẽ, như chạm khắc của Nguyễn Tuân, hiện lên trước mắt chúng ta một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Trong một không gian khác thường, lúc ấy đêm đã rất khuya, lúc trại giam chỉ còn vẳng có tiếng mõ cầm canh, cảnh cho chữ “đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”[70,142-149]. Trong thời gian, không gian, ánh sáng xưa nay chưa từng có ấy, cảnh tượng lạ lùng còn hiện lên trong tư thế của người cho và nhận chữ. “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” thanh thản đậm tô những nét chữ cuối cùng của một đời hào hùng. Thân xác bị cùm trói song tâm hồn Huấn Cao tự do, cử chỉ thanh thoát, cao cả. Trong khi đó, người quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại gầy gò “run run bưng chậu mực”. Không khí trang nghiêm, lắng đọng càng làm nổi bật cái thiêng liêng của cảnh cho chữ, cái lồng lộng của Huấn cao. Trong chốc lát, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, ba tấm lòng trong thiên hạ đã chụm lại, hòa hợp tuyệt đẹp trên nền ánh sáng tấm lụa bạch và ánh sáng của chữ. Khí phách, cái Tâm cao cả của Huấn Cao, cái thiên lương trong sáng của quản ngục và thầy thơ lại, vẻ đẹp của những dòng chữ đã biến không gian hôi hám, nhơ nhớp, âm u lạnh lẽo của tù ngục thành không gian của hương “thơm từ chậu mực bốc lên”, của ánh sáng thiên lương, của hương vị tình người. Như vậy, bút pháp tương phản sáng - tối đã được Nguyễn Tuân vận dụng thành công để khắc họa nổi bật cảnh tượng độc đáo. Hành động cho chữ của Huấn Cao - những dòng chữ cuối cùng của một đời người - như một lần cuối khẳng định cái bản lĩnh khí phách của mình, truyền cái tài hoa, cái trong sáng, cao cả cho những kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Sức mạnh của tài năng, của nhân cách cao cả ngời sáng, vượt lên những cái thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh. Đây là chỗ kết tinh tài năng sáng tạo và lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Rõ ràng trong truyện ngắn này, ngoài cách kể chuyện với nhịp điệu chậm rãi, giọng điệu trang trọng, ngôn ngữ miêu tả

đã góp phần lớn làm cho sự việc được kể tường tận, cụ thể và ám ảnh hơn. Những chi tiết độc đáo, ám ảnh nhất về cảnh, về nhân vật đều có sự tham gia của lời văn miêu tả. Trên đỉnh non Tản ám ảnh người đọc bởi thứ ngôn ngữ kể và tả mang màu sắc truyền kì dân gian. Đó là câu chuyện về ngôi đền Thượng kì lạ trên núi Tản Viên. Thỉnh thoảng năm bảy năm, người tiên trên núi lại hạ sơn, bắt một tốp thợ ngõa, thợ mộc ở làng Chàng Thôn, tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây lên trùng tu đền. Người ta truyền rằng đền ấy kì lạ, thiêng và rất đáng sợ. Nhiều câu chuyện xung quanh ngôi đền như chuyện ông phủ Quốc Oai lăn đùng ra chết vì lỡ khoe với người khác về hòn đá cuội thả vào nước mưa uống say vô cùng và mẩu gỗ chò lấy từ trên đó về…Vì thế, chuyện ngôi đền càng thêm bí ẩn, kì lạ, càng gợi sự tò mò. Đọc truyện, ta như lạc vào tiên giới: “Ở trên ấy đẹp lắm. Ngày tháng thì dài, mà không thấy sốt ruột.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w