“Trữ tình ngoại đề”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 110 - 116)

37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong

3.2.2. “Trữ tình ngoại đề”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi), trữ tình ngoại đề được hiểu là “một trong những yếu tố ngoài cốt truyện; một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc là người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện”[22,375]. Trong tác phẩm tự sự, vị trí của thành phần “trữ tình ngoại đề” khá đa dạng: có thể là lời mở đầu tác phẩm, có thể là lời gói lại ở cuối tác phẩm. Nó cũng có thể xuất hiện trong những đoạn văn, đoạn thơ xen vào giữa quá trình diễn biến của các sự kiện và nhân vật trong cốt truyện được bắt đầu triển khai cho đến kết thúc tác phẩm. “Trữ tình ngoại đề” có vai trò không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Nó là một phương tiện giúp quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm; bộc lộ đầy đủ, tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm nhân sinh của mình. Nếu tác phẩm là lời kí thác của tác giả thì “trữ tình ngoại đề” là một trong những yếu tố quan trọng để tác giả thể hiện trực tiếp những điều muốn nhắn gửi của mình đến người đọc. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, “trữ tình ngoại đề” là yếu tố rất thường gặp và quan trọng. Mặc dù không chi phối đến sự phát triển của cốt truỵện nhưng nó góp phần khắc sâu thái độ, cảm xúc của tác giả trong tác phẩm. “Trữ tình ngoại đề” trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân cũng có vai trò như thế. Trương Chính cho rằng “Nguyễn Tuân là nhà văn “chủ quan” nhất trong các nhà văn của ta”. Ông thường nhìn sự việc “qua màn sương tâm tình của ông”[49,276]. Vì thế đọc truyện của ông, số lượng các đoạn văn “trữ tình ngoại đề” xuất hiện khá dày trong

hầu hết tác phẩm. Nhà văn thường trực tiếp bình luận và đánh giá về nhân vật, về sự việc được kể, dù lúc ấy nhà văn đang đang đứng ở điểm nhìn khách quan mà trần thuật. Yếu tố này làm cho ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân giàu tính biểu cảm hơn, in đậm dấu ấn chủ quan (ngôn ngữ tác giả). Yếu tố ngôn ngữ này góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện tâm giao với độc giả. Viết về những vẻ đẹp xưa, Nguyễn Tuân thường dành cho quá khứ những tình cảm tha thiết và sự ngưỡng mộ. Khi chứng kiến cuộc sống thanh sạch của hai người bạn thân là quan Án Trần và quan Lệnh doãn huyện Đông Sơn, cuộc tình của đôi lứa trẻ tuổi cô chiêu Tần và cậu ấm Hai nơi “Túy lan trang” (Vườn xuân lan tạ chủ), người kể chuyện (tác giả) vừa bày tỏ cảm xúc vừa suy ngẫm: “Nếu cuộc đời cứ theo cái nhịp êm đềm mà đưa đôi già, đôi trẻ ấy đi với ngày lụn tháng qua, thời chân hạnh phúc của con người ta, tạo hóa có lẽ dành riêng cho nhà họ Trần và nhà quan Lệnh doãn Đông Sơn. Lạc thú hai gia đình ấy ví có thời mé lầu trang bày chi thiên lệ sử; khách tài tình phỏng ngàn năm không để giận thời giống lan kia, còn cợt mãi gió xuân về! Nếu hầu hết những hạnh phúc đều giống nhau ở chỗ ấm cúng, êm đềm, đầy đủ thời mỗi nghịch cảnh lại có bộ mặt riêng tùy theo cái đau đớn của những người trong cuộc” [74,10]. Nguyễn Tuân đặc biệt dành sự đồng cảm cho nhân vật cậu ấm Hai. Kẻ thư sinh ấy “có cái tâm hồn lãng mạn” của “người chọn lầm thế kỉ […] chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa, thời ở tâm người tài tử, buồn, tủi, cực biết nhường nào!”[74,11]. Rồi khi Túy lan trang bị đốt, người bị cướp, tác giả bình luận: “Cho hay sống vào thời loạn, cái phú quý và sắc đẹp cũng nhiều khi là cái mầm vạ lớn”. Những lời bình “trữ tình ngoại đề” như vậy góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và thái độ xót xa của nhà văn về số phận mong manh của thân phận con người, của cái đẹp trong thời loạn. Lòng thương cảm và đau xót cho tình cảnh côi cút của hai chị em cậu Chiêu (Ngôi mả cũ) đã khiến nhà văn không thể kìm lòng trước trang viết. Dường như ông quên mất vai trò trần thuật không tham dự của mình để bày tỏ cảm xúc của mình về những ngày chạy loạn, sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” của chị em cậu Chiêu: “Màn trời…có những vòm lá cây âm u. Chiếu đất…có những cỏ áy, sim lụi và những cành cây mục bở với những đàn kiến lửa nối nhau ngày đêm bò liền liền như là quan quân đi tiễu giặc”. “Dưới cái màn trời triền miên những kinh động ngờ sợ, ánh sáng tối

và ẩm ướt của rừng tị nạn đổ xuống một cái đầu xanh đang ngậm chùm tóc mới vừa tơ mà đã nhuộm màu tang. Trên cái chiếu đất dằng dặc mùi côi cút, một cặp chân có khóa bạc vòng vàng đang in đôi gót đỏ như son lên cái rêu nhầy nhờn, của ngày đau khổ và ẩm ướt”. Trong khi tái hiện lại không khí buồn bã của cảnh sống thanh bạch, cô đơn của cô Tú, nhà văn vừa kể vừa nhận xét: “Cô Tú cười. Nét cười dè dặt lẫn có mùi vị của sự hi sinh. Với cô Tú, cuộc đời giờ đã hết tất cả xán lạn rồi. Bởi vì đời đã sớm đòi hỏi cô nhiều về bổn phận. Cô nhất định không đi lấy chồng và vui lòng sống vậy cho đến lúc nào cậu Chiêu đi thi được và làm nên được [...]. Cái bây giờ của cô Tú đã là không đáng kể và cô chỉ sống bằng mong chờ về cái mai sau của cậu Chiêu”[74,113]. Chính những lời văn đầy cảm xúc thương cảm và chia sẻ ấy đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc cái “hương vị cũ kĩ và nhẫn nại của một sự hi sinh” (Thạch Lam) trong tâm hồn một cô gái trẻ.

Trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Tuân, yếu tố “trữ tình ngoại đề” là một phương tiện quan trọng giúp nhà văn thể hiện trực tiếp quan niệm tư tưởng của mình đến độc giả. Cô Dó thần (Xác ngọc lam), chết hóa thành khối ngọc lam. Trong khi ông Chiêu Hiện đau xót, khóc thương thì với Huyện Khỏe, khối ngọc ấy lại là cơ hội thu tiền bạc, danh lợi. Tác giả đau xót, căm giận trước cái chết oan uổng của cô Dó thần bởi những kẻ “tâm thuật hèn kém” như Huyện Khỏe. Nỗi căm giận tột cùng khiến nhà văn phải thốt lên: “Trời, thế này thì ra từ bao nhiêu lâu nay, ông đã thờ nhầm một người có nhân cách đê hạ quá. Đã thấm chưa! Ở vào một trường hợp tang tóc ngập lòng này, lòng người ta phải đau rầu gấp bội lòng người chết vợ trẻ hiền, mà ông Huyện Khỏe đã vội tính đến nước bán xác Ngọc, cùng là cho Ngọc đi ở vào cửa hầu nhà người khác thì tưởng không còn sự tuyệt tình phụ bạc được hơn nữa. Nhớp đến thế là cùng…Một người đã vô sở bất chí đến như thế thì còn cái gì ở thế gian này mà hắn không làm đến […]. Ở ngay sát cạnh một người thiên về danh lợi quá đến nỗi không còn lấy mảy may tình ý về kỉ niệm; cứ ở gần kề đứa bạo ngược, không sớm liệu thì rồi vạ kéo đến cũng chỉ một sớm một chiều đấy thôi”[74,271]. Điều đó cho chúng ta thấy rõ quan niệm Nguyễn Tuân: Cái Đẹp phải đi đôi với cái Tâm, với thiên lương trong sáng. Cái Đẹp không thể lẫn lộn với cái xấu, cái ác, hay ở trong tay kẻ hợm của, háo danh, “nhân cách đê hạ”, coi cái đẹp là món hàng để vụ lợi. Chữ người tử tù cũng xuất

hiện khá nhiều câu văn “trữ tình ngoại đề” thể hiện sự đánh giá của nhà văn về sự việc, nhất là về nhân vật. Tính cách, phẩm chất nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Tuân được thể hiện khá nhiều qua ngôn ngữ “trữ tình ngoại đề”của tác giả. Một quản ngục cô đơn bên ngọn đèn leo lét giữa đêm khuya, “khuôn mặt nghĩ ngợi”, “băn khoăn ngồi bóp thái dương” không biết ứng xử ra sao với người tù mà mình ngưỡng mộ. Con người ấy thật lạ với cách nhìn “sáu tên tử tù mới vào với cặp mắt hiền lành”, “lòng kiêng nể”, lại còn “biệt nhỡn” riêng với Huấn Cao. Là một ngục quan, sống giữa không gian tăm tối, hàng ngày đối mặt với cái xấu cái ác, ngục quan lại là người “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, có “sở nguyện”cao quý là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết”. Những điều khác thường ở con người quản ngục ấy được Nguyễn Tuân đánh giá: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Và nhà văn suy ngẫm về những nghịch lí ở đời: “Ông trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”[70,144]. Cái thiên lương trong sáng của quản ngục đã được soi sáng bởi chính chính những lời bày tỏ cảm xúc trực tiếp của tác giả dành cho nhân vật. Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân cũng có nhiều lời bình ngoại đề gây ấn tượng khi ông miêu tả các sự việc hoặc tình huống truyện. Đây là lời bình về hình ảnh sáu phạm nhân gầy gò mang chung một chiếc gông gỗ lim dài tám thước: “Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù”. Lời bình ấy góp thêm sức nặng, làm nổi bật khí phách hiên ngang của Huấn Cao và các đồng chí của ông khi họ lạnh lùng “thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái” trước ánh mắt hằn học của bọn lính coi tù. Hay trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra “trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián”, và tác giả nhận xét: đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” [70,148]. Những lời bình như vậy làm cho ngôn ngữ trần thuật ít nhiều không giữ được

tính khách quan, nhưng bù lại, nó tạo nên sự thú vị, hấp dẫn của văn bản nghệ thuật và nó như một đường dẫn giúp người đọc khám phá tư tưởng, quan niệm về cái đẹp của nhà văn trong tác phẩm.

Bên cạnh những lời “trữ tình ngoại đề” bộc lộ thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với nhân vật, sự việc trong truyện, Nguyễn Tuân còn trực tiếp “tuyên ngôn” cho những quan niệm nhân sinh của mình. Khi trình bày gián tiếp những đánh giá đầy tính chủ quan của mình, ngôn ngữ Nguyễn Tuân cũng bộc lộ chất tài hoa và đầy chất khinh bạc. Nhập vào nhân vật ông quan huyện Thạch Thành (Gỡ cái vạ vịt), tác giả đã nói một cách khá xếch mé về đất và người Thanh Hóa, về những ông Đồ Nghệ: “Người Thanh Hóa tính vốn lành như tính đất ấy. Theo lẽ phong thủy, chả biết rằng như thế có phải là tinh đất đã ảnh hưởng sâu đến tình người? Nhưng sự thực là thế đấy. Và không những lũ dân đen Thang mộc ấp lành mà thôi đâu, lại còn đần nữa. Vì những lẽ đó mà mấy ông Đồ Nghệ vốn kiêu căng với cái anh khí của chín mươi chín ngọn Hồng Lĩnh đã tạo ra các ông, các ông đã đem cái đức lành và cái đức đần của dân Thanh Hóa ra mà trào phúng” [74,22]. Hoặc mượn chuỵện nhân vật Lê Bích Xa (Lửa nến trong tranh), tổ chức một cuộc nói chuyện về tranh Tàu tại Vinh mà “công chúng Việt vẻn vẹn có năm người”, và nhà văn đã trào lộng khá nặng nề cái chất người xứ Nghệ: “người ở địa phương này họ chỉ biết quý có những cái học thiết thực quá, - thiết thực nghĩa là có ích lắm - đến gần như dửng dưng với nghệ thuật. Sự thiên lệch này cũng là do cái bệnh ngu bướng mà ra. Họ phải chịu lấy hình phạt nặng nhất là suốt đời chỉ là những người thô tục.”[74,303]. Từng câu văn đều toát lên thái độ khinh bạc và đánh giá hết sức chủ quan của nhà văn. Nhìn chung, cái “tôi” khinh bạc, chủ quan của Nguyễn Tuân thường bộc lộ khá rõ khi nhà văn đề cập đến cái tài, cái đẹp và nghệ thuật. Kiểu như ông ngợi ca mái tóc chị Hoài- người đàn bà mệnh bạc “đổ tung xuôi xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mơ tóc mây dài như một sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai”, rồi mỉa mai: “Cái người nào trong suốt một đời người mà không được ngắm một mớ tóc tử tế, thì cái thẩm mĩ quan của người ấy còn lung lay lắm, chưa lấy gì làm định”[75,331]. Nhiều khi Nguyễn Tuân có những quan niệm đầy tính gây sự, không giống ai: “Ồ, thế ra con người ta, mỗi người có một đĩa hạt để tỏ cái đẹp của mình. Mỹ thuật vốn không là bà con với Luân Lý của thời đại. Một thằng ăn cắp đã trở

nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn, rất nhanh”[74,425] (Chuyến xe tình). Nguyễn Tuân bàn rất hay và sâu sắc về hai chữ “hoành” và “tung” trong: “sự nghiệp con người ta là nên hoành chứ không nên tung. Tung thì nó vang dội ầm lên một thời nhưng không bền bằng hoành”. Còn đối với sáng tạo văn chương, nếu kẻ nào “công chức cả đến trong công việc - cái công việc duy nhất có thể lưu một cái tên mình cho nghìn sau” thì không đủ khả năng để “tung”, tác phẩm của họ “thiếu hẳn cái đẹp đột ngột”, thiếu hẳn cái “sôi nổi của cảm hứng mạnh, thiếu những hơi thở nồng”[74,402]. Đây không hề là quan niệm chủ quan. Một người đã nếm trải sự nghiệp văn chương, lại luôn coi trọng sự sáng tạo, sự độc đáo bất ngờ như Nguyễn Tuân, ông rõ hơn ai hết “tung”và “hoành”là những phẩm chất cần có trong sáng tác văn chương. Quan niệm này rất bổ ích cho những người làm nghề sáng tạo nghệ thuật suy ngẫm. Trong khi kể về những lối sống nhấp nháp, hưởng lạc một cách thanh cao, trịnh trọng của người xưa như uống trà, rượu, chơi hoa, ngâm thơ…Nguyễn Tuân cũng có những quan niệm riêng khá khá chủ quan về ý nghĩa của những thú vui ấy. Không ít quan niệm đã gây những tranh luận thú vị: “Thả mấy cành đào có lá vào nồi nước, lúc gánh đi đường xa nó đỡ sóng ra ngoài và về đến nhà, nước vẫn mát”[74,86] (Những chiếc ấm đất). Mượn chuyện chơi hoa của cụ Kép (Hương cuội), tác giả cho rằng: “Chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia. Như thế mới mới phải đạo, cái đạo của người tài tử”. Không còn là chuyện chơi hoa, mà đó là đạo sống, là chữ tâm, chữ tình. Đó cũng là một cách “để dưỡng lấy tính tình”. Có lúc người kể chuyện có những so sánh, những lí giải khá thú vị: “Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy […]. Những vật quý ấy không chịu ở lâu với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn”[74,127]. Với cụ Ấm trong Chén trà sương, uống trà là “một lễ nghi”, là cái đẹp của văn hóa. “Trong một ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí”. Và

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w