Sự luân phiên, dịch chuyển các điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 57 - 64)

37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong

2.1.3.Sự luân phiên, dịch chuyển các điểm nhìn trần thuật

Trong cùng một văn bản tác phẩm tự sự, các nhà văn thường sử dụng kết hợp khá nhiều quan điểm trần thuật, nhiều điểm nhìn trần thuật. Các điểm nhìn trần thuật không tách biệt nhau mà phối hợp, luân phiên nhau trong một hệ thống trần thuật phức tạp. Trong quá trình trần thuật, điểm nhìn có thể được chuyển dịch từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, nhằm mở rộng khả năng bao quát, chiếm lĩnh hiện thực của người trần thuật. Điểm nhìn trần thuật thường di động, dịch chuyển từ nhiều vị trí từ trường nhìn bên ngoài, trường nhìn bên trong. Mức độ chuyển dịch điểm nhìn ở mỗi tác phẩm mỗi khác. Sự luân phiên điểm nhìn khi trần thuật giúp người đọc theo dõi, nắm bắt được thế giới tâm hồn nhân vật và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong phương thức kể chuyện của Nguyễn Tuân thường có sự kết hợp, đan xen,

xê dịch liên tục các điểm nhìn trần thuật. Đây là dấu hiệu hiện đại hoá của văn xuôi hiện đại, nó góp phần tạo nên tính đa thanh cho văn bản.

Trong Bữa rượu máu, tác giả thay đổi liên tục điểm nhìn trần thuật. Ban đầu người kể chuyện đang trong vai trần thuật khách quan, đứng ngoài câu chuyện giới thiệu: “Phía tây thành Bắc…” có một vườn chuối um tùm, có tiếng ai hát nghe như ‘bài sai của thầy phù thuỷ”, xong mỗi câu hát, người ta lại nghe “roạt roạt”…, những cây chuối đổ ngổn ngang. Điểm nhìn dịch chuyển vào những người vợ lính và bọn lính cơ, họ “cảm động” và “sợ hãi” về việc ông Bát Lê sắp làm việc chém người. Tiếp đến là lời của viên Tổng đốc nói với Bát Lê: “Có mười hai tên tử tù sắp đem hành hình. Quan Công sứ muốn xem tận mặt cái bọn chịu án đó. Ngươi chém sao cho gọn […]. Chém cho thực ngọt”. “Ta đã trót khoe khoang cái tài chém “treo ngành” của chú với quan công sứ”, “chú cũng nên cho một vị quan Tây ở đây thấy rõ cái cách chém người sắc tay của người đầy tớ hầu cận ta là như thế nào”[74,78-79]. Điểm nhìn trần thuật chuyển qua Bát Lê - tên đầy tớ trung thành: “Dạ bẩm Ông Lớn đã thương đến phận tôi tớ, chúng con xin hết sức ra công chó ngựa. Nhưng bây giờ con già yếu lắm, không biết có còn làm được việc như hồi xưa nữa không. Vả chăng gần một năm nay, không cầm đến mã tấu, e có điều hơi lạc mất đường đao”. Mạch truyện trở lại với ngôn ngữ người trần thuật, trần thuật khách quan câu chuyện Bát Lê lĩnh thanh quất của quan trên, và được phép luyện tay nghề ở vườn chuối. Người trần thuật vừa miêu tả khách quan cảnh Bát Lê vừa hát vừa chém chuối, vừa nhập vào nội tâm nhân vật để diễn tả tâm trạng tự hài lòng với chính mình của y: “Bát Lê quay mình lại ngắm nhìn các công trình phá hoại của mình…mỉm cười…chốc chốc lại dừng bước và ưỡn mình về phía sau, ngắm cánh tay khẳng kheo mình đang lăm lăm cầm lưỡi gươm ”[75,39].

Phần cuối truyện, điểm nhìn trần thuật di chuyển giữa ngôn ngữ trần thuật khách quan (người kể chuyện) đặc tả quang cảnh trời chiều dữ dội, bình thản miêu tả cảnh hai tên Công sứ Tây và tên Tổng đốc hoan hỉ mời nhau hai tuần rượu trước khi ra lệnh cho Bát Lê trổ tài “chém treo ngành” mười mấy nghĩa quân Bãi Sậy. Điểm nhìn di chuyển sang lời viên Tổng đốc “ân cần” buộc người phiên dịch nói rõ cho quan Công sứ Pháp những sáng kiến chém tử tù theo kiểu “gắp chả chim”, chém như “người ta róc mắt mía” của y. Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật Tổng đốc, Nguyễn

Tuân đã để nhân vật tự phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của hắn. Hắn là quỷ đội lốt người. Trong đoạn kết truyện, người kể chuyện xuất hiện với một lối thuật truyện khách quan, thuật lại cảnh lúc quan Công sứ ra về “sân pháp trường bỗng nổi lên một cơn gió lốc xoáy rất mạnh, xoay vòng quanh đám tử thi, và đuổi theo các quan đang ra về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan Công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng”[75,33-42]. Với những chi tiết ấy, Bữa rượu máu đã chuyển hẳn chủ đề tư tưởng sang hướng phê phán, đả kích mạnh mẽ bọn thực dân và tay sai. Một tên Tổng đốc tàn bạo muốn khoe những sáng kiến chém đầu người tuyệt chiêu, một tên thực dân tàn bạo hiếu kì muốn được nhấm nháp một Bữa rượu máu. Như vậy, việc dịch chuyển điểm nhìn liên tục từ người kể chuyện, có lúc nhập vào nhân vật Bát Lê, sang viên Tổng đốc, viên Công sứ…vừa tạo được sự đa dạng, linh hoạt trong cách kể chuyện, vừa cá thể hoá ngôn ngữ và tính cách nhân vật, làm cho Bữa rượu máu đáp ứng được những yêu cầu của thi pháp truyện ngắn hiện đại.

Ở truyện Đánh thơ, Nguyễn Tuân phối hợp nhiều điểm nhìn để kể chuyện về cuộc đời của đôi vợ chồng Phó Sứ. Mở đầu truyện, người kể chuyện chậm rãi kể vào “cuối đời vua Thành Thái […] đất Thuận Hoá có ba người đàn bà rất đẹp và rất lẳng lơ” [75,51]. Họ là bộ ba tài sắc có cái tên thơ mộng: Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu. “Mỗi đêm, ba cái mộng gõ một nhịp phách, bấm một dây tơ và để rồi phá cười lên vài trận. Để cho cái xã hội đàn ông mặc áo xanh ẩm ướt phải thèm muốn”. Rồi ông Phó Sứ giữ lăng cùng Mộng Liên kết thành một lứa đôi tài tử. Cái nghề của họ, cuộc sống của họ là túi thơ và chiếu bạc nay đây mai đó. “Cái lãi trong đời bấp bênh của họ là ở chỗ nhiều người đã nhắc tới cái tên Mộng Liên và phó sứ, mỗi khi lứa đôi chậm tới hay là đã lâu rồi mà chưa thấy trở lại”. Những lời kể nhẹ nhàng mà đầy sức hút, đưa người đọc trở về với những đam mê của những trang tài hoa tài tử thời quá vãng. Sau những lời giới thiệu ấy, điểm nhìn trần thuật chuyển sang các nhân vật trong truyện. Có 12 đối thoại giữa các nhân vật ông Hậu Bổ, ông Thông Phán, ông Kinh Lịch bàn luận về lối đánh thơ thả, về tài năng và tính cách rất đáng trân trọng của cặp vợ chồng Phó Sứ: “- Đánh thơ của lão Phó Sứ có cái rất thú là được thua chi chi mình cũng đều lấy làm thích cả. Bởi vì lão biết chọn những câu rất hay mà thả. Mỗi lúc ngâm lên, cái hay của những câu thơ đã làm cho bọn mình lạnh hết cả người.

- Đệ cho không có cái nào lợi hại bằng lão Phó Sứ. Hắn lấy ý tứ ra mà dò tiếng bạc của từng người. Nếu lão biết quan bác thích lối thơ liệu, đọc lên âm thanh và niêm luật tròn trĩnh, nhịp nhàng, thế nào lão cũng rình lão thả một đôi chữ rất quê kệch hay là khổ độc”[75,60-61]…

Điểm nhìn trần thuật trở lại với người trần thuật kể về một cuộc đánh thơ ở nhà ông Kinh Lịch. Người kể chuyện vừa giới thiệu vừa bình luận: “Ông Kinh Lịch là một người trọng cái sạch sẽ của tâm hồn”, vừa kết hợp miêu tả khung cảnh một cuộc đánh thơ: hơn mười cây nến toả sáng, “một bình hoa rộng miệng chứa gần trăm gốc huệ trắng. Hoa huệ mãn khai cuộn cong đầu cánh trắng lại như những đầu râu rồng và gặp tiết đêm, gặp sức nóng của nến cháy, của người thở mạnh, của hơi thở dồn vang càng hết sức toả mùi hương. Không khí đều là huệ hết cả, có người rít mạnh mồi thuốc lào, đã lầm tưởng rằng thuốc của mình là ướp ủ bằng hoa huệ”[75,64]. Và một cuộc đánh thơ bắt đầu. Một cuộc đánh bạc bằng thơ trong một không gian ngập tràn hương huệ, thật lạ lùng, thật thanh cao. Sự thay đổi chủ thể trần thuật trong đoạn văn miêu tả làm không khí truyện thêm chất trữ tình. Nguyễn Tuân thường điểm xuyết mạch trần thuật bằng những đoạn văn dựng cảnh, dựng không khí đặc chất Nguyễn như thế. Đó là một phần nổi bật trong phong cách trần thuật ở thể loại truyện ngắn của ông.

Tái hiện cuộc đánh thơ tại nhà Kinh Lịch, điểm nhìn trần thuật dịch chuyển liên tục giữa những người chơi và Phó Sứ. Mỗi một đối thoại là một cách ứng xử rất đẹp, là một nét văn hoá của những người tài tử. Ở đó, chuyện ham mê đánh bạc được phủ ngoài bằng một vẻ tao nhã, văn chương. Chuyện thắng thua không còn ý nghĩa. Chỉ còn sự khâm phục, sự tự trách rất đáng yêu: vốn cổ thi của mình quá ít, mà “Cổ nhân dùng chữ úp mở uyển chuyển quá đi thôi”. Kết thúc truyện, Nguyễn Tuân đặt điểm nhìn vào một nhân vật trong truyện, kể với ông Kinh Lịch rằng: “Ông Phó Sứ chết ở chân Đèo Ngang rồi. Mộng Liên bây giờ là người goá…Số là đi qua Hoành Sơn quan thấy cảnh đẹp, lòng sinh tình, hai ông mụ đã yêu nhau giữa vùng trời nước bao la… Trúng cơn gió độc, ông Phó sứ đã hoá ra ma chết đường. Mộ để sát ngay bên đường thiên lí […]. Cám cảnh cho lão, đâu có bậc thời sĩ quê vùng Ngũ Quảng có làm câu đối điếu. Xin đọc ông nghe:

Lên đèo xuống ải, mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm” [75,65-67]. Những lời kể đầy cảm khái của một người xa lạ dành cho Phó Sứ càng làm tăng thêm cái “huyền sử” về một con người tài hoa, lãng tử, bạc mệnh.

Với phương thức luân phiên dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, cái tôi trần thuật của Nguyễn Tuân đã hoá thân vào nhiều nhân vật, nhìn nhận, đánh giá, bày tỏ suy nghĩ tình cảm thông qua các nhân vật. Vì vậy, những câu chuyện được kể trở nên thật và gần gũi hơn, sống động, hấp dẫn hơn, đặc biệt là trong khác hoạ nội tâm nhân vật. Nguyễn Tuân thường sử dụng thành công điểm nhìn người kể chuyện đang trong vai trần thuật khách quan bỗng nhập nhanh vào kiểu trần thuật theo quan điểm nhân vật đã tạo nên những ấn tượng đặc biệt về nhân vật. Trong truyện Hương cuội, tác giả khi ở điểm nhìn trần thuật khách quan, khi lại nhập vào nhân vật để diễn tả nội tâm nhân vật cụ Kép: “Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoản vườn, khuân hoa cỏ ở các nơi về mà trồng, phó mặc chúng giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay, thì chơi hoa làm gì cho thêm tội”[75,84]. Lời kể hoà với lời nhân vật một cách tự nhiên, như không hề có khoảng cách. Nhà văn nhập sâu vào nhân vật, cùng đắm chìm trong những suy tư, triết lí về cuộc đời, về đạo sống của những con người tài tử. Trong truyện Một vụ bắt rượu lậu, nhiều đoạn văn rất thú vị nhờ có sự đan xen nhiều điểm nhìn trần thuật giúp nhà văn diễn tả sinh động nét tâm lí nhân vật có vị trí thấp hèn nhờ lo lót quan trên mà được chân lí trưởng: “thầy lí nhớ rõ ràng rằng thầy đã được quan Phủ ban cho thầy cái vinh dự bắc chiếc ghế đẩu ngồi gần quan trong tư thất, sau khi quan đã rủ lòng thương nhận cho thầy cái phong bì “lễ mọn” mà thầy khom khom mình cúi dâng cúi dâng lên bề trên bằng sự thành kính của kẻ biết ơn và tạ được ơn. Thầy lí còn nhớ như in vào ruột những câu của quan giảng dụ hôm đó vồn vã ôn tồn và những cách quan coi thầy như là đầy tớ tay chân […]. Thầy lí đưa tay qua trán, nhắm mắt lại, tưởng lại những giây phút ấy mà thầy rạo rực cả người. Sướng quá, thầy tự hỏi mình rằng cái số phận tầm thường của một người lí trưởng được hưởng

những phút như phút ấy độ mấy lần trong một đời? Thầy so sánh quan Phủ hôm ấy và quan Phủ hôm nay sao khác hẳn đi? Không lẽ quan nhiều việc đến nỗi quên hẳn là mình đã tạ lễ? Phải, không có thể như thế được. Thầy lại cho rằng hay tại mình tạ thiếu. Nhưng không, vì hôm đó, quan đã khen thầy một câu: “Anh lí người linh lợi lắm. Anh đưa túc số như thế này, tôi tiêu nó thành được món”. Nếu thế thì là nghĩa lí gì, và nguy hiểm quá nhỉ! Vì ai còn biết manh mối đằng nào mà tìm, mà hiểu”[74,32]. Trong đoạn văn này, tác giả đang trần thuật khách quan (từ chỗ đứng người kể chuyện) lúc lại dịch chuyển thành lời nhân vật tạo nên sự kết hợp tự nhiên các điểm nhìn, giọng điệu. Có đến năm câu ở phần cuối đoạn văn cùng một chủ ngữ là thầy lí. Lời văn từ đây bỗng gấp gáp, dồn dập của những băn khoăn, lo lắng, sợ hãi quan trên dâng đầy trong lòng thầy lí. Đó là lời nhà văn hay lời nhân vật? Không thể phân định rạch ròi. Tác giả không đứng ngoài để tả, kể mà nhập vào nhân vật, trăn trở cùng nhân vật ở thời khắc ấy mà viết ra. Khi trần thuật bằng lời nửa trực tiếp như thế, ý thức của nhân vật được hiện diện, người đọc được thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật, được sống cùng nhân vật. Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân cũng sử dụng lối trần thuật nhập vai để diễn tả tâm trạng các nhân vật. Sự luân chuyển điểm nhìn, chủ thể trần thuật thể hiện rõ nhất trong những đoạn văn miêu tả tâm trạng Quản ngục và Huấn Cao. Những băn khoăn, trăn trở của Quản ngục được tái hiện bằng hai điểm nhìn của ngôn ngữ người kể chuyện khách quan và ngôn ngữ nhân vật: “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”[…], “Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại. “Có lẽ lão bát này, cũng là người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là một kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác vơi squan trên thì khó mà ở yên. để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”[74,134]. Viết về tâm trạng Huấn Cao khi được nghe thầy thơ lại trần tình cái sở nguyện của viên quản ngục, tác giả cũng sử dụng hai điểm nhìn trần thuật phối hợp như vậy: “Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ […]. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết

đâu một người như thầy Quản đây mà lại có sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”[74,138]. Chính cách kể như vậy, tâm lí, phẩm chất, tính cách của từng nhân vật được chính nhân vật tự bộc lộ, chân thực, sinh động. Lối trần thuật này cũng được Nguyễn Tuân sử dụng trong nhiều truyện ngắn đặc sắc khác như Những chiếc ấm đất, Chén trà sương, Ngôi mả cũ, Khoa thi cuối cùng, Nhà Nguyễn, Đôi tri kỉ gượng…Nhờ ưu thế của phương thức này, bức tranh hiện thực đời sống hiện lên chân thực, sống động, nhiều màu sắc và dáng vẻ khác nhau, nhân vật được cá thể hoá rõ rệt. Đồng thời, sự chuyển đổi linh hoạt các vị trí trần thuật tạo điều kiện cho người đọc tự do khám phá, thẩm định tác phẩm, tránh được cảm giác nhàm chán. Cùng thời với Nguyễn Tuân, Nam Cao cũng là nhà văn rất thành công khi sử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 57 - 64)