0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN (Trang 44 -51 )

37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong

2.1.2.1. Trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”

Đây là phương thức trần thuật với cái “tôi” tự thuật. Người trần thuật là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật trong truyện, tham dự vào mọi biến cố của câu chuyện. Điểm nhìn trần thuật thường được tiến hành từ điểm nhìn nhân vật “tôi” - người quan sát và có khả năng nhìn thấy mọi diễn biến câu chuyện, có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật (thông qua độc thoại nội tâm), đây là điểm nhìn bên trong. Trong truyện ngắn Chiếc đĩa sứ Giang Tây, Nguyễn Tuân sử dụng ngôi kể này tái hiện khá sinh động tâm lí của “Cái hồi tôi còn là gã thư sinh mài đũng quần trên ghế trường Thành chung Nam Định” học đòi cái sở thích của những kẻ có tiền “uống nước trà và ăn bánh ngọt ở tiệm cao lâu của các chú người Quảng Đông”[74,37]. Có lẽ sinh ra trong một gia đình không lấy gì làm khá giả, nhưng cũng được học hành, có chút hiểu biết, giao thiệp bạn bè, nên Nguyễn Tuân nắm bắt và diễn tả vừa chân thực vừa có chút mỉa mai cái tâm lí muốn được hưởng thụ, thích cái không khí náo nhiệt của trà đình, tửu điếm nhưng vẫn thiếu tự tin, ngượng nghịu trước những thức ngon của Viễn Lai lâu của những kẻ thiếu niên như mình. “Tôi” cảm thấy khó chịu, tự ái, giận dữ khi bị tên hầu sáng vô lễ “ngạo nghễ gọi là cậu”. Trong khi ta muốn người phải lễ phép với mình như một “khách quan”. Cảm giác bị khinh là “cu ngậu” ở những nơi ăn chơi làm nhân vật “tôi” “ăn mất ngon, chơi mất tự nhiên”. Nỗi ấm ức ấy đeo đẳng, “tôi” nuôi bụng hôm nào có tiền sẽ cho tên hầu sáng kia ta là ai! Những lúc có tiền ấy, “tôi đường hoàng dẫm mạnh cầu thang, khoác tay anh Phúc Cáo trở lại tiệm Viễn Lai. Tôi để cho anh toàn quyền ra thực đơn. Tôi chỉ ngồi để rình xem cái tên hầu sáng kia có còn dám vô lễ nữa không”. Và “tôi” đã được thoả mãn. “Cái tên hầu sáng ngày nọ dám lếu láo với tôi, hôm đó bị mắng như tát nước vào mặt. Mà hắn tịnh không dám cãi lại. Tôi sướng thầm trong bụng. Ồ, có thế chứ! “Hỡi tên hầu sáng kia ơi! Ta chỉ ngồi nhìn mi bị bạn ta hành hạ cũng đủ no lòng mát ruột rồi, có lẽ không cần phải ăn uống gì nữa!” [72,40]. Cái cảm giác sung sướng, hả dạ của kẻ dù phải phí một khoản tiền để rửa xong một cái nhục (việc bị tên hầu sáng dè bỉu), cùng cái cảm giác được tự tin “mạnh bạo đến cả dáng ngồi”, nhìn ngang, nhìn ngửa, nhìn chòng chọc vào hết mặt người này người khác như người của sở Mật thám”[74,42] được tác giả thuật lại vừa hồn nhiên, vừa buồn cười. Chỉ ở điểm nhìn trần thuật tham dự này, Nguyễn Tuân mới có thể diễn tả sinh động một nét tâm lí của nhân vật “tôi”. Có lẽ, tâm trạng của nhân vật “tôi” cũng

chính là những lời tự bạch chân thực, hồn nhiên của Nguyễn Tuân về một thời trẻ dại phải chịu nhiều túng thiếu, nhiều ấm ức. Nét tâm lí thuở thiếu thời ấy được tác giả miêu tả bằng một giọng điệu mỉa mai nhẹ nhàng cùng một chút dư vị xót xa.

Cũng với giọng điệu tự trào, nhân vật xưng “tôi” trong Giá đồng quan giámsát

tự kể về những ngày sống cùng những đám cô đồng. “Tôi, một anh cung văn trước đẹp giai, đẹp giọng hát - giờ tuy còn tài giỏi ở một vài điệu đàn, nhưng cũng không dám lấy đó làm chắc chắn cho sự mưu sinh”. Khi giọng hát còn tươi gọn, “tôi” còn được những ngày phong lưu. Quanh năm xách đàn đi theo những đám hầu bóng. Người ta tranh nhau mời “tôi đi đàn”, và thường xuyên được nhận tiền của các bà hầu bóng ấy. Tưởng rằng dùng ngón đàn kia chẳng qua cũng chỉ để mà chơi. Nào ngờ,”tôi” bị cuốn vàolối sống cùng đám hầu bóng ấy. “Tôi đã ra tâm mà chiều một bà hầu bóng” (bà Chánh, một người xấu, khô gầy như xác mắm, răng vẩu, mặt rỗ, mũi tẹt trũng xuống, tóc đã ngắn mà lại cứ đòi để mãi tóc đuôi gà), “bà ta buộc tôi phải nhận lấy những đặc ân cuối cùng của bà”. Những đặc ân, những quà tặng, những lần “tôi” được đi ăn ở cao lâu với bà Chánh hầu bóng chẳng qua cũng chỉ là những toan tính của một mụ đà bà dâm đãng đội lốt cô đồng. Một đêm khuya nọ, trong lúc lên đồng, bà Chánh hầu bóng “lăn vào người tôi, đè rần tôi xuống, miệng bà tìm miệng tôi…”. Từ lần ấy, “tôi” thực sự kinh tởm và từ bỏ hẳn cái người đàn bà hơn mình tám, chín tuổi ấy. Toàn bộ quá trình tâm lí nhân vật được Nguyễn Tuân để cho nhân vật tự bộc bạch, tâm trạng nhân vật hiện ra giống như những lời sám hối của một kẻ lỡ sa chân vào chốn cô đồng [74,228-232]. Mặc dù Nguyễn Tuân rất ít trần thuật từ điểm nhìn nhân vật xưng “tôi”, nhưng qua hai truyện ngắn vừa nêu, nhà văn cũng đã để lại ít nhiều dấu ấn. Nhà văn đã để cho các nhân vật tự cất tiếng nói của mình, tự giãi bày những nỗi niềm riêng tư của lòng mình một cách thành thực. Lối trần thuật xuất phát từ điểm nhìn này sẽ giúp nhà văn dễ tái hiện diễn biến các quá trình tâm lí và cá tính nhân vật. Đối với người đọc, cách trần thuật này dễ tạo cảm giác thật hơn, độ tin cậy cao hơn, dễ đồng cảm hơn đối với nhân vật trong câu chuyện được kể. Tuy nhiên, chọn điểm nhìn trần thuật này không phải là sở trường của Nguyễn Tuân.

Xuất phát từ điểm nhìn chủ quan, nhưng người kể chuyện trong trần thuật nhập thân vào nhân vật không xưng “tôi” cũng không phải là nhân vật trong truyện tự kể lại. Ở đây, người kể chuyện ẩn đi, đứng sau nhân vật, sự kiện để kể và đẩy nhân vật ra trước độc giả. Vì thế trước mắt độc giả, không thấy người nói, chỉ thấy hiện thực được trình bày trong câu chuyện. Người kể chuyện “tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể” (Trần Đình Sử), thường mượn điểm nhìn của nhân vật, giọng nhân vật để kể chuyện và “anh ta đã hoà vào nhân vậtđến mức ta khó phân biệt được giọng kể của nhân vật”[63,140]. Có như vậy, người kể chuyện (tác giả) mới dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật với tất cả mọi cung bậc tình cảm, mọi rung động của tâm hồn nhân vật. Lợi thế của lối trần thuật này được Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều trong loạt truyện có màu sắc tự truyện mà nhân vật chính là chàng Nguyễn. Các truyện Mượn cái vui của người khác, Một người tỉnh rượu đốt cháy rừng trúc, Nhà Nguyễn, Đôi tri kỉ gượng, Chuyến xe tình, Cái cà vát đen, Một người cha về quê ăn tết… phản ánh khá rõ nét thế giới tâm hồn nhân vật Nguyễn. Mặc dù Nguyễn không phải là kiểu nhân vật “tôi” trong truyện đang kể lại chính cuộc đời mình, nhưng nhờ cách trần thuật từ điểm nhìn nhân vật, qua mỗi truyện ngắn, người đọc nhận ra khá đầy đủ chân dung cái “tôi” Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Nhập thân vào vai chàng Nguyễn (trong

Mượn cái vui của người khác), Nguyễn Tuân diễn tả rất sinh động tâm trạng con người của những cuộc đi. Đi để kiếm tìm cảm giác mới lạ và để thất vọng. Sau mỗi cuộc đi, Nguyễn trở về, điều làm chàng thích thú là “tìm sự thoải mái cho thân thể và đánh dấu lại trong đầu mình, trong tâm mình một vài hình ảnh, một vài câu nói lượm lặt được ở dọc đường. Cái việc thú vị ấy, người ta thường gọi là việc soạn lại những dòng bút kí lữ hành”. Nguyễn tưởng rằng, sau một tuần đi xa, trở về, sẽ có một “cuộc biến cải gì lớn lao có thể đem lại một chút hăm hở cho mình”. Nhưng chàng hoàn toàn thất vọng. Thất vọng vì sự cũ mèm của mọi thứ xung quanh: “Không có một người nào chết bớt đi cho”. Với Nguyễn: “Hôn nhân. Thành gia thất. Hạnh phúc. Kiến thiết. Hoài bão. Nguyễn mỉm cười, để tất cả hoài nghi vào một tiếng cười”. Nguyễn hoài nghi, coi thường tất cả, nhưng khi đọc tấm thiệp cưới của Song Dực (người bạn), lại được bạn được phân công làm phù rể, Nguyễn “Chưa bao giờ đi phù rể, chàng thấy mình say sưa với cái vui của bạn lồng vào trong một cái tâm trạng rất mới của mình”. Trong vai phù

rể, “Nguyễn ngờ ngợ hình như chính mình cũng vừa thoáng chộp được cái bóng của Hạnh phúc. Một tí Hạnh phúc xổi thì”. Rõ ràng Nguyễn vẫn luôn mong được sống trong những cảm giác ấy: “Giá cuộc sống của Nguyễn cứ ngày nào cũng là một ngày đi phù rể?”. “Mượn cái vui của người khác” để được gần cái sung sướng của chung quanh. Thế nhưng, tính vốn hay nghĩ trước cho đoạn chót của mọi việc, cuối cùng, Nguyễn lại trở về với cái cảm giác cố hữu của mình: sợ sự nhàm chán, tẻ nhạt của bổn phận: “Nguyễn vẩn vơ ngồi tưởng đến một ngày rất gần cái ngày nhộn nhịp này, có những người thiếu phụ chỉ còn đẹp được bằng cái đẹp của đức hạnh thôi. Và khói lửa củi trong bếp cùng với tiếng khóc bú của một hòn máu lọt lòng sẽ giục người ta chóng già hơn là một người đàn ông giang hồ khi phải nghe mãi, hàng mười năm một, cái tiếng gà gáy pha trộn với tiếng móng ngựa dồn trong hơi sương dặm khách”[74,247]. Nguyễn Tuân tiếp tục nhập vào Nguyễn (trong Nhà Nguyễn) để diễn tả cái “tôi” bất cần, bất chấp luân lí, đạo đức của Nguyễn trong cuộc sống thường ngày. Nguyễn là người đã có một gia đình phải chăm lo. Thế nhưng, gia đình, người thân, bổn phận làm chồng, làm cha không thể giữ nổi bước chân kẻ thích tìm cảm giác mới lạ trong những cuộc đi, những cuộc vui. Tác giả rất khéo khi mượn câu chuyện “bác Nguyễn làm nhà” để đưa đẩy câu chuyện về chàng Nguyễn. Mọi người tưởng rằng Nguyễn làm nhà, nghĩa là anh này chán đi rồi. Bạn bè Nguyễn sững sờ không hiểu. Còn Nguyễn lại cảm thấy mình không còn là mình nữa. Anh xa lánh bạn bè, thiếu tự tin. Ông Tú, bà Tú tưởng phen này buộc chân “đứa con hoang tàng, tính lông bông, và cuộc đời khó định”. Nhưng người đọc đã nhầm. Ngôi nhà bác Nguyễn ở Cầu Mới làm xong, tiễn mẹ về Thanh, “Nguyễn cảm thấy mênh mông buồn…Chàng bâng khuâng như một khán giả ngồi sững lịm trước một cảnh chót vở kịch đang hồi hộp mà đã hạ màn”[74,376]. Nguyễn buồn, bởi vì cuộc đời chàng từ đây sẽ bước sang một giai đoạn mới. Những ràng buộc của vợ con, của dưa hành, mắm muối, chàng phải sống vì người khác. Phải trật tự. Cái điều Nguyễn sợ nhất là mình tự đánh mất cái “tôi”của mình. Nỗi buồn, nỗi sợ ấy đẩy Nguyễn trở về với đúng tạng chất của con người bất cần tất cả. Làm nhà nhưng Nguyễn không ở, ông bà Tú phải cho thuê, Nguyễn chỉ giữ lại một gian buồng để sách. Rõ ràng, toàn bộ thế giới tâm hồn, tính cách nhân vật Nguyễn đã được bộc lộ bằng chính ngôn ngữ của chính nhân vật.

Vẫn xuất phát từ điểm nhìn nhân vật, trong Đôi tri kỉ gượng, Nguyễn Tuân đi sâu hơn vào thế giới nội tâm của Nguyễn, miêu tả nhiều nét tính cách nổi bật của nhân vật này. Nguyễn tự vẽ chân dung của mình như một con người cô độc mà kiêu ngạo: "Nguyễn là người sinh ra để thờ Nghệ Thuật. Nghệ Thuật với hai chữ hoa. Người ấy quý Nghệ Thuật hơn cả thân mình. Bảy tám năm nay ở Hà Nội, Nguyễn mưu sinh bằng Nghệ Thuật và sống cho nghệ thuật”. Và Nguyễn đã lấy cuộc đời mình làm một chỗ thí nghiệm. Có thể nói, cái “tôi” cá nhân cực đoan của Nguyễn Tuân thể hiện rõ nhất trong chàng Nguyễn này. Hoài nghi, cay cú với cuộc đời, “từ một người trẻ tuổi bình dị, Nguyễn đã trở thành một kẻ có một tâm hồn phiền phức đến điều. Chốc buồn đấy, chốc vui đấy, ngủ lúc đứng, ăn lúc nằm, tản bộ trong cơn mưa rào; khi không, tại một tiệc thọ vui và đông lại đi khóc một người cố hữu đã khuất bóng từ bao giờ và gợi ra toàn những chuyện đề chủ cùng mũ mấn áo trảm thôi giữa một tiệc cưới mà thực khách đều toàn mặc áo gấm chần”[74,397]. Để cho được mình là mình, Nguyễn cố tạo một cách sống khác người, thành một cái buớu, cái đinh, cái gai trong mắt mọi người. Nguyễn đúng là kiểu người luôn gây sự với xung quanh. “Trên con đường đời, y lượm những hòn đá thực to ném lung tung […]. Chàng ném đá vào đầu vào mặt rất nhiều người. Cả người quen nữa…”. Để làm một hòn bi lăn ngược dốc, Nguyễn phải hoàn toàn khác với xung quanh, Nguyễn chọn cho mình con đường lập ngôn để khẳng định, để “gây sự” với đời: “ngôn của Nguyễn lủng ca lủng củng dấm dẳn cứ như đấm vào họng” người ta. “Văn cầu kì quá, kênh kiệu quá và chẳng có chương tiết nào là hồn hậu cả” . Người ta đọc không hiểu Nguyễn định nói gì. Nguyễn bất chấp mọi lời bình phẩm, và “vẫn cứ lập ngôn một cách bướng bỉnh. Đời nó ngu thế, không bướng thì sao có được?”. Với Nguyễn, sống hay viết, đối với chàng chỉ là để tìm chính mình, để thực hiện cái “tôi”cá nhân mình cho đến kì cùng. Thế giới khách quan không đáng kể, giá trị của ngòi bút chính là ở “bản ngã” người nghệ sĩ có độc đáo hay không: “Nguyễn đã dùng một quyển sách in để tỏ rõ cá tính mình. Cuốn sách đã đánh dấu sự chàng có mặt ở cuộc sống này - một cuộc sống đầy bất mãn và uất kết của người trong cuộc, phản lại nỗi lèm nhèm, lẹt đẹt, lờ mờ, luộm thuộm và bằng lòng của tất cả xung quanh”. Với một quan niệm như vậy, Nguyễn không thể chịu đựng nổi những kẻ bất tài, tẻ nhạt. Mợi, con người không có gì đặc biệt, cũng tấp tểnh nghiệp văn chương, in thơ, bắt

người đọc thơ mình, lại muốn làm bạn với mình, Nguyễn khó chịu, Nguyễn công kích: “Thơ gì mà cục gạch thế này?”, “Hắn nếu có bỏ nghiệp văn theo nghiệp võ, làm đến Đại tướng thì có mạt kiếp cũng không dám hành binh bằngmột cuộc đại tấn công nào. Chỉ có đánh úp vặt vặt mà thôi. Y như những cuộc chiến tranh sài mòn ở Y Pha Nho hồ Nã Phá Luân thời Đề Chính thứ nhất”[74,378-423]. Trong Nhà Nguyễn, Đôi tri kỉ gượng, Nguyễn tỏ ra kiêu ngạo, bất cần, chỉ biết có chính mình. Nguyễn thi vị hoá lối sống lập dị, khinh bạc của mình. Nguyễn phóng to cái “tôi” nghệ thuật của mình lên, coi đó là một thứ vũ khí chống trả cái cuộc đời đáng chán này. Nhưng đào sâu vào mãi cái tôi bên trong, tách rời khỏi hiện thực, đến một lúc nào đấy, cái tôi ấy trở nên trống rỗng, thấy cuộc đời mình trở nên vô nghĩa. Chính con người kiêu ngạo ấy nhiều khi lại chán mình. Trong truyện Cái cà vát đen, Nguyễn Tuân dường như nhập hẳn vào nội tâm nhân vật Nguyễn, để cho nhân vật tâm sự cùng đám cà vát yêu của mình. Một đám cà vát đủ màu nằm yên trong tủ, như những “nàng phi thất sủng”, dù đẹp, dù Nguyễn rất yêu nhưng chúng lại chính là hình ảnh của một cuộc sống tù túng, vô vị và nhạt nhẽo. Ngắm nhìn chúng, “Nguyễn lắng lòng mình” và nhận ra: “A, cái đời tiềm tàng riêng của riêng mỗi người, Nguyễn chán lắm rồi, không thể chán hơn được thế này nữa. Chàng đã mất hết cả tin tưởng trong cái lối sống riêng biệt mà trước kia chàng cho là màu nhiệm kì thú lắm”[74,435-436]. Phải thay bỏ nó đi. Phải thay đổi thực đơn cho lòng mình. “Nguyễn đã cất hết bấy nhiêu cà vát đẹp vào tủ kín”[74,436], khoá chặt kỉ niệm, và thắt một cái cà vát đen kịt để tự để tang mình.

Qua khảo sát một số truyện ngắn mang tính chất tự truyện, chúng ta nhận thấy Nguyễn Tuân đã tìm được một cách kể phù hợp để bộc lộ cái “tôi” và tư tưởng của mình. Thủ pháp trần thuật nhập vai vào nhân vật Nguyễn làm cho ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN (Trang 44 -51 )

×