37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong
GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN 3.1. Giọng điệu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, giọng điệu được hiểu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[22,134]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học là giọng điệu nghệ thuật, nó “là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi
người trần thuật kể chuyện hay như thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm phải gắn bó với các giọng “trời phú” của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không không đơn điệu”[22,135]. Trong sáng tạo nghệ thuật, giọng điệu có vai trò rất lớn. Đối với nhà văn, giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu tạo phong cách tác giả, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể, “thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[22,135]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thười đại. Như vậy, giọng điệu là biểu hiện của thái độ cảm xúc chủ thể đối với đời sống, giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh. Giọng điệu thể hiện ở điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể đối với cái được miêu tả. Trong văn xuôi, giọng điệu phức tạp tạp hơn thơ, “chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kể chuyện đối với nhân vật, người kể và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng”[68,110]. Do giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm, gắn với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng sáng tác nên nó thể hiện cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói đã nhận ra con người, thì trong văn học, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Vì thế trong sáng tác văn học, những nhà văn lớn thường có một giọng điệu riêng khiến người đọc dễ dàng nhận ra tạng chất riêng của mỗi người. Giọng điệu chủ đạo của văn Nguyễn Công Hoan là hài hước trào phúng, phóng đại để tạo ra những tiếng cười giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù. Thạch Lam luôn nhẹ nhàng, trữ tình, thủ thỉ như tâm tình với độc giả nhưng sâu lắng, sức ám ảnh không theo kiểu gây ấn tượng mãnh liệt mà man mác, dai dẳng. Nguyên Hồng thương cảm “thống thiết”, “rên rỉ” tràn trên câu chữ. Tô Hoài dí dỏm, hài hước, tinh quái. Nam Cao hoà
trộn giữa tính chất lạnh lùng khách quan với sự xót xa thương cảm, giữa nghiêm nghị tỉnh táo và hài hước sâu cay, giữa triết lí sắc sảo và trữ tình sâu lắng, giữa thô ráp gồ ghề và mượt mà tinh tế. Giọng văn Bùi Hiển có sự chừng mực, cười đùa vui hóm hỉnh nhẹ nhàng và luôn toả ra một sự ấm áp, đôn hậu…Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, chúng tôi nhận thấy tác giả khá đa dạng và độc đáo trong lựa chọn các giọng điệu trần thuật. Nổi bật là giọng khinh bạc lạnh lùng hiển diện trong hầu hết sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám. Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận ra đằng sau thái độ khinh bạc lạnh lùng ấy một “tấm lòng An Nam hoàn toàn” khi ông kể lại bằng một giọng đầy thán phục, trân trọng, nhiều luyến tiếc những vẻ đẹp của người Việt Nam ta nay đã mất.
Qua những biểu hiện về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, chúng ta có thể nhận thấy giọng điệu là một yếu tố nghệ thuật có tác dụng tăng tính truyền cảm, độ hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Tuân đối với người đọc. Đồng thời, qua giọng điệu tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, tình cảm, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của nhà văn đều được bộc lộ đầy đủ .