Giọng điệu ngợi ca, luyến tiếc vẻ đẹp “Vang bóng một thời”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 90 - 99)

37 Một người cha về quê ăn tế tx Bên ngoài => bên trong

3.1.3.Giọng điệu ngợi ca, luyến tiếc vẻ đẹp “Vang bóng một thời”

Đọc văn Nguyễn Tuân trước cách cách mạng, nhiều người không chịu nổi cái giọng khinh bạc của ông. Nguyễn Tuân dùng giọng điệu ấy để ném vào cái hiện thực xã hội thực dân phong kiến xấu xa, bởi ông không chịu đựng nổi cái buổi “Tây Tàu nhố nhăng” ấy. Nhưng riêng Vang bóng một thời thì khác hẳn. Vốn là một trí thức tài hoa, có tinh thần dân tộc, yêu văn hoá dân tộc, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, không tìm thấy cái đẹp trong hiện thực, Nguyễn Tuân đi tìm cái tài hoa, cái đẹp trong quá khứ. Trong Vang bóng một thời, thế giới nhân vật của ông đều là những con người có phẩm

chất tài hoa nghệ sĩ. Những ông Nghè, ông Cử, ông Tú, ông quan hết thời… sống đặt mình lên trên cõi đời phàm tục, chỉ biết vui với những thú vui tao nhã như chơi hoa, uống trà, nhắm rượu, chơi chữ, đánh thơ, thả thơ…Tất cả đều là những mĩ tục cầu kì, tinh tế, tài hoa, lịch lãm, thiêng liêng của dân tộc mình. Nhà nghiên cứu văn học Văn Tâm cũng thấy ở Vang bóng một thời tấm lòng của Nguyễn Tuân đối với nền văn hóa dân tộc: “trừ Bữa rượu máuKhoa thi cuối cùng […], mười truyện còn lại, có thể coi như mười nén tâm hương nguyện cầu cho cái Đẹp cổ truyền Việt Nam, đó là: uống đẹp (Những chiếc ấm đất, Chén trà sương); nhắm đẹp (Hương cuội); chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Đèn đêm thu); ứng xử đẹp (Ngôi mả cũ); hoa tay đẹp (Trên đỉnh non Tản); tài nghệ đẹp (Một đám bất đắc chí) và nhân cách đẹp (Chữ người tử tù)”[20,360]. Tất cả những câu chuyện cũ, lối sống của những người tài hoa tài tử của dĩ vãng được Nguyễn Tuân làm sống lại bằng một thái độ, tình cảm đặc biệt trân trọng, thán phục và đầy luyến tiếc.

Trong Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân kể rất hấp dẫn về nhân vật cụ Sáu, một người cả đời chỉ đam mê uống trà, đam mê nhiều khi đến làm lỗi. Phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại cũng chỉ vì uống trà, vì những ấm trà Tàu quý. Danh và lợi cụ đều không màng. Cụ Sáu tỏ ra khoái trá khi được nghe người khách kể về một người ăn mày sành uống trà. Không thể có lời kể nào hay hơn đoạn văn Nguyễn Tuân viết về người ăn mày kì lạ ấy. Cái hứng thú đặc biệt của cái “tôi” tài hoa Nguyễn Tuân có dịp phơi mở khi ông bắt gặp điều kì lạ: kẻ ăn mày chỉ chọn những nhà đại gia, để xin uống trà. Từ cách ngồi pha trà, uống trà trong cái ấm độc ẩm luôn mang theo, đến cách thưởng trà tinh vi… của kẻ hành khất tài hoa kia, tất cả đều rất nghệ thuật, rất đẹp, làm cho mọi người kinh ngạc.Trong đời, cụ chỉ mong được nghe những câu chuyện, được gặp những người tài hoa, sành điệu như thế: “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. Nhà, phần nhiều lại toàn là ấm song ấm quý”[74,87]. Thời gian trôi đi, cụ Sáu - người xem “phú quý nhỡn tiền không bằng một ấm trà tàu” ấy, “bây giờ đã sa sút lắm rồi. Bây giờ ông cụ lo lấy bữa cơm cũng khó, chứ đừng nói đến chuyện uống trà. Thỉnh thoảng có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt kĩ trong mình, đợi lúc vắng vẻ một mình mới đem ra uống”. Con người quen sống phong

lưu, phóng khoáng ấy giờ phải sống trong túng quẫn, phải bán đi cả những ấm trà quý. Cái cách tính toán bán những cái ấm quý của cụ Sáu lắng kĩ thấy ngậm ngùi, xót xa: “Có một điều mà ai cũng lấy làm lạ, là cụ bán lũ ấm đất làm hai lớp. Mấy kì đầu, cụ bán toàn thân ấm và bán rất rẻ. Còn nắp ấm cụ để dành lại. Có lần vui miệng, cụ ghé sát vào tai người bà con: “Có thế mới được giá. Có cái thân ấm rồi, chẳng nhẽ không mua cái nắp vừa vặn sao? Bán thân ấm rẻ, rồi đến lúc bán nắp ấm, mới là lúc nên bán giá đắt. Đó mới là cao kiến”[74,92]. Câu chuyện về cụ Sáu là một hoài niệm về quá vãng, gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn man mác, luyến tiếc về một sự mất mát, tàn lụi cái đẹp của một điệu sống thanh cao của một thời.

Truyện Chén trà sương đưa ta đến với một nghệ thuật sống cao điệu khác, cô đơn nhưng thanh bạch của cụ Ấm bên ấm trà mỗi buổi mai. Câu chuyện uống trà của cụ Ấm được Nguyễn Tuân miêu tả tỉ mỉ, nó giống như là một đạo sống, cầu kì, nhịp nhàng, đầy nghi lễ thiêng liêng, mặc dù mỗi sáng, cụ Ấm chỉ uống hai chén trà: “Trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày ra đấy nào là khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất ròn rất đều...”. “Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm chén tống chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì càng kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn […]. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng thêm hơn nữa sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá. Ấm nước sôi già lắm rồi nhưng cụ Ấm vẫn thử xuống đất xem có thực sôi không”.Tất cả những nghi lễ trên, cụ Ấm gọi đó là phần “mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại”[74,149-151]. Mỗi câu căn được viết với một nhịp điệu chậm rãi, khoan thai, thanh thản như hòa cùng cái tâm thế thư thái, thanh thản của tâm hồn một con người mà dường như mọi hệ lụy trần gian đều không còn nghĩa lí gì. Mỗi câu văn của Nguyễn Tuân viết ra đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, sự nâng niu, trân trọng cái thú uống trà của người xưa. Có lẽ Nguyễn Tuân muốn phô diễn cái ý nghĩa và cái nên thơ của thú uống trà - “một hành vi đặc biệt”(Thạch Lam) của người xưa. Uống trà là một cái thú chơi thanh đạm. Chỉ có những người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà.

Cụ Ấm còn cho rằng, “nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trong lá sen”, “những giọt thủy ngân” ấy ở “mỗi lá chỉ có ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm”. Vì thế, “cụ Ấm đặt vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong một ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí”[74,151-159]. “Mùi thơ” và “hương vị triết lí” trong một ấm trà pha ngon chính là cái đẹp, là sự thanh tao, sang trọng của tâm hồn đã được Nguyễn Tuân nâng lên thành nghệ thuật, thành một đạo sống. Nếu người Nhật nổi tiếng với “Trà đạo”, thì Nguyễn Tuân cũng cho người đọc niềm tự hào về một văn hóa trà của người Việt xưa. Cụ Kép trong Hương cuội cũng là người chỉ “thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan”. Đem cái “chí thành chí tình” ra mà đối đãi với “lũ hoa thơm cỏ quý”. Theo cụ Kép, đó cũng là một cách để “di dưỡng lấy tính tình”; “như thế mới phải đạo, đạo của người tài tử”. Chơi hoa đạt đến “đạo” là cả một nghệ thuật. Tâm hồn cụ Kép đúng là của một nghệ sĩ: tinh tế, đa cảm, tài hoa, hiểu sâu sắc từng hồn hoa: “Tôi tự biết không chăm sóc được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật ấy không chịu ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn”[74,127- 128]. Chơi hoa, uống rượu Thạch lan hương vào mỗi mùa xuân về trở thành một nghi lễ thiêng liêng của gia đình cụ Kép. Chiều ba mươi tết, khi hoa Mặc lan chớm nở, cũng là lúc nhà cụ Kép bắt đầu sửa soạn tiệc rượu Thạch lan hương. Những hòn cuội thật trắng, thật tròn trở thành những chiếc kẹo mạch nha. Kẹo mạch nha được đặt vào các chậu Mặc lan, lấy lồng bàn giấy đậy kín, gọi là ướp hương lan. Khi những chiếc lồng bàn được mở ra: “Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi; những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kĩ khoảng không trong vắt như cố ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian”[74,130]. Không còn là một tiệc rượu bình thường, không gian ngập tràn hương Mặc lan và sự thanh tao tâm hồn con người. Cụ Nghè Móm (Thả thơ) - “người mà học lực và chính tích chấp được cả bạn đồng liêu một

thời”, khi đã được nhãn rỗi, chỉ dùng thời giờ vào việc sao chép một lá số, gieo một quẻ bói hay kê một đơn thuốc cho người làng. Cụ Nghè vẫn không quên cái thú “Trà tàu, rượu cúc, cây cảnh và hình như vẫn chưa bỏ được cái chứng thắp nến bạch lạp để đọc Đường Thi sách thạch bản”. Niềm vui với cụ Nghè là vào mỗi đêm mười bốn tổ chức những cuộc thả thơ trên sông. Theo cụ, thả thơ vào đêm “trăng mười bốn bao giờ cũng khéo hơn trăng rằm. Ngày mười bốn là này vừng trăng đi tới sự toàn thịnh. Ngắm vừng trăng rằn, người tinh ý sẽ nhận thấy cái vẻ sắp tàn của một vạt gì đã mãn khai trong có một thì”. Cái khung cảnh một buổi thả thơ cũng đầy chất thơ: “Vừng trăng mười bốn lúc chếch về đoài đã in một cục bóng thẫm và dài lên mặt con sông trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng chiếc nhà bè lợp lá gồi mà trong đó, cụ Nghè Móm đang ngồi làm nhà cái, thả thơ cho hàng chục người đánh. Người ta đang sát phạt nhau bằng tiền, đem cái may rủi cả vào đến cõi văn thơ và trên mặt sông thu, tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một câu thơ thua cuộc mất ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên dòng nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của hội tao đàn nào”. Nguyễn Tuân đã tìm thấy cái đẹp, chất thơ trong lối sống thanh cao của những “bóng người đã mượn ít nhiều tiếng tơ mà tô vẽ nhiều lắm cho buổi đó chữ lấy tiền” [74,99]. Chắt chiu những vẻ đẹp ấy bằng một ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc thi ca và tài hoa cũng là cách Nguyễn Tuân bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cha ông xưa.

Loại người thứ hai mà Nguyễn Tuân trìu mến, ngưỡng mộ là những lãng tử giang hồ, sống một cách phóng khoáng, tài hoa tài tử, có cốt cách nghệ sĩ. Ông phát hiện ở họ một cái gì đẹp, một lối thoát trong cuộc đời lang thang của họ. Những con người ấy tìm kiếm niềm vui cuộc đời mình trong những cuộc đi. Nguyễn Tuân dành sự thương cảm nhiều cho đôi vợ chồng lãng tử giang hồ Phó sứ Lăng và Mộng Liên cuối đời Thành Thái (Đánh thơ). Đôi chân họ đã xê dịch luôn luôn và mãi mãi. Cái chiếu bạc thả thơ của cổ nhân, họ đã trải suốt một dải Trung Kì. “Mỗi tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh”, để lại cho người “đánh thơ” bao tiếc nuối, hẹn hò, khâm phục tài thả thơ. Rồi khi qua Hoành Sơn quan, thấy cảnh đẹp, lòng sinh tình, “hai người yêu nhau giữa một vùng trời nước bao la” ngay dưới chân ải “Đệ nhất hùng quan”. Ông Phó sứ trúng gió độc đã hóa ma chết đường: “Mộ để sát ngay bên đường thiên lí”. Còn cô

Mộng Liên thì thành “người góa bụa và đang lúng túng tìm người giữ cho cây đàn” [74,101-110]. Ông cử Hai (Đèn đêm thu) cũng lại là một người có tâm hồn lãng tử. Cái tài làm đèn xẻ rãnh mỗi dịp trung thu của ông nổi tiếng khắp một vùng Kinh Bắc. Người ta vẫn nhắc mãi cái đèn “Triệt giang phò A Đẩu” của ông. Còn ông, ngay cả hình hài ông thời ấy cũng còn là chuyện bỏ qua. “Người có hoa tay, thêm được chút tâm hồn lãng tử, nên ông Cử Hai sống cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi. Người ấy thực là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh. Ông ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và bắt đầu từ việc đem ngay cái tài hoa của mình ra mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mính”. Lối sống của Cử Hai có chút màu sắc nhân sinh quan Lão - Trang, vừa của một nghệ sĩ giang hồ. “Ông Cử Hai đi dạy học, đã lấy cái việc dạy học làm một mưu hồ khẩu mà y như là đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích”. Quanh năm đi khắp “bốn tỉnh tứ chính Đông Nam Đoài Bắc”, “ngồi giảng bài chưa ấm phòng học đã quẩy khăn tráp lên đường”. Không cần học trò, phụ huynh đối xử hậu hay bạc. Trên đường xê dịch, mỏi chân thì dừng lại nơi thôn ổ, ngừng giảng kinh sách, “đề một bức châm lên lá quạt tặng bạn đồng song, để khắc chữ triện và chạm trổ một hòn đá xù xì cho thành một con thạch ấn, để dúng ngón tay trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc có hình đủ bốn thứ cây cỏ tứ hữu: cúc, trúc, lan, mai treo chơi trên vách đất quán trọ nơi ngồi dạy học”. “Cái hành tung của người nghệ sĩ không chịu sống cho người khác và hòa theo với những người xung quanh ấy, thực khó mà dò hỏi. Lùng cái dấu bàn chân của một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra ngoài mưu việc lớn, thực còn dễ hơn đuổi theo ông Cử Hai những lúc cái hứng giang hồ ở người ông nổi dậy”[74,155-160]. Dường như ông Cử Hai chính là tiền thân của chàng Bạch “thiếu quê hương”, “luôn nhớ đến những trận gió xưa cũ” đã trước bạ cuộc đời mình vào địa dư của trái đất và luôn luôn thèm đi để “hưởng cho nhiều cái bất thình lình và mọi cái không chờ đợi”[75,159-174].

Cảm hứng đặc biệt trước những con người tài hoa của Nguyễn Tuân còn thể hiện khá đậm trong truyện ngắn Ngôi mả cũ. Cụ Hồ Viễn vốn là tướng quân Cờ Đen trước đây, nay thất thế làm thầy địa lí nhưng vẫn để lại một “huyền sử” oanh liệt khiến đời sau, chị em cậu Chiêu thán phục, ngưỡng mộ. Lúc xuất quân, oai phong lẫm liệt “bên thắt lưng điều, cụ giắt hai khẩu súng. Phía bên trái là một khẩu đoản mã và phía

bên phải là một khẩu súng bát hưởng bắn một lúc những mười tám phát liền” [74,115]. Có lúc cụ lại hiện ra trong dáng vẻ một bậc nho nhã văn vẻ với “áo dài sường sám, đội mũ sường chí có quả bông đỏ, cầm quạt vào chơi dinh cụ Án” cùng đàm đạo văn chương, khen chữ quan Án “có gân có mác như chữ lá thiếp”. Cái chất tài hoa của cụ Hồ Viễn thể hiện rõ nhất ở đoạn Nguyễn Tuân kể lại một cách thán phục cảnh cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu “đánh với nhau mấy ván cờ không có quân đi, không có bàn bày, đánh cờ bằng miệng, chứ không phải đụng tay đụng quân”[74,120].

Miêu tả tỉ mỉ và dành một tình cảm trìu mến, thích thú, nhiều đồng cảm với một lớp người như Phó sứ, Cử Hai, cụ Ấm, ông Đốc, ông Nghè, cụ Thượng, cụ Hồ Viễn, Cậu Tú, người ăn mày cổ quái…trong Vang bóng một thời, không phải Nguyễn Tuân muốn nêu gương xưa để mọi người bắt chước, cũng không phải đưa ra “một hướng thoát li hấp dẫn”. Cái “tôi” tài hoa, nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở lớp người kia

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn tuân (Trang 90 - 99)