- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hộ
3.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể: - Sản xuất nông nghiệp: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện tích cực chỉ đạo và đây được xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có
năng suất cao, chất lượng tốt được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đưa vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện nông dân phát triển sản xuất. Chính vì vậy đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tiềm năng lao động, khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng đất đai, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng.
- Ngành chăn nuôi: chăn nuôi từng bước trở thành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp do ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, nhiều mô hình chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao; nhiều giống gia cầm, gia súc có năng suất, chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi và mở rộng. Mặc dù khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh và khó khăn về nguồn thức ăn nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Lập Thạch vẫn được giữ vững và phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp.
- Thủy sản: thuỷ sản ở Lập Thạch nhìn chung phát triển khá. Trong những năm gần đây, diện tích ao hồ sẵn có đã được tập trung khai thác; thâm canh được đẩy mạnh, những giống tốt có năng suất, chất lượng cao được đưa vào nuôi trồng. Để thực hiện mô hình nuôi cá kết hợp, đảm bảo diện tích nuôi trồng, huyện đã có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản theo mô hình 1 lúa - 1 cá.
- Lâm nghiệp: Vì Lập Thạch là huyện miền núi, chính vì vậy mà rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Gần như không còn diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp, rừng phục hồi nhanh do trong những năm qua, công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế đến mức thấp nhất. Ý thức của người dân về công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng cũng ngày càng được nâng cao do huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền đến người dân.
* Khu vực kinh tế công nghiệp:
Khu vực kinh tế công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể do huyện đã áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng. Việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn luôn được Đảng và chính quyền huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhiều cơ sở vật chất được tạo ra, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nhờ có các chương trình đầu tư phát triển, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.
Nhiều công trình như các trụ sở UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thuỷ lợi,…trên địa bàn huyện đã được tiến hành xây dựng mới; đồng thời cũng trong giai đoạn vừa qua mọi nguồn vốn đã được tận dụng và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông.
* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ:
Trong những năm qua, hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế. - Về thương mại: Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Yêu cầu của sản xuất và nhu cầu đời sống được đáp ứng bởi có một thị trường hàng hoá sôi động, phong phú. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.
- Hoạt động dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng. Nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá được đáp ứng do có rất nhiều các hoạt động dịch vụ vận tải: Có 2 tuyến xe buýt chạy trên địa bàn huyện đó là tuyến số 03, 06 với 30 lượt xe mỗi
tuyến đi đến mỗi ngày; nhiều tuyến xe khách chạy trên địa bàn huyện và hàng trăm xe tải lớn nhỏ hoạt động.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại (UBND huyện Lập Thạch, 2018).
3.1.2.2. Dân số và nguồn lực lao động
Dân số trung bình năm 2018 là 128.758 người, trong đó: Đô thị 13.987 người (chiếm 10,86% dân số toàn huyện), nông thôn 114.771 người (chiếm 89,14% dân số toàn huyện).
Mật độ dân số trung bình 748 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1894 người/km2), thấp nhất là xã Vân Trục (389 người/km2).
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2018 là 69.745 người chiếm 54,12% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 52.867 người chiếm 75,8%, lao động công nghiệp - xây dựng 7.925 người chiếm 11,36% còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,84% với 8.953 người (Tổng cục thống kê, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2018).