Đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 45 - 47)

- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên là 17223,08 ha, dân số trung bình năm 2018 là 128.758 người, mật độ dân số 748 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã (UBND huyện Lập Thạch, 2018), (Tổng cục thống kê, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2018).

Huyện Lập Thạch cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 20 km. Với tọa độ địa lý: 21010’ - 21030’ vĩ độ Bắc. 105030’ - 105045’ kinh độ Đông.

Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương

Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.

Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo. 3.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

* Đặc điểm địa hình:

Huyện Lập Thạch có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam và bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thuộc vùng núi thấp nhiều sông suối.

Huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng với cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Bắc Bình, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng miền núi: Bao gồm 9 xã, thị trấn (Liễn Sơn, Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Bắc Bình, TT Hoa Sơn, Hợp Lý, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa).

Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 - 300m. Tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam và đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Với những điều kiện về địa hình và đất đai đó mà tiểu vùng này thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Tiểu vùng giữa: Bao gồm 8 xã, thị trấn (thị trấn Lập Thạch, Xuân Lôi, Tiên Lữ, Tử Du, Liên Hòa, Bản Giản, Văn Quán, Đình Chu). Đặc điểm của tiểu vùng này là thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận do tiểu vùng này chiểm chủ yếu đất trồng cây hàng năm (lúa, màu).

Tiểu vùng trũng ven sông: Bao gồm 3 xã (Đồng Ích, Sơn Đông, Triệu Đề) với đặc điểm là thường bị ngập úng vào mùa mưa và đa phần là đất lúa 1 vụ do đó thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

* Địa chất khoáng sản:

Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản khác nhau như sau:

- Nhóm khoáng sản kim loại: Trên địa bàn huyện đã phát hiện nhiều khoáng sản kim loại gồm đồng, vàng, thiếc, sắt.

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: ở Văn Quán đã được thăm dò than bùn, qua đánh giá về chất lượng thì có chất đốt và có thể khai thác làm phân bón.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Một số vùng thuộc các xã Văn Quán, Triệu Đề, Xuân Lôi có trữ lượng cát sỏi bậc thềm lớn. Tuy nhiên cát sỏi ở đây không tốt như ở lòng sông, vẫn còn bị lẫn sét, bột, nên chưa được khai thác.

+ Cát sỏi loại thạch anh, silic ở lòng sông Phó Đáy có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.

+ Đá xây dựng ở Ngọc Mỹ, Quang Sơn đã và đang được khai thác.

* Khí hậu:

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa được chia rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 220C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Do nước từ các dãy núi lớn như Tam Đảo, sông Phó Đáy trút vào đồng chiêm nên có mưa nhiều vào mùa hè và thường gây úng lụt vùng trũng, nhiều khi tràn ngập ra cả các tuyến đường liên huyện, liên xã gây cô lập một số cụm dân cư tại các xã. Khí hậu vào mùa đông thì khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

* Tài nguyên đất:

Huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm đất canh tác chính, đó là:

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ tập trung ở phía Nam và giữa huyện có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phù sa tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện, ven Lập Thạch, Sông Phó Đáy, chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất đồi núi: tập trung ở phía Bắc và giữa huyện, chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên (Tổng cục thống kê, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2018).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w