- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra đối với 02 nhóm đối tượng: - Nhóm cán bộ quản lý: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện để từ đó đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong công tác này. Phỏng vấn 20 người (10 cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch và phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lập Thạch; 10 cán bộ địa chính xã, thị trấn).
- Nhóm các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đã từng thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện để
biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
Để có kết quả điều tra tốt nhất, có thể chọn khu vực nghiên cứu theo vùng như sau:
Chọn 2 xã (xã Quang Sơn – phía bắc của huyện, xã Sơn Đông – phía nam của huyện) là 2 xã có vị trí xa trung tâm huyện nhất; 2 thị trấn là trung tâm huyện (thị trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn) và 1 xã vùng ven của huyện (xã Xuân Hòa).
Chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân tại các xã, thị trấn trong khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện, tiến hành điều tra bằng các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp đối với 5 xã, thị trấn với tổng số là 100 hộ (20 hộ/xã, thị trấn).
Nội dung điều tra là các câu hỏi liên quan đến những quy định chung về công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ và sự hài lòng, ý kiến của người dân về công tác giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ trên địa bàn.