Đánh giá những thuận lợi, khó khăn thông qua ý kiến của các cán bộ quản lý trong công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 84 - 86)

- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả

2. Chất lượng, hiệu quả giải quyết các

3.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn thông qua ý kiến của các cán bộ quản lý trong công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ

b qun lý trong công tác chuyn nhượng, tng cho, tha kế QSDĐ

Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chuyển quyền sử dụng đất nói chung và công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ nói riêng thì huyện Lập Thạch có các cán bộ quản lý (bao gồm có các cán bộ tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lập Thạch, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch) đều có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Ngoài ra còn có cán bộ địa chính các xã, thị trấn cũng có trình độ từ cao đẳng trở lên) và người dân ở đây chủ yếu là thuần nông, chỉ có một số người dân ở các khu vực gần trung tâm nên tiếp cận được nhiều chính sách pháp luật nên trong công tác chuyển chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất có phần thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai có liên quan; còn lại phần lớn người dân chưa tiếp cận được nhiều chính sách pháp luật nên quá trình hướng dẫn người dân thi hành Luật đất đai gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc mua bán trao tay nhưng không thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai theo đúng quy định và không khai báo chính quyền, sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tên chủ sử dụng…. là những vấn đề tồn tại hết sức khó giải quyết trong nhiều năm qua.

Theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, người dân được lựa chọn việc công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng hoặc UBND các xã, thị trấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cán bộ của Văn phòng công chứng và cán bộ chuyên môn của UBND các xã, thị trấn còn chưa nắm bắt được hết chính sách pháp luật về đất đai cũng như những văn bản dưới luật của UBND tỉnh ban hành nên một số

trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ theo quy định dẫn đến việc giải quyết các hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ tại Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lâph Thạch không thực hiện được hoặc phải sửa chữa, bổ sung nội dung của hợp đồng, giao dịch.

Từ khi Luật đất đai 2013 ra đời, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn trong đó có huyện Lập Thạch để áp dụng và triển khai các chính sách pháp luật liên quan đến công tác chuyển quyền sử dụng đất, giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, chặt chẽ đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ.

Bên cạnh đó khi triển khai thực hiện Luật đất đai 2013 vẫn còn gặp những bất cập như: Việc cập nhật, chỉnh lý biến động không được diễn ra thường xuyên, nên khó khăn khi người sử dụng đất thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch thực hiện việc trích đo địa chính thửa đất nhưng việc trích đo địa chính thửa đất gặp rất nhiều khó khăn do có sự chênh lệch diện tích giữa diện tích thực tế đang sử dụng so với diện tích trên bản đồ, diện tích đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và trên các giấy tờ khác có liên quan.

Trong công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ cũng như các hình thức chuyển quyền khác nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung, việc nghiên cứu các văn bản pháp luật về đất đai với một hệ thống văn bản pháp luật khá nhiều và khá phức tạp, nhiều cán bộ còn chưa hiểu rõ và đầy đủ cũng như có những ý hiểu khác nhau về các quy định. Trong các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai còn có nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các quy định của các luật khác có liên quan, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn... Vì vậy việc thực hiện công tác tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ quản lý là hết sức cần thiết, đặc biệt

là đối với các cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện công tác này đó là các cán bộ thuộc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch và cán bộ địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Quá trình rà soát, kiểm tra hồ sơ gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ còn thiếu và yếu, vì vậy mà gây mất thời gian trong quá trình thực hiện.

Các phần mềm dùng để quản lý đất đai cần những phiên bản chất lượng tốt và phải được thống nhất theo hệ thống từ trên xuống dưới để thực hiện hiệu quả công việc. Để làm được điều đó thì cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý đất đai.

Do huyện Lập Thạch là một huyện miền núi. Từ cuối năm 2014, hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai một cấp được hình thành. Với khoảng cách địa lý khá xa so với trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh nên có rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện như: việc luân chuyển hồ sơ để thực hiện các thủ tục hành chính về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do chưa có cách thức vận chuyển hồ sơ phù hợp, hồ sơ từ chi nhánh Lập Thạch chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường được chuyển chủ yếu qua bưu điện hoặc cán bộ chi nhánh trực tiếp chuyển hồ sơ đi. Chính vì vậy mà thời gian thực hiện thủ tục hành chính đôi khi chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w