diễn ra thường xuyên, tuy nhiên, phần lớn là không khai báo, đăng ký tại cơ quan Nhà nước. Qua một số kết quả điều tra cho thấy hầu hết người dân đều cho rằng việc tặng cho, thừa kế QSDĐ là công việc nội bộ gia đình tặng cho nhau, tự thoả thuận với nhau và có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan nhà nước. Chính vì nguyên nhân đó đã dẫn đến nhiều tranh chấp giữa những người được tặng cho, thừa kế QSDĐ.
1.5. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng của Việt Nam, sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc so với các thành phố khác vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của vùng. Mặc dù vậy, để phát triển các ngành kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hiện nay thì việc sử dụng đất của tỉnh đang ngày một gia tăng và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành. Theo báo cáo cuối năm cuối năm 2018 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, dự án đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Lập Thạch đã được triển khai và thực hiện xong đối với 20/20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý đất đai tiếp tục được quan tâm. Công tác thu hồi đất, giao đất, bồi thường GPMB, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được triển khai lập và phê duyệt và đã được thực hiện xong trước tháng 7/2018 theo quy định của Luật Đất đai. (Sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2018).
Theo tinh thần Nghị quyết số 07/NQ-QH và Nghị quyết số 30/NQ-QH của Quốc hội, công tác chỉ đạo, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các chủ sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành đối với hầu hết các loại đất chính.
Đặc biệt có sự biến động lớn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất của tỉnh nói chung. Người dân thực hiện việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chủ yếu là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất.
1.6. Sơ lược về tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyềnsử dụng đất tại huyện Lập Thạch sử dụng đất tại huyện Lập Thạch
Huyện Lập Thạch có 20 đơn vị hành chính trong đó có 18 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 173,10 km2, huyện Lập Thạch đã được đo
đạc bản đồ địa chính đối với đất Lâm nghiệp, đất ở, đất nông nghiệp theo lưới tọa độ quốc gia với tỷ lệ 1/2000. (UBND huyện Lập Thạch, 2018)
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lập Thạch kể từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã đạt được nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển nền kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh và cần được đánh giá, làm rõ nguyên nhân, đề ra những giải pháp khắc phục để công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định và nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, công tác cấp GCNQSD đất, công tác chuyển quyền sử dụng đất trong đó có công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ trên địa bàn.
Được sự chỉ đạo của cấp trên thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ra Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành tài nguyên và môi trường. Có thể nói tình hình chuyển QSDĐ dưới hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế trên địa bàn huyện Lập Thạch diễn ra khá sôi động, thực hiện nhanh gọn, hoàn thành thủ tục và được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy mà công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lập Thạch đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Giai đoạn từ năm 2016 -2018, công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện Lập Thạch đã đạt kết quả khá cao. Nổi trội là các xã, thị trấn như: thị trấn Lập Thạch, xã Xuân Hòa, xã Sơn Đông có kết quả khá tốt. Trong đó, thị trấn Lập Thạch có số lượng hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền đạt cao nhất.
Bảng 1.1. Kết quả chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016-2018
STT Tên xã, th 1 Bắc Bình 2 Quang Sơn 3 Hợp Lý 4 Thái Hòa 5 Thị trấn Hoa Sơn 6 Liễn Sơn 7 Liên Hòa 8 Xuân Hòa 9 Tử Du 10 Ngọc Mỹ 11 Thị trấn Lập Thạch 12 Vân Trục 13 Xuân Lôi 14 Đồng Ích 15 Tiên Lữ 16 Đình Chu 17 Bàn Giản 18 Văn Quán 19 Sơn Đông 20 Triệu Đề Tổng
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch)
1.7. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Tạp chí Cộng Sản: “Công tác quản lý đất đai – những vấn đề đang đặt ra” thì quản lý nhà nước về đất đai được xem là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Và để làm được nhiệm vụ này thì cần phải đổi mới công tác quản lý nhà nước để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Tại tạp chí này đã đề cập đến những thành tựu quan trọng đạt được trong công tác quản lý đất đai, kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ sau khi
tiến hành điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai và những bất cập, tồn tại của công tác này, đồng thời cũng nêu ra những giải pháp để giải quyết hiệu quả những bất cập mới trong công tác quản lý đất đai trong thời gian tới (Phùng Văn Nghệ).
- “Quản lý nhà nước về đất đai”, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trong cuốn sách, các tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Tác giả đã làm rõ cơ sở pháp lý về hoạt động quản lý đất đai, như: Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý giám sát việc thực hiện quyền của ngườisử dụng đất; Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp đất đai. (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
- Bài nghiên cứu trao đổi “Tiếp cận giải quyết vấn đề “quyền sở hữu đất đai” ở nước ta hiện nay” trên Tạp chí cộng sản điện tử ngày 06/12/2013: Nội dung đề cập đến các vấn đề như: Chế độ sở hữu đất đai là cơ sở của mọi quan hệ về đất đai, quyền sở hữu đất đai là do người sở hữu đất đai nắm giữ, đây là quyền lợi đặc biệt không có người thứ hai và được pháp luật nhà nước bảo hộ. Chế độ sở hữu đất đai có thể chia thành hai loại lớn là chế độ công hữu đất đai và chế độ tư hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đai có thể chia nhỏ ra thành các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền định đoạt. (Trần Kim Chung, 2013)