Đánh giá kết quả chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 2018 theo các hình thức chuyển quyền

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 56 - 60)

- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả

3.2.1. Đánh giá kết quả chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 2018 theo các hình thức chuyển quyền

địa bàn huyn Lp Thch giai đon 2016 - 2018 theo các hình thc chuyn quyn

3.2.1.1. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 3.2. Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 - 2018 Năm 2016 2017 2018 Tổng

Số liệu bảng 3.2 cho thấy:

Trong giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn huyện Lập Thạch có tổng số 2.505 hồ sơ đăng ký chuyển nhượng QSDĐ, đã giải quyết xong 2.265 trường hợp, chiếm 90,42 %, còn lại 240 trường hợp chưa giải quyết xong chiếm 9,58%. Lý giải điều này là do những hồ sơ chưa giải quyết xong bởi nội dung thông tin của các giấy tờ trong hồ sơ chưa đúng theo quy định, quyền sử dụng đất đang có tranh chấp, ngoài ra một nguyên nhân nữa là do số lượng hồ sơ thực hiện chuyển nhượng QSDĐ vào cuối năm rất nhiều, liên quan đến việc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới nên có những giấy tờ phải sửa chữa, bổ sung. Năm 2018 là năm các giao dịch về đất đai trong cả nước diễn ra sôi động, trên địa bàn huyện Lập Thạch cũng vậy, năm 2018 có tới 1.028 hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Từ năm 2016 đến năm 2018, hoạt động chuyển quyền diễn ra mạnh mẽ, sôi động. Số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng dần từ 645 hồ sơ vào năm 2016, 832 hồ sơ vào năm 2017 và 1028 hồ sơ vào năm 2018. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường mới đi qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhiều vị trí đất trước đây không có nhiều giá trị sử dụng thì nay lại là những vị trí đất tiềm năng và có giá trị cao, được nhiều người quan tâm, để ý đến. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thị trường mua bán bất động sản sôi động trở lại. Chính vì vậy mà hoạt động chuyển nhượng QSDĐ được diễn ra mạnh mẽ và ngày càng nhiều hơn.

3.2.1.2. Đánh giá kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 - 2018

Các giao dịch về tặng cho quyền sử dụng đất dưới dạng chia tách đất trong gia đình diễn ra rất nhiều, nhiều nhất trong 3 hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ.

Bảng 3.3. Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 - 2018 Năm 2016 2017 2018 Tổng

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch)

Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2016 đến 2018 trên địa bàn huyện Lập Thạch được thể hiện trên bảng 3.3 cho thấy, cả 3 năm này tại địa bàn huyện Lập Thạch có tới 3.589 hồ sơ đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó số hồ sơ đã giải quyết xong là 3.260 trường hợp, chiếm 90,83 %; còn 329 trường hợp chưa giải quyết xong chiếm 9,17% chưa giải quyết được. Lý do những hồ sơ chưa giải quyết xong là do có sự chênh lệch về diện tích giữa bản đồ 299 và bản đồ địa chính mới được đo đạc xong hoặc thửa đất không đủ điều kiện để chia tách.

Các trường hợp nêu trên đều được Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch hướng dẫn để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất chưa được kê khai; thỏa thuận lại việc chia tách cho phù hợp hoặc làm thủ tục hợp thửa đất để đảm bảo đủ điều kiện chia tách thửa đất theo quy định.

Có thể nói, số lượng hồ sơ đăng ký tặng cho QSDĐ rất nhiều là do đây là một hình thức chuyển quyền QSD đất cho người khác dựa trên mối quan hệ tình cảm mà người chuyển quyền không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả. Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau, tuy nhiên cũng bao gồm cả những mối quan hệ khác ngoài quan hệ huyết thống.

Số lượng hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất nhiều hơn so với chuyển nhượng vì Nhà nước quy định những đối tượng được miễn thuế đó là giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau; còn lại các trường hợp khác khi tặng cho nhau vẫn phải chịu thuế thậm chí cao hơn rất nhiều so với thuế chuyển nhượng. Do đó những trường hợp có mối quan hệ huyết thống thuộc đối tượng được miễn thuế sẽ chọn hình thức tặng cho quyền sử dụng đất để thực hiện việc chuyển quyền SDĐ.

Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 có rất nhiều hồ sơ đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất, tương ứng là 946 hồ sơ (măm 2016), 1.087 hồ sơ (năm 2017) và 1.556 hồ sơ (năm 2018) . Điều này cho thấy hình thức tặng cho quyền sử dụng đất vẫn diễn ra rất phổ biến. Qua đó cũng chứng minh rằng sự hiểu biết của người dân về những chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai được nâng lên, nhờ có sự hiểu biết, nhận thức ngày càng cao mà những tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng được giảm đi.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w