- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả
3.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch
3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018.
Theo kết quả số liệu thống kê năm 2018 huyện Lập Thạch có tổng diện tích đất tự nhiên 17223,08 ha, phân bố ở 18 xã và 02 thị trấn. Trong đó xã có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Hoa Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 515,84 ha; xã có diện tích lớn nhất là xã Ngọc Mỹ với diện tích 1552,29 ha.
Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2018 của huyện Lập Thạch như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp là 13990,42 ha,
chiếm 81,23%
* Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là
3198,92 ha, chiếm 18,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
* Nhóm đất chưa sử dụng: Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lập Thạch năm 2018 STT Mục đích sử Tổng diện tích tự nhiên 1 Đất nông nghiệp 1.1 Đất sản xuất nông nghi 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thu 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệ
2.1 Đất ở
2.1.1 Đất ở tại nông thôn
2.1.2 Đất ở tại đô thị
2.2 Đất chuyên dùng
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.2.2 Đất quốc phòng
2.2.3 Đất an ninh
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
2.2.6 Đất có mục đích công cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.5 Đất làm nghĩa trang, ngh
nhà tang lễ, NHT
2.6 Đất song, ngòi, kênh, r
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng
2.7 Đất phi nông nghiệ
3 Đất chưa sử dụng
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng
3.3 Núi đá không có rừng cây
3.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Lập Thạch * Công tác triển khai thi hành Luật Đất đai
- UBND huyện Lập Thạch, Phòng Tài nguyên & Môi trường đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 và các thủ tục hành chính liên quan trong lĩnh vực đất đai đối với Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, Trưởng công an, trưởng các thôn dân cư của các xã, thị trấn trong toàn huyện. - Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và toàn bộ hệ thống đài truyền thanh của các xã, thị trấn với chuyên mục: " Toàn dân với Luật Đất Đai " phát liên tục với thời lượng mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 60 phút.
* Công tác quản lý địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Toàn bộ ranh giới hành chính của huyện đã được rà soát cụ thể theo từng tuyến theo đúng Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Việc xác nhận các tuyến địa giới trên thực địa được xác nhận bằng các mốc ranh giới và các điểm đặc trưng được đo đạc định vị bằng máy GPS theo toạ độ nhà nước và có thống kê toạ độ chi tiết.
Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện, xây dựng bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/50.000. Trên thực địa đường địa giới hành chính chủ yếu chạy theo sống núi, sông suối, mương, đường bờ ruộng, trên đó cắm các mốc địa giới: 01 mốc cấp tỉnh, 04 mốc địa giới hành chính cấp huyện và 30 mốc địa giới hành chính cấp xã.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 17223,08 ha (UBND huyện Lập Thạch, 2018).
* Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đã quan tâm đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ Về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Lập Thạch, chính vì vậy đã hạn chế tối đa việc việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, bổ sung phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện và các xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt được công khai theo quy định của pháp luật. Một số xã, trên địa bàn huyện đã thực hiện công khai việc giới thiệu địa điểm đầu tư, các quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hướng xây dựng môi trường minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận quỹ đất cho đầu tư.
- Việc sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị, các dự án sử dụng đất trên địa bàn được thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý dứt điểm tình trạng “Dự án treo” đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất hiện có. Để phù hợp với điều kiện thực tế nhu cầu đất ở các xã, thị trấn, việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch đất ở nông thôn được quan tâm thực hiện, thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo đảm các quyết định giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt (Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lập Thạch, 2018).
* Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường GPMB và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện được thực
hiện đúng pháp luật; UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và 02 thị trấn Lập Thạch và Hoa Sơn; Quyết định phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011 – 2020 cho 18/18 xã.
Những tồn tại về đất đai đã được UBND huyện Lập Thạch chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ giải quyết, tiếp tục thực hiện chính sách chi trả đất dịch vụ cho người dân, đến nay đã giao đất cho phần lớn các hộ được thụ hưởng đất dịch vụ trên địa bàn huyện.
* Công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất
Nhìn chung trên địa bàn huyện, công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu theo thẩm quyền đã cơ bản hoàn thành theo đúng tinh thần Nghị quyết số 30/2012 của Quốc hội và UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau: Đất nông nghiệp, đến nay đã hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch với 27.475 giấy, với tổng diện tích 7.412,5 ha; đất lâm nghiệp đã cấp được 5.516 giấy với tổng diện tích 3.198,62 ha so với chỉ tiêu số giấy chứng nhận cần cấp đạt 90,08%, so với chi tiêu diện tích cần cấp đạt 97,15 %; đất ở đã cấp được 34.172 giấy với tổng diện tích 587,52 ha so với chỉ tiêu số giấy chứng nhận cần cấp đạt 98,73%, so với chỉ tiêu diện tích cần cấp đạt 98,07 %. Diện tích đất ở, đất nông nghiệp trên được cấp trên cơ sở bản đồ giải thửa 299 và trích đo địa chính thửa đất. Diện tích đất lâm nghiệp trên được cấp trên cơ sở bản đồ địa chính mới đo vẽ tỷ lệ 1/2000.
Năm 2018 đã hoàn thiện việc đo đạc bản đồ địa chính ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Văn phòng đăng ký đất đai, UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, rà soát và thực hiện cấp đổi GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển sang mẫu giấy CNQSDĐ mới, chỉnh lý biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Lập Thạch tiến hành kiểm tra, rà soát và thực hiện việc đăng ký cấp giấy đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật đất đai, UBND huyện Lập Thạch đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm chỉnh công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kỳ (5 năm một lần) và đạt kết quả tốt.
Tính đến thời điểm điều tra, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện đã được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu theo quy định; công tác thống kê đất đai năm 2016, 2017, 2018 cũng đã tổng hợp số liệu toàn huyện báo cáo sở Tài nguyên và Môi trường đúng tiến độ đề ra.
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đã được UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng do vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn.
Việc thi hành pháp luật về đất đai thường xuyên được tổ chức kiểm tra, đặc biệt là đối với việc sử dụng đất của các dự án đầu tư; đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước được giao đất.
* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai được tăng cường, đẩy mạnh. Các đơn thư tồn đọng được giải quyết dứt điểm kịp thời đơn thư theo đúng quy định của pháp luật, góp phần ổn định an ninh chính trị trị địa phương.
Chủ tịch UBND huyện, chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện việc duy trì tiếp công dân 2 ngày/tháng (vào ngày mùng 10 và 20 hàng tháng) để trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật; đồng thời khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; việc tổ chức hòa giải, đối thoại giữa người có đơn thư với cơ quan hoặc người có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại được coi trọng; ngày một hoàn thiện hơn công tác tiếp dân, hướng dẫn đầy đủ các quy định của pháp luật cho người có đơn thư hoặc những người đến trình bày, khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân; số điện thoại, hòm thư được công bố công khai để tiếp nhận các phát hiện, kiến nghị của công dân.
Áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp đơn thư khiếu nại đã được các cơ quan hành chính hoặc Toà án nhân dân giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn không chấp hành và có hành vi kích động, gây mất trật tự công cộng.
3.2. Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sửdụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 – 2018