KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 90 - 92)

- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả

2. Chất lượng, hiệu quả giải quyết các

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sau quá trình thu thập và phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

*) Kết quả công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016- 2018 tại khu vựcnghiên cứu theo số liệu thứ cấp cho thấy:

- Thứ tự số hồ sơ theo hình thức: Tặng cho 3589 hồ sơ -> Chuyển nhượng 2505 hồ sơ -> Thừa kế 1490 hồ sơ.

- Thứ tự số hồ sơ theo các năm: Năm 2018 là 3225 hồ sơ -> Năm 2017 là 2297 hồ sơ -> Năm 2016 là 2062 hồ sơ.

- Thứ tự số hồ sơ theo loại đất: đất phi nông nghiệp 4927 hồ sơ -> Đất nông nghiệp 2657 hồ sơ.

*) Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của cán bộ quản lý và người dân cho thấy:

Tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi trong các phiếu phỏng vấn khá cao. So với nhóm người dân thì nhóm cán bộ quản lý có sự hiểu biết cao hơn. Trong đó, sự hiểu biết của người dân khu vực trung tâm cao hơn sự hiểu biết của người dân khu vực xa trung tâm.

*) Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất:

Trình tự, thủ tục liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất được quy định rõ ràng, cụ thể, thời gian giải quyết phù hợp với người dân.

Tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng người dân tự ý chuyển QSDĐ cho nhau mà không thực hiện việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải pháp

đưa ra cho các nhà quản lý là bằng cách nào để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chuyển quyền sử dụng đất nói chung và công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng; làm sao để pháp luật có thể đi vào đời sống nhân dân một cách tự nhiên nhất, giúp họ có tinh thần tự giác thực hiện pháp luật, có như vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai mới có hiệu quả.

2. Đề nghị

Để thúc đẩy hơn nữa công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ trên địa bàn huyện Lập Thạch cần có những biện pháp cụ thể trong thời gian tới như sau:

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn đến từng địa phương một cách kịp thời và theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình của từng địa phương. Bên cạnh đó phải đưa ra những biện pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính tại thời điểm thực hiện các thủ tục hành chính;

+ Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ; cập nhật những phần mềm, ứng dụng mới, hiện đại để phục vụ có hiệu quả hơn nữa các công việc liên quan đến công tác quản lý đất đai nói chung cũng như công tác chuyển quyền SDĐ nói riêng.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nói chung và những quy định của pháp luật về chuyển QSDĐ nói riêng đến người dân một cách sâu rộng và có hiệu quả, nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và trình độ của người dân. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống thanh tra kiểm tra giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực đất đai, tránh để xảy ra tình trạng quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham ô, tham nhũng với cán bộ quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp thực hiện chuyên môn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w